Or you want a quick look: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 1
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết về tình yêu. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Mobitool sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 1
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ với những khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường. Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh viết về đề tài tình yêu. Khi đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với khổ thơ 3 và 4:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Người phụ nữ trong tình yêu luôn trăn trở, suy nghĩ. Điệp từ “em nghĩ” đã cho thấy điều đó. “Em” khi đứng trước đại dương mênh mông có những suy nghĩ về anh, em và về biển lớn. Em tự hỏi lòng mình “Sóng bắt đầu từ đâu”. Câu hỏi được đặt ra đã tự có được câu trả lời cho riêng mình: Sóng bắt đầu từ những cơn gió – một cách lý giải rất thực tế. Nhưng nỗi băn khoăn của em vẫn không dừng lại: “Gió bắt đầu từ đâu?” thì lại không có câu trả lời.
Cũng giống như tình yêu bắt nguồn từ lúc nào thì làm sao có được câu trả lời chính xác. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng bộc lộ:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(Vì sao?)
Trở lại với Sóng của Xuân Quỳnh, con sóng ở đây tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Em “khát khao” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Hai câu thơ cuối của cùng: “Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau” giống như một cái lắc đầu nũng nịu của người con gái. Thế mới thấy được trong tình yêu, người con gái trở nên dịu dàng và đáng yêu biết chừng nào.
Như vậy, hai khổ thơ trên đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ “Sóng”. Lí giải về nguồn gốc của tình yêu, Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật tinh tế.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 2
Một trong những bài thơ viết về tình yêu nổi tiếng của Xuân Quỳnh đó là “Sóng”. Đến với khổ thơ 3 và 4, nhà thơ đã lý giải cho người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Đứng trước muôn trùng sóng bể, nhân vật “em” có thật nhiều suy tư. Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ – cụm từ “em nghĩ” gợi ra những trăn trở trong trái tim người phụ nữ. Đó là suy tư về em, về anh hay về biển lớn. Để rồi cuối cùng, suy tư đó bộc lộ thành câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”.
Những câu hỏi nối tiếp nhau giống như những con sóng lòng khiến cho người con gái không khỏi trăn trở:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là cách lý giải hợp theo quy luật của tự nhiên. Nhưng gió bắt đầu từ đâu thì lại thật khó để trả lời. Cũng giống như tình yêu bắt đầu từ khi nào vậy. Người con gái cũng không thể xác định được từ khi nào anh và em yêu nhau. Hình ảnh em hiện lên với cái lắc đầu ngượng ngùng nũng nịu nhưng đầy hạnh phúc. Nguồn gốc của tình yêu dường như đã trở thành điều bí ẩn từ ngàn đời nay. Cũng giống như ông hoàng Xuân Diệu từng nói: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”.
Qua hai khổ thơ trên, người đọc đã thấy được sự tinh tế, sâu sắc của người con gái trong tình yêu. Bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ không thể không yêu thích bài thơ này.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 3
Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu. Các tác phẩm của chị chủ yếu viết về tình yêu với những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Trong đó, “Sóng” có lẽ là bài thơ hay nhất. Đến với hai khổ thơ 3 và 4, Xuân Quỳnh muốn lý giải cho người đọc về nguồn gốc của tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức về bản thân, về người mình yêu và “biển lớn” tình yêu. Với câu hỏi đầy trăn trở: “Từ nơi nào sóng lên”. Điệp ngữ: “Em nghĩ về” kết hợp với câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” khiến giọng thơ trở nên nồng nàn, say đắm.
Khổ thơ tiếp theo chính là lời lý giải cho câu hỏi của “em”:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là câu trả lời theo đúng quy luật của tự nhiên. Nhưng đến câu hỏi tiếp theo “Gió bắt đầu từ đâu” lại thật khó để trả lời. Hai câu thơ cuối gợi ra một cái lắc đầu thật đáng yêu. Tình yêu bắt đầu từ khi em cũng không biết nữa. Đó là tâm trạng của em hay cũng chính là của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu.
Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của chị đã bộc lộ những khát vọng say đắm rạo rực, cũng như những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Chỉ với hai khổ thơ nhưng Xuân Quỳnh đã giúp người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết về tình yêu. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Mobitool sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 1
Xuân Quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ với những khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường. Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh viết về đề tài tình yêu. Khi đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với khổ thơ 3 và 4:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Người phụ nữ trong tình yêu luôn trăn trở, suy nghĩ. Điệp từ “em nghĩ” đã cho thấy điều đó. “Em” khi đứng trước đại dương mênh mông có những suy nghĩ về anh, em và về biển lớn. Em tự hỏi lòng mình “Sóng bắt đầu từ đâu”. Câu hỏi được đặt ra đã tự có được câu trả lời cho riêng mình: Sóng bắt đầu từ những cơn gió – một cách lý giải rất thực tế. Nhưng nỗi băn khoăn của em vẫn không dừng lại: “Gió bắt đầu từ đâu?” thì lại không có câu trả lời.
Cũng giống như tình yêu bắt nguồn từ lúc nào thì làm sao có được câu trả lời chính xác. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng bộc lộ:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(Vì sao?)
Trở lại với Sóng của Xuân Quỳnh, con sóng ở đây tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Em “khát khao” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Hai câu thơ cuối của cùng: “Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau” giống như một cái lắc đầu nũng nịu của người con gái. Thế mới thấy được trong tình yêu, người con gái trở nên dịu dàng và đáng yêu biết chừng nào.
Như vậy, hai khổ thơ trên đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ “Sóng”. Lí giải về nguồn gốc của tình yêu, Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật tinh tế.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 2
Một trong những bài thơ viết về tình yêu nổi tiếng của Xuân Quỳnh đó là “Sóng”. Đến với khổ thơ 3 và 4, nhà thơ đã lý giải cho người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Đứng trước muôn trùng sóng bể, nhân vật “em” có thật nhiều suy tư. Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ – cụm từ “em nghĩ” gợi ra những trăn trở trong trái tim người phụ nữ. Đó là suy tư về em, về anh hay về biển lớn. Để rồi cuối cùng, suy tư đó bộc lộ thành câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”.
Những câu hỏi nối tiếp nhau giống như những con sóng lòng khiến cho người con gái không khỏi trăn trở:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là cách lý giải hợp theo quy luật của tự nhiên. Nhưng gió bắt đầu từ đâu thì lại thật khó để trả lời. Cũng giống như tình yêu bắt đầu từ khi nào vậy. Người con gái cũng không thể xác định được từ khi nào anh và em yêu nhau. Hình ảnh em hiện lên với cái lắc đầu ngượng ngùng nũng nịu nhưng đầy hạnh phúc. Nguồn gốc của tình yêu dường như đã trở thành điều bí ẩn từ ngàn đời nay. Cũng giống như ông hoàng Xuân Diệu từng nói: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”.
Qua hai khổ thơ trên, người đọc đã thấy được sự tinh tế, sâu sắc của người con gái trong tình yêu. Bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ không thể không yêu thích bài thơ này.
Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Mẫu 3
Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu. Các tác phẩm của chị chủ yếu viết về tình yêu với những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Trong đó, “Sóng” có lẽ là bài thơ hay nhất. Đến với hai khổ thơ 3 và 4, Xuân Quỳnh muốn lý giải cho người đọc về nguồn gốc của tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức về bản thân, về người mình yêu và “biển lớn” tình yêu. Với câu hỏi đầy trăn trở: “Từ nơi nào sóng lên”. Điệp ngữ: “Em nghĩ về” kết hợp với câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” khiến giọng thơ trở nên nồng nàn, say đắm.
Khổ thơ tiếp theo chính là lời lý giải cho câu hỏi của “em”:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Sóng bắt đầu từ những ngọn gió – đó là câu trả lời theo đúng quy luật của tự nhiên. Nhưng đến câu hỏi tiếp theo “Gió bắt đầu từ đâu” lại thật khó để trả lời. Hai câu thơ cuối gợi ra một cái lắc đầu thật đáng yêu. Tình yêu bắt đầu từ khi em cũng không biết nữa. Đó là tâm trạng của em hay cũng chính là của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu.
Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của chị đã bộc lộ những khát vọng say đắm rạo rực, cũng như những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Chỉ với hai khổ thơ nhưng Xuân Quỳnh đã giúp người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu.