Uống nước nấm linh chi hàng ngày có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng xem tác dụng và liều lượng để sử dụng một cách chính xác và hợp lý nhất.
1.1 Nấm linh chi chữa bệnh gì
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Bảo vệ và giảm tổn thương thần kinh, giảm mệt mỏi
- Giảm huyết áp
- Tăng cường giấc ngủ, ngủ sâu giấc, an thần
- Kích thích ăn uống.
- Hỗ trợ tim mạch, tuần hoàn máu, giảm cholesterol
- Tăng cường sức khỏe cơ bắp
- Ngăn ngừa khối u, hỗ trợ điều trị một số loại ung thư nhất định, giảm các tác nhân gây bệnh.
- Giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường sức khỏe cho mắt, hỗ trợ thận và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Bảo vệ, giải độc gan
- Hỗ trợ bài tiết
- Ngăn chặn sự lão hóa, giảm tàn nhan, làm trắng da
Một số tác dụng, chẳng hạn như cải thiện giấc ngủ và giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính, không cấp tính; cải thiện giấc ngủ được nhìn thấy sau 3 ngày, trong khi đó mệt mỏi mãn tính có thể mất hơn 4 tuần.
1.2 Những ai không nên dùng linh chi
- Nếu bị bệnh tự miễn dịch ( hệ thống miễn dịch gây rối loạn chức năng trong cơ thể) không được sử dụng linh chi.
- Bệnh máu khó đông hay rối loạn xuất huyết không nên dùng và đặc biệt là những người trước thời gian đi phẫu thuật cũng không được dùng
- Nếu bạn là người được ghép gan hay ghép thận (dùng liệu pháp ức chế miễn dịch để tránh đào thải)… cũng không nên dùng vì linh chi tăng cường miễn dịch sẽ dẫn tới đào thải nội tạng được ghép.
- Người bị suy thận hạn chế dùng (linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều)
- Người huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không nên dùng.
- Phụ nữ mang thai (bà bầu) những tháng đầu hoặc giai đoạn cho con bú không nên sử dụng hoặc muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ sơ sinh không nên dùng, trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể dùng linh chi và không bị một trong các trường hợp trên.
1.3 Tác dụng phụ
Nấm linh chi có tính “hàn” (mát) nên khi sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao, ở một số người sẽ gặp hiện tượng phân lỏng hoặc dễ đau bụng, mẩn ngứa.
Chúng ta có thể giảm liều lượng dùng hoặc ngưng 4 - 5 ngày, sau đó sử dụng trở lại, các triệu chứng trên sẽ không còn hoặc giảm bớt.
Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, nên chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối.
Theo nghiên cứu Polysaccharide và Triterpenoid trong nấm linh chi đều quan trọng phải sử dụng cả 2 mới có thể phát huy hết tác dụng.
- Polysaccharide (carbohydrate và chất xơ) có xu hướng được tìm thấy trong quá trình hoà tan trong nước, hoặc chiết bằng nước nóng. Đây là cách chế biến thông dụng, cho linh chi vào nước và đun sôi. (có thể xem thêm tại đây)
- Triterpenoid được tìm thấy trong chiết xuất ethanol (cồn, rượu…) do chúng hòa tan chất béo. Cách này là dùng linh chi ngâm với rượu. (có thể xem thêm tại đây)
Khi dùng chiết xuất hòa tan trong nước không cần phải ăn kèm với thực phẩm nhưng đối với chiết xuất bằng Etanol nên sử dụng kèm với thức ăn.
2.1 Liều lượng
Ban đầu chỉ sử dụng liều lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể rồi mới tăng dần liều lượng lên cho phù hợp. Uống để tăng cường sức khỏe hoặc các bệnh bình thường nhẹ nên dùng 10 - 15g/người/ngày. Uống để hỗ trợ chữa bệnh nặng nên dùng liều lượng gấp đôi lúc bình thường 20 - 30g.
Lượng nước tùy vào cơ địa mỗi người có thể dùng 1 - 1,8 lít nước khi uống để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh nhẹ. Đối với bệnh nặng nên sắc nước như thuốc bắc sao cho cô đặc lại từ 1 - 2 chén.
2.2 Thời điểm dùng linh chi
Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói thì sẽ tăng cường khả năng hấp thu các hoạt chất vào máu nhanh hơn, tác dụng sẽ hiệu quả sớm hơn. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm.
Buổi chiều tối hoặc sau bữa ăn sử dụng bình thường hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Bài viết không đưa ra các lời khuyên hay các chuẩn đoán y khoa với nấm linh chi, nấm linh chi không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.