Or you want a quick look: Trắc nghiệm Holland là gì?
Hiện nay, các loại trắc nghiệm tính cách đang vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ và các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. trắc nghiệm Holland cũng là một trong số đó. Vậy trắc nghiệm Holland là gì? Nó có thật sự hiệu quả với mọi người? Theo dõi bài viết dưới đây của BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.
Trắc nghiệm Holland là gì?
Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều đã từng đứng trước sự phân vân khi không biết bản thân mình thích gì, mình phù hợp với ngành nghề gì. Việc lựa chọn đúng hướng đi cho bản thân sẽ không chỉ giúp bạn có được niềm vui, sự đam mê với công việc mà nó còn là người bạn đồng hành của bạn từ thời niên thiếu cho đến mãi về sau.
Chính vì điều này, trắc nghiệm Holland đã xuất hiện như một giải pháp hữu ích giúp bạn gỡ rối sự vướng mắc trong khi chọn ngành nghề. Bài trắc nghiệm sẽ cho bạn biết thiên hướng về sở thích công việc của mỗi người. Vậy trắc nghiệm Holland là gì?
Trắc nghiệm Holland còn được biết đến với cái tên trắc nghiệm sở thích Holland, đây là mô hình lý thuyết nghề nghiệp do John Holland – nhà tâm lý học người Mỹ phát triển.
Hiện nay, mô hình của ông đã được ứng dụng trong thực tiễn hướng nghiệp tại đông đảo các quốc gia trên thế giới và được ghi nhận bởi sự chính xác, chi tiết trong quá trình phân tích tính cách, sở thích giúp người thực hiện dễ dàng tìm ra ngành nghề phù hợp với bản thân.
Tại Việt Nam, bài trắc nghiệm này còn khá mới nhưng cũng đang được áp dụng rộng rãi trong công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay.
Theo trắc nghiệm nghề nghiệp Holland, các loại ngành nghề trong xã hội sẽ tương ứng với 6 nhóm sở thích nghề nghiệp. Đó là: Thực tế – Realistic, Nghiên cứu – Investigative, Nghệ thuật – Artistic, Xã hội – Social, Lãnh đạo – Enterprise, Mẫu mực – Conventional.
Bạn có thể tham khảo link test trắc nghiệm Holland miễn phí tại đây:Trắc nghiệm Holland miễn phí
Trắc nghiệm Holland là gì bạn đã biết rồi đúng không? Vậy tại sao nó lại được sử dụng rộng rãi đến vậy? Tiếp tục theo dõi bài viết để tìm được câu trả lời nhé.
Vì sao trắc nghiệm nghề nghiệp Holland được sử dụng rộng rãi?
Trong thời đại hiện nay, con người có nhu cầu phát triển bản thân, khao khát học hỏi những chuyên ngành khá cao. Nhưng lại thiếu một chỉ dẫn khách quan, đáng tin cậy để đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp đúng đắn. Trắc nghiệm Holland như một ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho chúng ta trên hành trình sự nghiệp ban đầu này.
Hơn thế nữa kết quả và tính khoa học của bài trắc nghiệm Holland đã được kiểm chứng và công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây còn là bài trắc nghiệm được ưa chuộng sử dụng bởi các chuyên gia tâm lý, giáo viên, giảng viên trong các chương trình định hướng nghề nghiệp.
Quan trọng nhất, trắc nghiệm Holland giúp người thực hiện khám phá tính cách, trực tiếp giúp họ hiểu rõ bản thân mình và định hướng nghề nghiệp tốt hơn ngay từ sớm. Khi thực hiện trắc nghiệm Holland trong giai đoạn phổ thông, các bạn học sinh dễ dàng nhìn thấu các tính cách tiềm ẩn và từ đó tập trung đi sâu vào các thế mạnh để phát triển bản thân.
Hiện nay, trắc nghiệm Holland đã được biên dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp bạn tiếp cận và thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có được thông tin đa chiều và khách quan hơn, cha mẹ có thể kết hợp làm nhiều bài trắc nghiệm khác nhưng quan trọng nhất là cha mẹ hãy dành thời gian để lắng nghe, quan sát để hiểu mong muốn của con mình nhé.
Nếu bạn đã biết trắc nghiệm Holland là gì nhưng lại đang phân vân mình thuộc nhóm tính cách nào. Đừng lo, BachkhoaWiki sẽ giải đáp ngay dưới đây.
Các nhóm tính cách trong trắc nghiệm Holland
Nhóm kỹ thuật R (Realistic – Người thực tế)
Những người thuộc nhóm R thường có niềm đam mê mãnh liệt về công nghệ, máy móc, kỹ thuật, hệ thống, và họ đặt biệt thích làm các công việc ngoài trời. Bên cạnh đó, nhóm R thường là Realistic (Người thực tế) có lối sống ngăn nắp, thích làm việc đã đặt sẵn mục tiêu cụ thể, có kế hoạch.
Ngoài ra, những người trong nhóm tính cách này không quan tâm nhiều đến quan hệ tình cảm hay gây dựng quan hệ với những người xung quanh. Ngược lại, họ dành sự quan tâm đến địa vị, quyền lực và tiền bạc…
Với những người thuộc nhóm Realistic – Kỹ thuật, công việc phù hợp cho họ bao gồm: kiến trúc, xây dựng, công nghiệp dân dụng, kỹ thuật, lái xe, huấn luyện viên, nghề mộc, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy móc, luyện kim, cơ khí ứng dụng, bảo trì và sửa chữa thiết bị,…)…
Nhóm nghiên cứu I (Investigative – Người nghiên cứu)
Bản chất của nghiên cứu là tìm tòi, suy ngẫm để phát hiện ra vấn đề nên chính vì thế những người thuộc nhóm I thường có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề rất tốt. Bên cạnh đó những người thuộc nhóm nghiên cứu thường rất thông minh, nhạy bén, thích sự chính xác và tin vào khoa học.
Tuy nhiên, bởi vì họ chỉ thích tập trung vào việc nghiên cứu của mình nên hầu hết người thuộc nhóm này đều thiếu đi kỹ năng lãnh đạo.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, quản trị mạng máy tính; môi trường, vật lý kỹ thuật,….); nông lâm (nông học, thú y…); khoa học tự nhiên (nghiên cứu toán, lý, hóa, sinh, địa lý, thống kê…); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý học, pháp luật, sử học, địa lý…); y – dược (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng)…
Nhóm xã hội S (Social – Người xã hội)
Đây là những người có khả năng vượt bậc về ngôn ngữ, diễn đạt. Họ thường thích những công việc liên quan đến cung cấp, phân tích thông tin, chăm sóc và chia sẻ với người khác.
Tuy nhiên điểm khác biệt lớn của người nhóm S là dấu ấn hướng về xã hội của họ lớn hơn rất nhiều, thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trực tiếp như: huấn luyện, chỉ dẫn, chăm sóc sức khỏe. Chính vì thế nhóm S thường thích hợp với những công việc truyền tải kiến thức.
Ngành nghề phù hợp của nhóm xã hội bao gồm: giảng viên; hướng dẫn viên du lịch; tư vấn tâm lý, công tác xã hội, tình nguyện viên, tư vấn – hướng nghiệp, sức khỏe cộng đồng, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nhân sự, cảnh sát, nhân viên xã hội học, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng…
Nhóm nghệ thuật A (Artistic – Người nghệ sỹ)
Năng khiếu nghệ thuật là điểm nổi bật của những người nhóm A. Họ nhạy cảm, có trực giác tốt, tính sáng tạo cao, trí tưởng tượng phong phú ưa thích hướng đi tự do không rập khuôn và thích thể hiện sự sáng tạo của mình khi kế hoạch bị thay đổi.
Những người thuộc nhóm A thường không thích các hoạt động lặp lại nhiều lần, bởi vậy, họ ưa sự cải tiến, đổi mới trong quá trình làm việc và sự sáng tạo được ưu tiên lên hàng đầu. Bên cạnh đó, thẩm mỹ cũng là một yếu tố chủ đạo của nhóm nghệ thuật. Bởi vậy, những con người nghệ sĩ luôn có nội tập khá phức tạp, sống nội tâm và nhạy cảm.
Tuy nhiên cũng có một điểm trừ nhỏ, đó là họ không sống theo luật lệ hay bất kì khuôn phép nào. Đây là yếu tố có thể khiến nhiều bạn trẻ sống không có kế hoạch, đánh mất động lực trong bản thân, trở thành người mơ mộng, thiếu thực tế.
Nếu bạn thuộc nhóm A thì một số ngành nghề phù hợp đó là: Sáng tạo văn học; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình, biên tập viên,…); truyền thông (truyền thông phát triển xã hội, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, quảng cáo,…); sân khấu điện ảnh (diễn viên, đạo diễn, dựng phim, ca sĩ, nghệ sĩ múa…)…
Nhóm nghiệp vụ C (Conventional – Người mẫu mực)
Nhóm nghiệp vụ là nhóm người chi tiết, họ thích làm việc với con số và phân tích số liệu là sở trường của họ. Bởi vậy đối với nhóm C sự tỉ mỉ và cẩn thận là những yếu tố chủ chốt. Họ phải tuân theo lãnh đạo, theo những hướng dẫn sẵn có.
Khác với nhóm người nghệ thuật, nhóm C là nhóm người truyền thống, luôn đi theo quy tắc, quy củ nên hầu hết những người trong nhóm Công chức có thể đảm nhận nhiệm vụ hành chính, điện thoại viên, thanh tra ngành, kế toán, …
Nhóm quản lý E (Enterprise – Người lãnh đạo)
Những người nhóm E mang trong mình khả năng lãnh đạo thiên bẩm. Họ là người quyết đoán, dám nghĩ dám làm, có khả năng quản lý, tạo sức ảnh hưởng và thuyết phục người khác.
Họ là những người có khả năng làm việc nhóm, ưa thích hùng biện, đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Bởi vậy, ngành nghề phù hợp cho nhóm quản lý luôn mang thiên hướng kinh tế – kinh doanh – tài chính.
Cụ thể, những công việc phù hợp với nhóm E bao gồm: quản trị kinh doanh, thương mại, marketing, kế toán – tài chính, tài chính – ngân hàng, luật sư, kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, nhân viên sales, pha chế rượu, quy hoạch đô thị…
Xem thêm:
Trắc nghiệm Holland là gì đã được BachkhoaWiki giải đáp ở trên. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn mới về trắc nghiệm Holland là gì cũng như hiệu quả mà nó mang lại.