Cảm nhận hình ảnh Rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu hay nhất, giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý khi viết văn.
Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nảy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”… “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Rừng xà nu là biểu tượng cho con người về đời sống, số phận và phẩm cách của con người – các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.
Đề bài: Cảm nhận hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm (truyện ngắn Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Dàn ý hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm
a. Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm.
b. Phân tích hình ảnh Rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc truyện.
b1. Hình ảnh rừng xà nu mở đầu truyện:
* Tả thực: Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên, mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt.
– Mở đầu tác phẩm là cánh rừng xà nu trong tầm đại bác của giặc, chúng bắn đã thành lệ mỗi ngày hai lần, hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, NN đã dựng lên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của diệt vong. Vậy, liệu cây xà nu bị tàn phá như thế có bị diệt vong hay không?
– Không. Vì cây xà nu có sức sống mãnh liệt mà không đại bác nào có thể huỷ diệt được (cạnh một cây ngã gục có 4,5 cây con mọc lên hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng;…)
* Nghĩa biểu tượng:
– Cánh rừng xà nu bị tàn phá dưới tầm đại bác của giặc trở thành biểu tượng cho đau thương của những con người ở làng Xô Man. (Những con người sống dưới tầm đại bác, cũng như xà nu thân thể và trái tim anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, dân làng sống trong sự lùng sục của bọn thằng Dục, Tnú bị giặc bắt và tra tấn,. ..)
– Cây xà nu còn biểu tượng cho sức sống bất diệt và những phẩm chất cao đẹp của người dân làng Xô Man.
+ Sức sống bất diệt: Sức sống bất diệt của cây xà nu có ý nghĩa biểu tượng cho sức sống bất diệt của những người ở làng Xô Man. Tác giả miêu tả 3 lứa cây xà nu tiêu biểu cho 3 thế hệ người dân làng Xô Man
- Cụ Mết có bộ ngực “căng như một cây xà nu lớn”, tay “sần sùi như vỏ cây xà nu”. Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu.
- Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại bác nào giết nổi.
- Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghị lực phi thường cũng giống như cây xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời.
- Cậu bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ đi trước truyền cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa”.
+ Phẩm chất cao đẹp: Cây xà nu trở thành biểu tượng cho lòng yêu tự do (cũng như cây xà nu phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh mặt trời) ; tình yêu thương đoàn kết, sức mạnh của Tây Nguyên (cũng như các cây xà nu tập hợp thành rừng, bảo vệ, che chở cho nhau)
=> Rừng xà nu mang nghĩa biểu tượng cho: Con người ở làng Xô Man hẻo lánh, cho Tây Nguyên, cho cả miền Nam, cho cả dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc tuy đau thương nhưng quyết tâm làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.
Tóm lại: Ở đoạn mở đầu ấn tượng còn lưu lại trong lòng người đọc là sức sống bất diệt của cây xà nu, đó cũng là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Nguyên Ngọc khi viết về hình ảnh cây xà nu.
b 2. Hình ảnh rừng xà nu kết thúc truyện:
Đưa tiễn Tnu ra đi sau một đêm về thăm làng, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. “Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”
Như vậy, kết thúc tác phẩm cũng là sức sống bất diệc của cây xà nu với hình ảnh “rừng xà nu nối tiếp chạy tới chân trời”.
Tóm lại: trong truyện Rừng xà nu, cách thức mở đầu và kết thúc giống nhau nhằm nhấn mạnh đến sức sống của cây xà nu biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người VN nói chung trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Liên hệ đến cách thức mở đầu và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:
Mở đầu truyện ngắn Chí Phèo là hình ảnh cái lò gạch cũ, vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng. Đến cuối tác phẩm, lúc Chí Phèo tự sát, thị Nở nhìn ngay xuống bụng thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…
Cách thức mở đầu và kết thúc như vậy gợi ra sự quẩn quanh bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.
d. Tổng kết:
Hoàn cảnh lịch sử xã hội chi phối rất lớn đến nội dung sáng tác của nhà văn Rừng xà nu ra đời sau 1945 (cụ thể là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ) với đường lối lãnh đạo của Đảng, niềm tin của nhân dân nên dù có đau thương mất mát thì người ta vẫn tin vào sự tất thắng của cách mạng
Hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Chẳng biết từ bao giờ, mảnh đất xứ người đã trở thành quê hương thứ hai của bao người xa quê. Quang Dũng đã từng lưu luyến với mảnh đất Tây Bắc với những con người nồng hậu, Tố Hữu cũng vấn vương trước cuộc chia tay lưu luyến với người dân Việt Bắc. Và đến với Nguyễn Trung Thành, ta lại thấy một cảm giác gắn bó máu thịt của ông với mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Đọc “Rừng xà nu”, ta không chỉ thấy tình cảm sâu đậm của ông với con người Tây Nguyên mà còn thấy sự gắn bó và tình yêu của ông với núi rừng. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà hai chi tiết đầu và cuối tác phẩm “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” và “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” như một bức tranh thu nhỏ cứ vấn vương mãi trong lòng người đọc.
Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên để rồi từ đó, những tác phẩm có tiếng vang ra đời như tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. “Rừng xà nu” được viết năm 1965, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng chống đế quốc Mĩ. Tác phẩm là câu chuyện về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng bên cạnh đó là hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận mà hai chi tiết trên đã góp phần thể hiện rõ điều đó.
Trước hết ta cần hiểu “chi tiết” là những tiểu tiết có trong tác phẩm thể hiện tư tưởng của truyện. Chi tiết cũng có thể là những yếu tố nhỏ của tác phẩm nhưng thể hiện được tính cách của nhân vật, bản chất của vấn đề. Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật…góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hai chi tiết đầu và cuối trong tác phẩm “Rừng xà nu” đều là hai chi tiết có chung nội dung là miêu tả vẻ đẹp bất tận của cánh rừng xà nu nhưng được đặt ở hai vị trí khác nhau, phải chăng dụng ý nghệ thuật của hai chi tiết cũng khác nhau?
Mở đầu tác phẩm là bức tranh miêu tả cánh rừng xà nu giữa mưa bom bão đạn vẫn có sức sống kiên cường mạnh mẽ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Nguyễn Trung Thành đã nói về sức sống ấy bằng một chi tiết có sức khái quát cao “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Trong bức tranh ấy có cả cái đau thương của “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”, có cả “những cây vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đại bác chặt đứt làm đôi”. Nhưng ở đó lại có cả những cây với “những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” và những cây mới mọc “ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời ấy mở ra một khoảng không gian rộng lớn với những cánh rừng xà nu cứ liên tiếp nhau trải dài. Trong thực tế cây xà nu có sức sống mãnh liệt và thường mọc thành rừng nên với Nguyễn Trung Thành, cho dù bom đạn có dội xuống, có tàn phá thì những cây xà nu ấy cứ mãi vươn lên, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
Khép lại tác phẩm, nhà văn không dùng hình ảnh người anh hùng Tnú giết giết chết tên giặc trong đồn địch hay ánh lửa đỏ rực trong đêm đồng khởi. Nguyễn Trung Thành kết lại câu chuyện bằng hình ảnh của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc vĩ thanh cứ ngân vang trong lòng người đọc. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường tham gia lực lượng giải phóng. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa, lúc này cánh rừng xà nu không được miêu tả trực tiếp từ cái nhìn của tác giả mà được khắc họa qua cái nhìn của các nhân vật. “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Chi tiết cuối ấy như được mở cả về chiều rộng và về chiều sâu. Là một bức tranh thiên nhiên nhưng nó không mang một khoảng không gian nhất định. Không phải “hết tầm mắt”- không phải chỉ dừng lại ở cái hữu hạn trong khả năng của con người mà là “hút tầm mắt” nghĩa là bức tranh ấy không chỉ bao la về bề rộng mà còn thăm thẳm về bề sâu, bề xa của nó. Không còn dừng lại ở “những đồi xà nu” mà là “những rừng xà nu”. Không gian được mở rộng, trải dài vô tận.
Hai chi tiết được đặt ở đầu và cuối tác phẩm tạo nên một kết cấu chặt chẽ, đầu cuối tương ứng. Kiểu kết cấu này ta cũng đã từng bắt gặp trong “Chí Phèo” của Nam Cao. Nếu như trong “Chí Phèo” hình ảnh về một lò gạch bỏ hoang gợi ra nhiều ám ảnh day dứt người đọc về sự quẩn quanh bế tắc của người nông dân thì hai chi tiết trong tác phẩm “Rừng xà nu” lại mang đầy sức gợi mở. Đầu tác phẩm rừng xà nu gợi ra câu chuyện của cuộc đời, con người trong chiến đấu, kết thúc tác phẩm rừng xà nu kết lại câu chuyện nhưng là kết lại đau thương và mở ra khung cảnh mới- khung cảnh ngập tràn sắc xanh của sức sống bất diệt.
Hình tượng rừng xà nu xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm còn góp phần khắc họa hình tượng rừng xà nu xuyên suốt tác phẩm. Trước hết nó mang nét đặc trưng của con người Tây Nguyên, gắn bó với đời sống của dân làng, nó có mặt trong mọi sinh hoạt hàng ngày, có mặt trong công cuộc chiến đấu. Đó còn là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương mất mát cũng như sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên. Hình ảnh xà nu ngày càng bát tận hơn ở chi tiết cuối ấy như để khẳng định cánh rừng xà nu kia dù phải chịu bao sự tàn phá của kẻ thù thì vẫn cứ mãi vươn lên. Và đó cũng chính là sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, bao người đã hi sinh và thế hệ sau lại nối tiếp. Nếu như ở chi tiết đầu là “những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời” như sự tập hợp của nhiều cá thể làm nên sức mạnh của tập thể thì chi tiết ở cuối tác phẩm lại là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – là sự tập hợp của một khối đoàn kết, cũng có thể hiểu đây là sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, những thế hệ sau càng đi xa hơn thế hệ trước.Trong tác phẩm đó là sự tiếp nối của những con người trên mảnh đất Tây Nguyên. Thế hệ đi trước như cụ Mết rồi đến anh Quyết, Tnú và Mai và thế hệ nối tiếp là Dít và bé Heng. Như vậy chi tiết cuối của tác phẩm đã mang ý nghĩa khái quát sâu xa hơn, như một khúc vĩ thanh ca ngợi vẻ đẹp bất tận, sức sống bất diệt của cả thiên nhiên và con người giống như:
“Một cây đổ cả rừng cây lại mọc
Người với người đã mấy vạn mùa xuân.”
Nguyễn Trung Thành.
Một ý nghĩa khác mà hai chi tiết mang lại trong hai tác phẩm là không khí Tây Nguyên đậm đà. Hình ảnh cây xà nu ấy đã mang lại nét đặc trưng riêng cho mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nói đến mỗi vùng đất, ta thường nghĩ ngay đến những nét riêng. Những người dân ở Phú Thọ người ta thường tự hào về cây cọ “xòe ô che nắng” ở quê mình, người dân Bến Tre thì tự hào bởi những trái dừa mát lịm thì với người dân Tây Nguyên, bên cạnh cây Kơnia, người ta còn nhắc đến những cánh rừng xà nu xanh tốt. Cây xà nu mang đậm phong vị Tây Nguyên nó cứ hiện lên trên trang văn của Nguyễn Trung Thành ngày càng rõ nét, chân thực như mang chính hơi thở của mảnh đất này.
Như vậy, mở đầu là hình ảnh cây xà nu trong bom đạn nhưng bạt ngàn màu xanh bất diệt. Kết lại tác phẩm cũng là màu xanh trải dài của những cánh rừng xà nu trải dài của những cánh rừng xà nu nối tiếp tới chân trời. Có thể nói hai chi tiết đã gửi đến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về khung cảnh rừng xà nu bạt ngàn bất tận. Hơn mười lần hình ảnh cây xà nu được nhắc đến trong tác phẩm đủ để minh chứng mối quan hệ mật thiết giữa rừng xà nu và cuộc sống con người. Phải chăng tình cảm mà tác giả gửi gắm qua hình ảnh cây xà nu cũng chính là niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Nguyên?
Viết về cánh rừng xà nu nói chung với hai chi tiết này nói riêng, Nguyễn Trung thành đã sử dụng bút pháp của khuynh hướng sử thi. Nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trên mảnh đất Tây Nguyên anh hùng.Nó gợi ra vẻ đẹp của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.
Hai chi tiết được nhắc đến thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. “Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng, của con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý : Người cầm bút có biệt tài, có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Phải chăng Nguyễn Trung Thành cũng đã tìm thấy cái khoảnh khắc ý nghĩa ấy khi ông miêu tả những cánh rừng xà nu cứ mãi nối tiếp nhau chạy đến chân trời.
Cảm nhận hình ảnh Rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu hay nhất, giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý khi viết văn.
Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nảy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”… “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Rừng xà nu là biểu tượng cho con người về đời sống, số phận và phẩm cách của con người – các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.
Đề bài: Cảm nhận hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm (truyện ngắn Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Dàn ý hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm
a. Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm.
b. Phân tích hình ảnh Rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc truyện.
b1. Hình ảnh rừng xà nu mở đầu truyện:
* Tả thực: Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên, mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt.
– Mở đầu tác phẩm là cánh rừng xà nu trong tầm đại bác của giặc, chúng bắn đã thành lệ mỗi ngày hai lần, hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, NN đã dựng lên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của diệt vong. Vậy, liệu cây xà nu bị tàn phá như thế có bị diệt vong hay không?
– Không. Vì cây xà nu có sức sống mãnh liệt mà không đại bác nào có thể huỷ diệt được (cạnh một cây ngã gục có 4,5 cây con mọc lên hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng;…)
* Nghĩa biểu tượng:
– Cánh rừng xà nu bị tàn phá dưới tầm đại bác của giặc trở thành biểu tượng cho đau thương của những con người ở làng Xô Man. (Những con người sống dưới tầm đại bác, cũng như xà nu thân thể và trái tim anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, dân làng sống trong sự lùng sục của bọn thằng Dục, Tnú bị giặc bắt và tra tấn,. ..)
– Cây xà nu còn biểu tượng cho sức sống bất diệt và những phẩm chất cao đẹp của người dân làng Xô Man.
+ Sức sống bất diệt: Sức sống bất diệt của cây xà nu có ý nghĩa biểu tượng cho sức sống bất diệt của những người ở làng Xô Man. Tác giả miêu tả 3 lứa cây xà nu tiêu biểu cho 3 thế hệ người dân làng Xô Man
- Cụ Mết có bộ ngực “căng như một cây xà nu lớn”, tay “sần sùi như vỏ cây xà nu”. Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu.
- Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại bác nào giết nổi.
- Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghị lực phi thường cũng giống như cây xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời.
- Cậu bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ đi trước truyền cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa”.
+ Phẩm chất cao đẹp: Cây xà nu trở thành biểu tượng cho lòng yêu tự do (cũng như cây xà nu phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh mặt trời) ; tình yêu thương đoàn kết, sức mạnh của Tây Nguyên (cũng như các cây xà nu tập hợp thành rừng, bảo vệ, che chở cho nhau)
=> Rừng xà nu mang nghĩa biểu tượng cho: Con người ở làng Xô Man hẻo lánh, cho Tây Nguyên, cho cả miền Nam, cho cả dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc tuy đau thương nhưng quyết tâm làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.
Tóm lại: Ở đoạn mở đầu ấn tượng còn lưu lại trong lòng người đọc là sức sống bất diệt của cây xà nu, đó cũng là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Nguyên Ngọc khi viết về hình ảnh cây xà nu.
b 2. Hình ảnh rừng xà nu kết thúc truyện:
Đưa tiễn Tnu ra đi sau một đêm về thăm làng, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. “Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”
Như vậy, kết thúc tác phẩm cũng là sức sống bất diệc của cây xà nu với hình ảnh “rừng xà nu nối tiếp chạy tới chân trời”.
Tóm lại: trong truyện Rừng xà nu, cách thức mở đầu và kết thúc giống nhau nhằm nhấn mạnh đến sức sống của cây xà nu biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người VN nói chung trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Liên hệ đến cách thức mở đầu và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:
Mở đầu truyện ngắn Chí Phèo là hình ảnh cái lò gạch cũ, vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng. Đến cuối tác phẩm, lúc Chí Phèo tự sát, thị Nở nhìn ngay xuống bụng thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…
Cách thức mở đầu và kết thúc như vậy gợi ra sự quẩn quanh bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.
d. Tổng kết:
Hoàn cảnh lịch sử xã hội chi phối rất lớn đến nội dung sáng tác của nhà văn Rừng xà nu ra đời sau 1945 (cụ thể là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ) với đường lối lãnh đạo của Đảng, niềm tin của nhân dân nên dù có đau thương mất mát thì người ta vẫn tin vào sự tất thắng của cách mạng
Hình ảnh rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Chẳng biết từ bao giờ, mảnh đất xứ người đã trở thành quê hương thứ hai của bao người xa quê. Quang Dũng đã từng lưu luyến với mảnh đất Tây Bắc với những con người nồng hậu, Tố Hữu cũng vấn vương trước cuộc chia tay lưu luyến với người dân Việt Bắc. Và đến với Nguyễn Trung Thành, ta lại thấy một cảm giác gắn bó máu thịt của ông với mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Đọc “Rừng xà nu”, ta không chỉ thấy tình cảm sâu đậm của ông với con người Tây Nguyên mà còn thấy sự gắn bó và tình yêu của ông với núi rừng. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà hai chi tiết đầu và cuối tác phẩm “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” và “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” như một bức tranh thu nhỏ cứ vấn vương mãi trong lòng người đọc.
Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên để rồi từ đó, những tác phẩm có tiếng vang ra đời như tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. “Rừng xà nu” được viết năm 1965, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng chống đế quốc Mĩ. Tác phẩm là câu chuyện về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng bên cạnh đó là hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận mà hai chi tiết trên đã góp phần thể hiện rõ điều đó.
Trước hết ta cần hiểu “chi tiết” là những tiểu tiết có trong tác phẩm thể hiện tư tưởng của truyện. Chi tiết cũng có thể là những yếu tố nhỏ của tác phẩm nhưng thể hiện được tính cách của nhân vật, bản chất của vấn đề. Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật…góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hai chi tiết đầu và cuối trong tác phẩm “Rừng xà nu” đều là hai chi tiết có chung nội dung là miêu tả vẻ đẹp bất tận của cánh rừng xà nu nhưng được đặt ở hai vị trí khác nhau, phải chăng dụng ý nghệ thuật của hai chi tiết cũng khác nhau?
Mở đầu tác phẩm là bức tranh miêu tả cánh rừng xà nu giữa mưa bom bão đạn vẫn có sức sống kiên cường mạnh mẽ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Nguyễn Trung Thành đã nói về sức sống ấy bằng một chi tiết có sức khái quát cao “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Trong bức tranh ấy có cả cái đau thương của “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”, có cả “những cây vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đại bác chặt đứt làm đôi”. Nhưng ở đó lại có cả những cây với “những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” và những cây mới mọc “ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời ấy mở ra một khoảng không gian rộng lớn với những cánh rừng xà nu cứ liên tiếp nhau trải dài. Trong thực tế cây xà nu có sức sống mãnh liệt và thường mọc thành rừng nên với Nguyễn Trung Thành, cho dù bom đạn có dội xuống, có tàn phá thì những cây xà nu ấy cứ mãi vươn lên, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
Khép lại tác phẩm, nhà văn không dùng hình ảnh người anh hùng Tnú giết giết chết tên giặc trong đồn địch hay ánh lửa đỏ rực trong đêm đồng khởi. Nguyễn Trung Thành kết lại câu chuyện bằng hình ảnh của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc vĩ thanh cứ ngân vang trong lòng người đọc. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường tham gia lực lượng giải phóng. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa, lúc này cánh rừng xà nu không được miêu tả trực tiếp từ cái nhìn của tác giả mà được khắc họa qua cái nhìn của các nhân vật. “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Chi tiết cuối ấy như được mở cả về chiều rộng và về chiều sâu. Là một bức tranh thiên nhiên nhưng nó không mang một khoảng không gian nhất định. Không phải “hết tầm mắt”- không phải chỉ dừng lại ở cái hữu hạn trong khả năng của con người mà là “hút tầm mắt” nghĩa là bức tranh ấy không chỉ bao la về bề rộng mà còn thăm thẳm về bề sâu, bề xa của nó. Không còn dừng lại ở “những đồi xà nu” mà là “những rừng xà nu”. Không gian được mở rộng, trải dài vô tận.
Hai chi tiết được đặt ở đầu và cuối tác phẩm tạo nên một kết cấu chặt chẽ, đầu cuối tương ứng. Kiểu kết cấu này ta cũng đã từng bắt gặp trong “Chí Phèo” của Nam Cao. Nếu như trong “Chí Phèo” hình ảnh về một lò gạch bỏ hoang gợi ra nhiều ám ảnh day dứt người đọc về sự quẩn quanh bế tắc của người nông dân thì hai chi tiết trong tác phẩm “Rừng xà nu” lại mang đầy sức gợi mở. Đầu tác phẩm rừng xà nu gợi ra câu chuyện của cuộc đời, con người trong chiến đấu, kết thúc tác phẩm rừng xà nu kết lại câu chuyện nhưng là kết lại đau thương và mở ra khung cảnh mới- khung cảnh ngập tràn sắc xanh của sức sống bất diệt.
Hình tượng rừng xà nu xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm còn góp phần khắc họa hình tượng rừng xà nu xuyên suốt tác phẩm. Trước hết nó mang nét đặc trưng của con người Tây Nguyên, gắn bó với đời sống của dân làng, nó có mặt trong mọi sinh hoạt hàng ngày, có mặt trong công cuộc chiến đấu. Đó còn là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương mất mát cũng như sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên. Hình ảnh xà nu ngày càng bát tận hơn ở chi tiết cuối ấy như để khẳng định cánh rừng xà nu kia dù phải chịu bao sự tàn phá của kẻ thù thì vẫn cứ mãi vươn lên. Và đó cũng chính là sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, bao người đã hi sinh và thế hệ sau lại nối tiếp. Nếu như ở chi tiết đầu là “những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời” như sự tập hợp của nhiều cá thể làm nên sức mạnh của tập thể thì chi tiết ở cuối tác phẩm lại là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – là sự tập hợp của một khối đoàn kết, cũng có thể hiểu đây là sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, những thế hệ sau càng đi xa hơn thế hệ trước.Trong tác phẩm đó là sự tiếp nối của những con người trên mảnh đất Tây Nguyên. Thế hệ đi trước như cụ Mết rồi đến anh Quyết, Tnú và Mai và thế hệ nối tiếp là Dít và bé Heng. Như vậy chi tiết cuối của tác phẩm đã mang ý nghĩa khái quát sâu xa hơn, như một khúc vĩ thanh ca ngợi vẻ đẹp bất tận, sức sống bất diệt của cả thiên nhiên và con người giống như:
“Một cây đổ cả rừng cây lại mọc
Người với người đã mấy vạn mùa xuân.”
Nguyễn Trung Thành.
Một ý nghĩa khác mà hai chi tiết mang lại trong hai tác phẩm là không khí Tây Nguyên đậm đà. Hình ảnh cây xà nu ấy đã mang lại nét đặc trưng riêng cho mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nói đến mỗi vùng đất, ta thường nghĩ ngay đến những nét riêng. Những người dân ở Phú Thọ người ta thường tự hào về cây cọ “xòe ô che nắng” ở quê mình, người dân Bến Tre thì tự hào bởi những trái dừa mát lịm thì với người dân Tây Nguyên, bên cạnh cây Kơnia, người ta còn nhắc đến những cánh rừng xà nu xanh tốt. Cây xà nu mang đậm phong vị Tây Nguyên nó cứ hiện lên trên trang văn của Nguyễn Trung Thành ngày càng rõ nét, chân thực như mang chính hơi thở của mảnh đất này.
Như vậy, mở đầu là hình ảnh cây xà nu trong bom đạn nhưng bạt ngàn màu xanh bất diệt. Kết lại tác phẩm cũng là màu xanh trải dài của những cánh rừng xà nu trải dài của những cánh rừng xà nu nối tiếp tới chân trời. Có thể nói hai chi tiết đã gửi đến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về khung cảnh rừng xà nu bạt ngàn bất tận. Hơn mười lần hình ảnh cây xà nu được nhắc đến trong tác phẩm đủ để minh chứng mối quan hệ mật thiết giữa rừng xà nu và cuộc sống con người. Phải chăng tình cảm mà tác giả gửi gắm qua hình ảnh cây xà nu cũng chính là niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Nguyên?
Viết về cánh rừng xà nu nói chung với hai chi tiết này nói riêng, Nguyễn Trung thành đã sử dụng bút pháp của khuynh hướng sử thi. Nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trên mảnh đất Tây Nguyên anh hùng.Nó gợi ra vẻ đẹp của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.
Hai chi tiết được nhắc đến thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. “Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng, của con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý : Người cầm bút có biệt tài, có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Phải chăng Nguyễn Trung Thành cũng đã tìm thấy cái khoảnh khắc ý nghĩa ấy khi ông miêu tả những cánh rừng xà nu cứ mãi nối tiếp nhau chạy đến chân trời.