Nội dung bài viết Tìm hiểu Transistor là gì ? Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Với khả năng đáp ứng nhanh, chính xác nên transistor được sử dụng nhiều trong ứng dụng tương tự và số như: Mạch khuếch đại, điều chỉnh điện áp, tạo dao động và điều khiển tín hiệu. Xem thêm 1. Cấu tạo Transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện, khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor, khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN Transistor. + Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. + Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau, cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor (BJT) vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và dương 2. Phân loại và ký hiệu Transistor gồm có 2 loại chính đó là : PNP ta được Transistor thuận NPN ta được Transistor ngược Phân loại thực tế: 1. Transistor Nhật Bản: thường ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các transistor ký hiệu là A và B là transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là transistor ngược NPN. + Các transistor A và C thường có công suất nhỏ và tần số làm việc cao còn các transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn. 2. Transistor sản xuất theo công nghệ của Mỹ thường ký hiệu là 2N… ví dụ 2N3055, 2N3904 vv… 3. Transistor do Trung quốc sản xuất: Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ cái thứ nhất cho biết loại bóng: Chữ A và B là bóng thuận, chữ C và D là bóng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm: X và P là bóng âm tần, A và G là bóng cao tần. + Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ: 3CP25, 3AP20 vv.. 3. Cách xác định chân
1. Đối với loại transistor lưỡng cực BJT: Transistor có thể là NPN hoặc PNP, thông tin này có trên vỏ nhựa hoặc vỏ kim loại của nó. Trên vỏ nhựa của transistor sẽ có 1 bên phẳng chính là mặt trước, ở mặt này các chân được sắp xếp theo thứ tự. + Để xác định các chân, giữ mặt trước hướng về phía bạn và đếm các chân từ trái qua là một, hai, ba. + Ở hầu hết các transistor NPN, nó sẽ là 1 (Collector), 2 (Base) và 3 (Emitter). Như vậy thứ tự là CBE. Nhưng ở transistor PNP thì trình tự sẽ ngược lại là EBC. Bằng cách này ta có thể xác định chân C và E của transistor. 2. Đối với transistor có vỏ bằng kim loại, các chân được sắp xếp theo hình tròn, bạn để ý phần vành của nó có 1 núm nhô ra. + Với loại NPN, chân gần núm này là Emitter, còn chân ở vị trí đối diện là Collector và chân ở giữa là base. Ở loại PNP, vị trí chân sẽ đảo ngược. Chân gần núm là Collector. 3. Transistor hiệu ứng trường FET: Để xác định chân của FET giữ mặt cong đối điện với bạn và bắt đầu đếm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Số 1 là cực S, tiếp theo là cực G, sau đó là cực D. Xem thêm bảng xác định chân 4. Cách kiểm tra transistor tốt – chết 1. Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên. 2. Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên. => Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng. Một số hư hỏng thường gặp ởTransistor Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC. Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE. Cách kiểm tra Transitor thông dụng (Dùng loại PNP) : Khi các transitor ta đa biết các chân của nó ( ở trên) Việc kiểm tra nó có sống hay đã chết chúng ta làm theo sau đây : + : Phép đo cho biết Transistor còn tốt . ( Để đồng hồ kim đo thang 1K hay đồng hồ điện tử thì để thang đo diode) Để que đỏ vào chân B và cho lần lượt que đen vào hai chân còn lại là C và E Nếu đo BC và BE mà kim cùng lên thì ==> Transitor này còn dùng được + : Phép đo bóng chập BECũng chuần bị que đo như lần trước . Để xác định được nó có chập BE hay không thì ta chỉ cần đo giữa B và E kim bằng 0 ôm là ok. Ta chỉ cần cho que đỏ vào B , đen vào E và ngược lại nếu kim bằng 0 ôm ==> chập BE = > CŨng không dùng được + : Phép đo bóng đứt BE Cũng tương tự như bạn chập BE thôi nhưng mà cái này là kim nó không lên đâu! + : Chập CE : Cũng chuẩn bị phép đo như lần trước (1k) đo qua lại giữa C và E nếu kim chỉ số 0 thì chập CE => không dùng được phải mua con mới! Xem thêm : Cách sử dụng đồng hồ vạn năng 5. Một số Transistor thông dụng Transistor c1815 Transistor C2383 Transistor a1013 Transistor a1015 Transistor d718 Transistor a564 Transistor a92 Bạn đang cần mua Transisto tại Hà Nội hãy đến ngay top 5 cửa hàng bán linh kiện điện tử Uy Tín tại Hà Nội để biết được địa chỉ gần nhà mình mua cho tiện.Transistor là gì ? Công dụng, cách mắc, cách xác định chân, địa chỉ mua
You are viewing the article: Transistor là gì ? Công dụng, cách mắc, cách xác định chân, địa chỉ mua at Vuidulich.vn
See more articles in the category: Giáo dục