Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà (4 mẫu) | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 1

Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Mobitool sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: “nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” – có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.
  • Tác phẩm Người lái đò sông Đà: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.
  • Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

II. Thân bài

1. Sông Đà hung bạo

– Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”.

– Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở quãng Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

  • Từ xa, âm thanh thác đá “còn xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
  • Đến gần, đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
  • Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gợi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

=> Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái – “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”.

2. Sông Đà trữ tình

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

  • “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình… đốt nương xuân”
  • Nước sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

  • Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
  • Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

  • Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
  • Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

=> Sông Đà trữ tình như một cố nhân.

– Như vậy: Hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

III. Kết bài

– Nội dung: Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

– Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây dựng hình tượng thành công.

Xem thêm Phân tích hình tượng con sông Đà 

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 2

I. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà.
  • Dẫn dắt giới thiệu về hình tượng con sông Đà với hai nét đẹp tiêu biểu: hung bạo và trữ tình.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

– “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân.

– Tác phẩm là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

2. Phân tích

a. Sông Đà hung bạo

– Vách đá sông Đà “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp:

  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời…”
  • Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách
  • “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

=> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng.

– Thác nước sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt”. Hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.

– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”. Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

– Âm thanh thác nước sông Đà:

  • Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.
  • Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông.
READ  Ví Airpay là gì? Cách đăng ký Airpay đơn giản, nhanh chóng

– Đặc biệt nhất là thạch trận sông Đà: Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Với ba trùng vi thạch trận đều vô cùng nguy hiểm.

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”.

b. Sông Đà trữ tình

– Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”.

– Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:

  • “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”.
  • Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.

– Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: Lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”.

– Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa lặng tờ như từ Lí, đời Trần, đời Lê…”

=> Sông Đà hiện lên với nét đẹp thơ mộng.

III. Kết bài

Cảm nhận về vẻ đẹp của con sông Đà, tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem thêm Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 3

I. Mở bài

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà và hình tượng con sông Đà: Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Bài tuỳ bút có chất văn độc đáo, mới lạ được sáng tạo nên từ ngòi bút tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng con sông Đà hiện lên với những vẻ đẹp đối lập.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp hung bạo

– Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác đá mà còn có “đá bờ sông, dựng vách thành”, có “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”.

– Thác nước sông Đà: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…”

– Thạch trận sông Đà: đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”… Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận.

=> Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, kẻ thù số một của con người.

2. Vẻ đẹp trữ tình

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

  • “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.
  • Nước sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

  • Niềm vui khi bắt gặp dòng sông: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
  • Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

  • Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
  • Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

=> Sông Đà mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

III. Kết bài

Khái quát lại về con sông Đà cũng như nêu cảm nhận chung về hình ảnh sông Đà qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân: Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh con sông Đà hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc về hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng.

Xem thêm Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà 

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 4

I. Mở bài

– Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, nội dung của tác phẩm Người lái đò sông Đà.

– Giới thiệu về hình tượng con sông Đà với hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp hung bạo

– Bờ sông:

  • “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng.
  • Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.
  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.
  • Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

=> Trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.

– Ghềnh:

  • ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”.
  • Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.
  • Được miêu tả như những kẻ sẵn sàng đòi nợ

=> Nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm mà con người không thể nào lường trước được.

– Hút nước:

  • Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.
  • Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
  • “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.

– Thác nước:

  • Tiếng thác nghe như là “oán trách”, nghe như là “van xin”, “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”.
  • “Thế rồi nó rống lên… ”,so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.

– Đá sông Đà:

  • “cả một chân trời đá”
  • từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
  • Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.

2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà 

– Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.

– Không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

– Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

READ  MOSFET là gì ? Cấu tạo , các loại và hoạt động của nó

III. Kết bài

Cảm nhận chung về hình ảnh con sông Đà.

Xem thêm Phân tích bài Người lái đò sông Đà 

Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Mobitool sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: “nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” – có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.
  • Tác phẩm Người lái đò sông Đà: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.
  • Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

II. Thân bài

1. Sông Đà hung bạo

– Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”.

– Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở quãng Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

  • Từ xa, âm thanh thác đá “còn xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
  • Đến gần, đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
  • Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gợi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

=> Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái – “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”.

2. Sông Đà trữ tình

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

  • “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình… đốt nương xuân”
  • Nước sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

  • Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
  • Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

  • Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
  • Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

=> Sông Đà trữ tình như một cố nhân.

– Như vậy: Hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

III. Kết bài

– Nội dung: Tác phẩm là áng văn đẹp được tạo nên từ tình yêu đất nước của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

– Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây dựng hình tượng thành công.

Xem thêm Phân tích hình tượng con sông Đà 

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 2

I. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà.
  • Dẫn dắt giới thiệu về hình tượng con sông Đà với hai nét đẹp tiêu biểu: hung bạo và trữ tình.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

– “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân.

– Tác phẩm là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

2. Phân tích

a. Sông Đà hung bạo

– Vách đá sông Đà “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp:

  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời…”
  • Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách
  • “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

=> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng.

– Thác nước sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt”. Hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.

– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”. Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

– Âm thanh thác nước sông Đà:

  • Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.
  • Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông.

– Đặc biệt nhất là thạch trận sông Đà: Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Với ba trùng vi thạch trận đều vô cùng nguy hiểm.

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”.

READ  Hình nền 3D cực đẹp | Vuidulich.vn

b. Sông Đà trữ tình

– Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”.

– Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:

  • “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”.
  • Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ.

– Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: Lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”.

– Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa lặng tờ như từ Lí, đời Trần, đời Lê…”

=> Sông Đà hiện lên với nét đẹp thơ mộng.

III. Kết bài

Cảm nhận về vẻ đẹp của con sông Đà, tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem thêm Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 3

I. Mở bài

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà và hình tượng con sông Đà: Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Bài tuỳ bút có chất văn độc đáo, mới lạ được sáng tạo nên từ ngòi bút tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng con sông Đà hiện lên với những vẻ đẹp đối lập.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp hung bạo

– Hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác đá mà còn có “đá bờ sông, dựng vách thành”, có “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”.

– Thác nước sông Đà: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo…”

– Thạch trận sông Đà: đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”… Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận.

=> Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, kẻ thù số một của con người.

2. Vẻ đẹp trữ tình

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

  • “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.
  • Nước sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

  • Niềm vui khi bắt gặp dòng sông: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.
  • Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

  • Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
  • Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

=> Sông Đà mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

III. Kết bài

Khái quát lại về con sông Đà cũng như nêu cảm nhận chung về hình ảnh sông Đà qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân: Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh con sông Đà hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Tác phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc về hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng.

Xem thêm Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà 

Dàn ý phân tích hình tượng con sông Đà – Mẫu 4

I. Mở bài

– Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, nội dung của tác phẩm Người lái đò sông Đà.

– Giới thiệu về hình tượng con sông Đà với hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp hung bạo

– Bờ sông:

  • “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng.
  • Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.
  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.
  • Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

=> Trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.

– Ghềnh:

  • ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”.
  • Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.
  • Được miêu tả như những kẻ sẵn sàng đòi nợ

=> Nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm mà con người không thể nào lường trước được.

– Hút nước:

  • Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.
  • Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
  • “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.

– Thác nước:

  • Tiếng thác nghe như là “oán trách”, nghe như là “van xin”, “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”.
  • “Thế rồi nó rống lên… ”,so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.

– Đá sông Đà:

  • “cả một chân trời đá”
  • từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
  • Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.

2. Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà 

– Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.

– Không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

– Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”. So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về hình ảnh con sông Đà.

Xem thêm Phân tích bài Người lái đò sông Đà 

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply