Tư Tưởng Kinh Tế Của Adam Smith Là Ai, Tác Phẩm Của Cải Của Các Quốc Gia

Or you want a quick look:

Tác phẩm quan trọng nhất được xuất bản năm 1776 là gì? Trong khi phần lớn người dân Mỹ sẽ trả lời là Tuyên ngôn Độc lập Mỹ thì thế giới lại cho rằng cuốn "Sự giàu có của các quốc gia" của Adam Smith mới có sức ảnh hưởng hơn đối với toàn cầu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiệt tác của Smith và những cống hiến của nó cho kinh tế học hiện đại.

Bạn đang xem: Adam smith là ai


*

Đối lập với chủ nghĩa Trọng thương

Bàn tay vô hình

Ý tưởng cốt lõi trong lý thuyết của Smith là con người có thiên hướng theo đuổi lợi ích cá nhân và chính điều này dẫn đến sự giàu có của xã hội. Khi mỗi cá nhân được tự do sản xuất và trao đổi hàng hóa theo nhu cầu (tự do thương mại) và tất cả các thị trường được mở cửa để cạnh tranh (quốc tế cũng như trong nước - Smith sống trong thời đại chính phủ sử dụng chính sách độc quyền), thì tính tư lợi của con người sẽ khiến cả đất nước giàu có mà không cần đến can thiệp từ chính phủ. Tác nhân thúc đẩy của thị trường tự do này được biết đến với tên gọi bàn tay vô hình (invisible hand), nhưng nó vẫn cần sự hỗ trợ để tạo nên sức mạnh.

Để đúc kết lý thuyết của mình, Smith khẳng định một quốc gia cần có đủ ba yếu tố để hợp thành nên sự thịnh vượng chung cho xã hội.

Đề cao lợi ích cá nhân

Smith muốn mọi người thực hành tiết kiệm, chăm chỉ và đề cao tinh thần tư lợi. Ông nghĩ rằng việc đề cao lợi ích cá nhân là điều tự nhiên ở hầu hết mọi người. Trong ví dụ nổi tiếng của mình, Smith cho rằng một người bán thịt cung cấp thịt không phải vì anh ta là người tốt mà anh ta muốn chỉ kiếm lời. Nếu thịt bán ra không ngon, khách hàng sẽ không quay lại dẫn đến không có lợi nhuận. Chính vì thế, người bán thịt muốn bán sản phẩm tươi ngon tại mức giá mà người mua sẵn sàng trả để cả hai đều được hưởng lợi. Smith tin rằng các doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn sẽ hạn chế hành vị lợi dụng khách hàng. Chỉ khi động lực này không đủ lớn, ông mới cần đến sự can thiệp của chính phủ thông qua việc ban hành luật lệ.

READ  Mai Quỳnh Anh Faptv Sinh Năm Bao Nhiêu, Tiểu Sử, Sự Nghiệp Và Đời Tư Vợ Cris Devil Gamer

Smith coi tiết kiệm như là những nhân tố quan trọng trong việc mở rộng lợi ích cá nhân trong thương mại, đặc biệt khi tiền tiết kiệm được sử dụng để đầu tư. Thông qua đầu tư, một ngành sẽ có vốn để mua thêm máy móc, giảm thiểu nhân công và khuyến khích sự đột phá. Bước tiến vượt bậc về công nghệ này sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư và cải thiện chất lượng đời sống nói chung.

Xem thêm: Sandy&Amp;Mandy Sinh Năm Bao Nhiêu, Sandy Elementary

Chính phủ nên hạn chế can thiệp

Smith cho rằng chính phủ có trách nhiệm hạn chế can thiệp vào các vấn đề an ninh quốc phòng, giáo dục phổ cập, công trình công cộng (cơ sở hạ tầng như cầu đường), thực thi các quyền hợp pháp (quyền tài sản và hợp đồng) và xét xử tội phạm. Chính phủ chỉ nên can thiệp vào khi mọi người hành động theo lợi ích ngắn hạn, hay ban hành và thực thi các điều luật chống lại trộm cướp, gian lận và các loại hình phạm tội khác. Ông tỏ ý đề phòng các chính phủ cồng kềnh và quan liêu khi viết rằng: "điều mà các chính phủ học được nhanh hơn cả từ nhau là cách móc tiền túi của nhân dân". Ông cho rằng việc chú trọng vào giáo dục phổ cập là để loại bỏ những tác động tiêu cực của sự phân công lao động, một phần thiết yếu trong quá trình công nghiệp hóa.

READ  Tên Đơn Vị Chủ Quản Là Gì ? Nghĩa Của Từ Chủ Quản Trong Tiếng Việt vuidulich.vn

Tiền kim loại và nền kinh tế thị trường

Nhân tố thứ ba mà Smith đưa ra là một loại tiền kim loại gắn với những nguyên lý của thị trường tự do. Smith hi vọng một đồng tiền được bảo đảm bằng kim loại (vàng, bạc) có thể hạn chế quyền năng của chính phủ trong việc làm mất giá tiền tệ do đưa quá nhiều tiền vào lưu thông trong thị trường để trả cho những chi phí trong chiến tranh hoặc những chi tiêu lãng phí khác. Với vai trò của tiền kim loại, Smith cho rằng Chính phủ phải tuân theo các nguyên lí thị trường tự do bằng việc duy trì mức thuế thấp và loại bỏ hàng rào thuế quan để khuyến khích tự do thương mạivới nước ngoài. Ông cũng chỉ ra rằng thuế quan và các loại thuế khác không những làm cho chi phí sinh hoạt của người dân đắt đỏ hơn mà còn kìm hãm nhiều ngành và thương mại quốc tế.

"Những quả nho" lật đổ chủ nghĩa trọng thương

Để minh họa cho tổn thất mà thuế quan đem lại, Smith đã lấy việc sản xuất rượu tại Scotland làm ví dụ. Ông chỉ ra rằng những quả nho ngon có thể được trồng trong nhà kính tại Scotland, nhưng chi phí tăng thêm cho việc làm ấm vườn ươm này có thể khiến rượu của Scotland đắt gấp 30 lần rượu Pháp. Ông cho rằng nên trao đổi thì hơn, ví dự Scotland có thể dùng những thứ dư thừa như len để đổi lấy rượu. Nói cách khác, vì Pháp có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất rượu nên thuế quan tạo ra nhằm bảo vệ ngành rượu nội địa chỉ làm lãng phí tài nguyên và tiêu tốn tiền bạc của xã hội mà thôi.

Hạn chế của "Sự giàu có của các quốc gia"

"Sự giàu có của các quốc gia" là một cuốn sách đầy kinh ngạc, đã trình bày sự ra đời của học thuyết kinh tế về thị trường tự do nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Cuốn sách thiếu những giải thích chính xác cho việc định giá hoặc lý thuyết về giá trị. Ngoài ra, Smith đã không nhận ra vai trò của doanh nghiệp trong việc phá bỏ những yếu kém của thị trường và tạo lập những thị trường mới.Cả những người phản đối lẫn tin tưởng cơ chế thị trường tự do của Adam Smith đều đã đóng góp cho khung lý thuyết đưa ra trong "Sự giàu có của các quốc gia". Như bất kì học thuyết nào, cơ chế thị trường tự do mạnh mẽ hơn sau mỗi lần tái cấu trúc, dù được thúc đẩy từ sự ủng hộ hay từ sự công kích. Lợi ích cận biên, lợi thế cạnh tranh, tinh thần doanh nhân, thuyết giải thích lãi suất dựa trên chiết khấu theo thời gian (time-preference theory of interest), lí thuyết tiền tệ và các thuyết khác đã được bổ sung kể từ năm 1776. Tuy nhiên, đó chưa hẳn đã là điểm dừng khi quy mô và độ tương tác giữa các nền kinh tế trên thế giới còn mang đến những thách thức mới cho cơ chế thị trường tự do.

READ  Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo [Bài viết ĐIỂM CAO]

Kết luận

"Sự giàu có của các quốc gia" đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng như môn kinh tế học. Trớ trêu thay, Adam Smith, người đề ra thị trường tự do, lại dành những năm cuối đời trong cương vị Cục trưởng Cục Hải quan, với trách nhiệm thực thi thuế quan. Ông đã làm việc hết mình và đã đốt rất nhiều quần áo của mình khi phát hiện ra rằng chúng đã được tuồn trái phép từ nước ngoài. Tuy vậy, lý thuyết về “bàn tay vô hình” của ông tiếp tục khẳng định vai trò cho đến nay. Smith đã lật đổ cái nhìn hạn hẹp của chủ nghĩa trọng thương và thay vào đó là một cái nhìn đa dạng và tự do. Thị trường tự do trong mường tượng của ông dù chưa hoàn toàn hiện hữu, nhưng có thể nó đã giúp nâng cao điều kiện sống của toàn thế giới nhiều hơn bất kỳ lý thuyết nào khác trong lịch sử.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply