Top 7 Bài văn thuyết minh về một loài hoa hay nhất | Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Loài hoa nào cũng đẹp, loài nào cũng duyên dáng và cũng có những ý nghĩa riêng cho mình. Để biết thêm những loài hoa mới cũng như nhận biết được đặc điểm nổi bật, ý nghĩa của mỗi loài hoa trong tự nhiên, các em hãy cùng tham khảo bài Thuyết minh về một loài hoa mà Mobitool giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé.

Bài văn thuyết minh về Hoa đồng tiền

Mỗi màu sắc đều có những ý nghĩa riêng và những bông hoa cũng vậy, mỗi loài hoa, mỗi sắc hoa lại mang trong mình những ý nghĩa riêng biệt. Người ta coi hoa hồng đỏ là biểu tượng của tình yêu, hoa hồng vàng biểu tượng cho tình bạn, hoa hồng trắng là biểu tượng cho sự trong sáng, thuần khiết, sự tiếc thương. Cũng như vậy, các loài hoa khác đều có những ý nghĩa riêng cho mình. Nói về hoa đồng tiền, ngay từ cái tên, người ta có thể hiểu ngay ra được ý nghĩa của nó: sự tài lộc, giàu sang. Thế nhưng, phải tìm hiểu sâu về nó, ta mới thấy, hoa đồng tiền thật sự ẩn chứa nhiều điều thú vị!

Hoa đồng tiền hay còn được gọi là cúc đồng tiền, tên khoa học là Gerbera, là một loài hoa thuộc chi của một số loài cây cảnh họ Cúc. Nó được phát hiện bởi nhà thực vật học người Đức Traugott Gerber và miêu tả khoa học trên tạp chí lần đầu tiên vào năm 1889. Trên thế giới có khoảng từ ba mươi đến một trăm loài hoa đồng tiền hoang đã được phát hiện phân bổ tại các khu vực của Nam Mỹ, một số ở châu Phi, Madagascar và ở vùng nhiệt đới châu Á. Có thể nói, hoa đồng tiền phân bổ ở gần như khắp các châu lục và được biết đến vô cùng rộng rãi. Hiện nay ở Việt Nam, người ta trồng và phát triển hơn ba mươi loài hoa đồng tiền khác nhau, có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Hà Lan. Vì hoa đồng tiền ưa khí hậu ôn đới, cận nhiệt cho nên, hoa được trồng chủ yếu ở Đà Lạt – nơi có khí hậu tuyệt vời nhất ở nước ta.

Về hoa đồng tiền, đây là loài thân thảo, không phân thành các cành mà chỉ đẻ ra các nhánh nhỏ bao quanh lấy cụm hoa chính. Hoa đồng tiền phát triển từ thân cây, còn lá thì vươn chếch mặt đất tầm 15 – 40 độ, có dạng thuôn dài.

Cũng như những loài hoa khác, hoa đồng tiền có một chiếc cuống dài, kéo dài từ đài hoa cho tới phần rễ. Mỗi cuống hoa chỉ có một bông hoa độc nhất, các nhánh phụ xung quanh cũng vậy, mỗi cuống chỉ có duy nhất một bông hoa. Chiếc cuống có hình ống, xốp nhẹ và có một lớp lông mỏng phủ đều xung quanh. Khi chúng ta chạm vào thân của cây hoa đồng tiền sẽ có cảm giác hơi rát nhẹ ở các đầu ngón tay do phần gai lông đâm vào da. Đây được coi là cách bảo vệ của hoa trước các tác động từ côn trùng, các loài động vật khác, cũng như môi trường xung quanh.

Hoa đồng tiền cũng như những loài hoa khác, mỗi bông hoa đều được tạo nên từ nhiều cánh hoa xếp lại với nhau theo hình tròn. Từng lớp cánh hoa lớn nhỏ bao quanh phần nhị ở phía giữa tạo nên một vòng tròn hoàn hảo. Mỗi bông hoa đồng tiền gồm hai loại cánh hoa: cánh hoa hình lưới và cánh hoa hình ống. Hai loại cánh hoa này được xếp theo thứ tự từ ngoài và trong, cánh hoa hình lưới lớn hơn bao bọc phía bên ngoài còn cánh hoa hình ống nhỏ hơn thì mọc ở phía trong. Khi bông hoa đồng tiền nở, những cánh hoa hình lưới sẽ bung nở trước tiên, xòe thật rộng rồi mới tới những cánh hoa hình ống. Chúng sắp xếp đều đặn tạo thành một hình tròn, xòe ra bao bọc lấy phần nhị hoa sâu bên trong.

Về phần lá hoa, lá hoa đồng tiền có lá to bản, rộng chừng 8cm và dài tầm 15-20cm, thuôn dài như một chiếc lông chim vậy. Giữa những chiếc lá lại được xẻ những rãnh với độ nông sâu khác nhau, tạo nên những độ cong mềm mại cho lá. Ngoài ra, cũng như phần thân hoa, phía mặt sau của lá cũng được phủ một lớp lông mỏng. Rễ hoa được mọc thành dạng chùm, hình ống, phát triển rất mạnh và ăn nổi trên bề mặt đất, tương ứng với diện tích mà lá xòe ra.

Nếu là người hay chơi hoa đồng tiền, hẳn bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều màu sắc, xanh, đỏ, da cam, vàng,… Đây là một trong những cách để người ta phân loại chúng, đó là bằng màu sắc thường thấy. Thế nhưng, đối với các nhà nông nuôi hoa, người ta lại phân loại hoa đồng tiền theo các giống hoa để có thể tập trung phát triển những giống hoa cho năng suất cao. Phân loại theo giống chia hoa đồng tiền thành các loại như giống Thanh Tú Giai Nhân, giống Thảo Nguyên Nhiệt Đới, giống Kim Hoa Sơn, giống Yên Hưng. Mỗi giống đều có những đặc điểm và nguồn gốc khác nhau. Ví dụ giống Thanh Tú Giai Nhân có nguồn gốc từ Hà Lam, là một trong những loài đồng tiền kép, có hoa màu cánh sen, lá đậm màu. Mỗi cánh hoa có bốn lớp, ba lớp bên ngoài, một lớp bên trong, cuống hoa dài tầm 40 – 45cm. Còn về giống Thảo Nguyên Nhiệt Đới, loài này cũng có nguồn gốc từ Hà Lan, nhưng lại có màu đỏ tươi, nhị hoa màu đen, cây khá ngắn, khá mập mạp. Giống Kim Hoa Sơn thì có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có màu vàng đỏ, nhị màu đen, lá đậm, phát triển theo kích thước trung bình. Loài Yên Hưng còn lại cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nhị hoa màu xanh. Đây là những giống hoa được trồng nhiều và được biết đến rộng rãi nhất ở Việt Nam ta.

Hoa đồng tiền có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày. Cây được trồng để làm cảnh, làm đẹp trong trang trí nhà cửa và cắm hoa nghệ thuật bới có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra người ta còn sử dụng hoa đồng tiền trong nghiên cứu khoa học, làm các mô hình sinh học về sự phát triển của các loài hoa. Trong đời sống hàng ngày, hoa đồng tiền cũng mang tới nhiều lợi ích, tác dụng về sức khỏe như cánh hoa đồng tiền khô giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm hoa. Hơn thế, khi bị rắn cắn hay bị đau sưng, có thể dùng cánh hoa đồng tiền giã nát, lọc lấy nước uống còn xác hoa thì đắp lên vết thương. Đã có rất nhiều người sử dụng phương pháp này, đều cho những hiệu quả rất tốt. Và không thể nhắc đến trong vấn đề về tâm linh, hoa đồng tiền là loài hoa được coi mang lại may mắn về tài lộc và giàu sang cho gia chủ. Một chậu hoa đồng tiền trang trí trong nhà sẽ giúp cho gia chủ thêm được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Hoa đồng tiền là loài cây khá dễ trồng, ưa sáng, thích hợp với khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới, có lẽ vì vậy mà nó được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Cây đồng tiền ưa sống ở điều kiện nhiều nước, có thể trồng cây bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây non từ vườn ươm từ 30 – 45 ngày tuổi. Nếu bạn muốn trồng một chậu đồng tiền ở điều kiện nước ta thì hãy chọn lúc sáng sớm hoặc chiều tối, đây là thời điểm trời dịu mát, thích hợp cho cây bén rễ, đâm chồi. Khi trồng, chúng ta phải chú ý trồng cây nông, nổi trên bề mặt đất cho cây dễ thở, dễ sống, và quan trọng là phải đảm bảo đủ nước cho cây bám rễ. Cây ưa nước, ưa sáng nên cần trồng cây vào chỗ nhiều ánh sáng, tưới nước hai đến ba lần mỗi ngày.

Loài hoa đồng tiền là loài hoa vừa mang giá trị thẩm mỹ cao lại cho giá trị kinh tế lớn. Đây là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất nước ta. Bạn có thể bắt gặp ở bất kì đâu trên dải đất nước hình chữ S những bông hoa đồng tiền ở những chậu cây trong nhà hay trong khu vườn của những người dân. Một chậu đồng tiền không chỉ cho vẻ đẹp mà còn mang lại những may mắn, một chậu đồng tiền đầu xuân với sắc đỏ thắm sẽ rước thêm tài lộc và may mắn cả năm cho gia đình.

Hoa đồng tiền là loài hoa được mọi người vô cùng yêu thích. Bởi hoa không chỉ đẹp mà còn có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày. Một đóa hoa đồng tiền biểu trưng cho may mắn, hay cho tinh thần vươn lên bất diệt của con người.

Bài văn thuyết minh về Hoa đồng tiền
Bài văn thuyết minh về Hoa đồng tiền

Thuyết minh về Hoa hồng

Mỗi loài hoa đều mang trong mình những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Nếu như hoa đào đem đến không khí Tết an khang, hạnh phúc. Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn. Thì cũng không thể kể đến loài hoa xinh đẹp và kiều diễm như hoa hồng.

Cây hoa hồng có tên khoa học là Rose, có xuất xứ ôn đới và á nhiệt đới, vùng bắc bán cầu. Theo các nhà khoa học, thực vật học thì hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất khoảng vài chục triệu năm, còn cây hoa hồng được con người thuần chủng đưa vào trồng trọt cũng đã cách nay khoảng vài ngàn năm. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Ngày nay, cây hoa hồng đã được nhân rộng và trở thành loài hoa phổ biến trên khắp cả nước.

READ  Hướng dẫn bài tập yoga tại nhà cơ bản, đơn giản cho người mới tập

Hoa hồng thuộc học rễ chùm, là loại cây thân gỗ bụi, thân và cành có gai nhọn, đó là một trong những nét đặc trưng của cây hoa hồng. Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Thân cây mảnh chỉ bằng chiếc đũa, mang một xanh sẫm. Khắp thân nhỏ ấy là những chiếc gai nhọn bao phủ để bảo vệ cây khỏi kẻ thù. Lá kép hình bầu dục, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… Hoa thường có nhiều cánh, từng cánh hoa chụm vào nhau duyên dáng do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa tôn dày lên thành quả. Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Hoa hồng khi hái về nhà có thể để được vài ngày với mùi hương dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian.

Họ hàng nhà hồng rất đông, có nhiều loại có hoa hồng nhung màu đỏ thắm, cánh mịn, có loại hồng phấn. Ngày nay thì hoa hồng có nhiều màu khác nhau như màu tím, vàng, xanh,… Có rất nhiều những cánh đồng hoa hồng ở Châu Âu. Đến nơi đấy, tận hưởng vẻ đẹp của hoa hồng thì thật thích mắt. Nếu những bông hồng ta thường phát triển theo khóm, một khóm có thể có rất nhiều bông hoa, nhưng những bông hồng được bán trên thị trường ngày nay thì mọc độc lập trên một thân cây, thân thẳng tắp, mỗi cây chỉ phát triển được một bông hoa. Do đó mà bông hoa hồng này thường to hơn, màu sắc đẹp hơn, phù hợp với nhu cầu cho người sử dụng. Trên thị trường thì tùy thuộc vào từng loại hoa hồng với những giá cả theo mức phù hợp.

Hoa hồng ngày nay càng trở nên thân thuộc và gần gũi với mỗi con người Việt. Ở Việt Nam thì trồng chủ yếu là ở Đà Lạt với loài hoa đẹp. Hoa hồng còn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Hoa hồng có rất tác dụng. Hoa hồng được biết đến là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, nhiều người thường chọn hoa hồng để gửi gắm những thông điệp yêu thương đến những người thân yêu của mình. Hoa hồng còn được dùng để trang trí phòng, để làm hoa nhân ngày sinh nhật. Ngày 20/11 hoa hồng được dùng rất nhiều trong dịp này để tri ân thầy cô. Hương thơm của hoa hồng lan tỏa khắp không gian tạo nên một mùi hương dễ chịu, sảng khoái tinh thần, tránh căng thẳng. Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da, người ta đã sử dụng hoa hồng làm ra nhiều loại nước hoa. Bên cạnh đó, hoa hồng không chỉ có tác dụng làm đẹp hoa hồng còn dùng làm thuốc chữa bệnh như mụn nhọt, dân gian còn dùng cánh hoa hồng hấp với đường phèn để chữa bệnh ho cho trẻ em.

Hoa hồng không biết tự bao giờ đã trở thành loài hoa gần gũi với con người chắc cũng bởi những vẻ đẹp kiêu sa và công dụng to lớn của nó. Hãy biết chăm sóc tốt cho loài cây này để nó mãi mang hương sắc cho đời, cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

Thuyết minh về Hoa hồng
Thuyết minh về Hoa hồng
Thuyết minh về Hoa hồng
Thuyết minh về Hoa hồng

Thuyết minh về Hoa Sen

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Cây hoa sen cứ thế đi vào trong tiềm thức người dân Việt Nam một cách bình dị nhưng cũng đầy sự gắn bó, tao nhã. Một loài hoa mang trong mình những đặc điểm tượng trưng cho cả một dân tộc. Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế không nhỏ trong lòng mỗi người con Việt.

Về nguồn gốc, không một ai biết rõ ràng về sự ra đời của loài cây này từ bao giờ. Có ý kiến cho rằng, sen là một loài thực vật sống ở dưới môi trường nước, có nguồn gốc từ Châu Á từ rất sớm, và chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội xưa của lịch sử loài người. Còn ở Việt Nam sen được trồng ở rất nhiều các tỉnh thành trên mọi miền đất nước.

Hoa sen thường sống phổ biến trong các ao, hồ, đầm… những nơi khá nhiều bùn lầy, ẩm ướt. Tuy nhiên sống trong môi trường đó nhưng vẫn “ không hôi tanh mùi bùn”, sen vẫn mang trên mình một vẻ đẹp thanh tao đến thuần khiết. Đó cũng là lí do mà hoa sen thường tượng trưng cho sự trong sạch, không vấy bẩn, thể hiện đức tính bản thiện, không dục vọng, tham sân si của loài người.

Sen được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận. Củ sen được tạo thành bởi nhiều những nốt có hình trứng nối đuôi nhau, mang một màu trắng ngà. Ngó sen có hình dạng như chiếc đũa, có độ dài trung bình khoảng 30-50 cm. Ngó sen cũng mang màu trắng. Cuống sen thì có dạng hình tròn, bên trong rỗng mang một màu xanh nhưng hơi nâu, đặc biệt là có các gai li ti nho nhỏ mọc quanh cuống giúp có thể phần nào bảo vệ cây khỏi những tác động bên ngoài. Lá sen hình tròn, tâm giữa lá hơi sâu, hơi nhún. Những gân trên lá hiện ra rất rõ, khá to và chắc chắn để chống đỡ lá. Đặc điểm đặc biệt của lá sen đó là không thấm nước, dù bạn có đổ bao nhiêu nước vào lá nhưng những giọt nước ấy chỉ có 1 đường là trôi tuột và không để lại dấu vết của sự ướt át. Về phần búp sen thì có màu xanh lục đặc trưng, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen có màu hồng thắm phía đầu cánh hoa, phía trong cánh hoa có màu hồng nhạt. Các cánh xếp thành từng lớp từng lớp. Nhưng cũng có hoa sen màu trắng rất đẹp. Khi cánh hoa sen rụng thì ta sẽ lấy gương sen. Gương sen có hình dạng phễu, trên mặt tròn của gương có nhiều lỗ, mỗi một lỗ chứa một hạt sen bé nhỏ.

Ở Việt Nam ta, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa) gồm: lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, cúc, trúc, mai. Hoa sen rất thích hợp môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc chí Nam, sen có mặt ở mọi nơi, gần gũi với mọi người dân như: tre, đa,… Ở miền bắc hoa sen chỉ nở vào độ hè còn trong nam thì sen quang năm sinh sông phát triển tươi tốt.

Cây hoa sen mang trong nó những vẻ đẹp vạn người say triệu người mê, và bên cạnh đó sen còn đem đến cho đời sống cho chúng ta những thức quà bổ ích chiết xuất từ thiên nhiên. Những thức quà như: chè sen, cháo sen… có lẽ luôn in đậm trong tâm trí mỗi người. Một thức quà bổ ích cho sức khỏe, giải nhiệt, là món ăn không thể thiếu mỗi khi đói lòng. Thêm vào đó ta có thể lấy củ sen, một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn ( hầm đuôi bò, thịt bò, xương heo…). Làm món gỏi ngon bổ thì không thể thiếu ngó sen. Dùng cuống sen phơi khô, đun lên để chữa người bị viêm mũi rất hiệu quả. Và cũng đừng lo về chứng mất ngủ khi có tim sen trong tay.

Có ích trong đời sống hàng ngày là vậy, sen cũng góp một vai trò quan trọng đến đời sống tinh thần không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen có vị trí rất quan trọng, biểu tượng cho tình thần “cư trần bất nhiễm trần”, giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện hiền lương. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của Việt nam, sen luôn trở thành một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu và lí tưởng. Phải kể đến như công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng như “Chúa Một Cột” ở Hà Nội được xây dựng và thiết kế vào thời vua Lý Thái Tông. Đó là một hình ảnh cho sự giác ngộ, một giấc mộng muốn được giải thoát khỏi xấu xa, khổ ải.

Thêm vào đó, trong cuộc sống ngày nay sen vẫn là biểu tượng cao quý, xuất hiện mọi nơi. Hình ảnh bông sen trên mỗi chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnamairline phần nào thể hiện tính dân tộc, mong muốn đưa hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè năm châu lục. Qua đó thể hiện những đức tính giản dị mộc mạc, văn hóa đậm đà, phong tục đa dạng của một dân tộc có chủ quyền muốn khẳng định mình.

Cây hoa sen, một loài hoa, một con người, một bản sắc và cũng là cả một dân tộc. Giản dị, mộc mạc nhưng đầy sự thanh tao, cao quý, thuần khiết…chính là những gì mà sen mang trong mình. Thật đáng tự hào đối với mỗi người dân Việt về “quốc hoa” của chính dân tộc mình.

READ  Mẫu sổ theo dõi của tổ trưởng
Thuyết minh về Hoa Sen
Thuyết minh về Hoa Sen
Thuyết minh về Hoa Sen
Thuyết minh về Hoa Sen

Thuyết minh về Hoa cúc

Người xưa khi nói về những loài cây quý, thường thường đề cập đến tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai. Đây là bốn loài cây tượng trưng cho bốn mùa trong một năm, đồng thời cũng biểu tượng cho vẻ đẹp, khí phách của con người. Hình ảnh những loài cây này cũng được khắc họa trong rất nhiều những tranh ảnh, đá quý. Bên cạnh tùng, trúc, mai, những loài cây mang vẻ đẹp kiêu sa, tượng trưng cho người quân tử thì cúc lại mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, thanh khiết mà rất đỗi bình dị.

Hoa cúc có xuất xứ ở vùng có khí hậu ôn đới và những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Chính vì thế, đây là một loài hoa rất dễ mọc, phổ biến xuất hiện ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Tên gọi của hoa “cúc” bắt nguồn từ những câu chuyện của các nước phương Tây nhưng đặc biệt và thú vị nhất có lẽ là câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Đó là câu chuyện về một cậu bé hiếu thảo đi tìm loại thuốc chữa bệnh cho cha. Vì muốn cha của mình sống lâu trăm tuổi, cậu đã tìm vị thuốc ấy, vượt qua bao khó khăn, cậu đã tìm được những bông hoa với màu vàng như rơm, đẹp tươi, nở nhiều vào mùa xuân, có hương thơm. Sau này, người ta gọi đó là hoa cúc hay hoa cúc vạn thọ, tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu như cái tên của nó.

Hoa cúc thuộc loại cây thân thảo, thường mọc thành từng khóm. Thân cây cúc mảnh dẻ, thanh mảnh, cúc có những chiếc lá đan xen lẫn nhau màu xanh đậm, xòe ra như hình những chiếc răng cưa. Hoa cúc có đặc trưng là cánh nhỏ, mỗi bông hoa đều có rất nhiều cánh hoa màu vàng ươm trông rất đẹp. Tất cả cánh hoa xếp đều quanh nhụy tạo thành một vòng tròn to. Hoa cúc cũng có rất nhiều loại khác nhau như hoa cúc trắng, hoa cúc vàng, cúc họa mi… Mỗi loài hoa, mỗi màu hoa lại được sử dụng trong những dịp khác nhau.

Việc trồng và chăm sóc loài hoa này cũng cần hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn cao. Nếu không theo một quy trình chuẩn, hoa ra sẽ không được đẹp như mong muốn hoặc sẽ có rất nhiều khiếm khuyết. Trước hết, bạn nên chọn giống cúc trồng sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng chăm sóc. Trong quá trình chăm sóc, cần tưới nước đầy đủ và chăm sóc kĩ. Việc lựa chọn diện tích và đất trồng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì mỗi loại cúc khác nhau sẽ có những loại đất trồng phù hợp, dễ phát triển. Việc chăm sóc bằng ánh nắng mặt trời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của hoa cúc. Cung cấp đủ nước, đủ ánh sáng sẽ giúp hoa cúc nhanh phát triển và sinh trưởng tốt hơn.

Hoa cúc có rất nhiều giá trị, công dụng khác nhau đối với sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu khoa học, hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi ích rất tốt. Hoa cúc được điều chế để làm thuốc đau đầu, viêm mũi rất tốt, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng để chữa trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, một số bệnh về phụ khoa. Đặc biệt, trà hoa cúc có tác dụng vô cùng tốt đối với việc chăm sóc và cải thiện sức khỏe con người. Có thể kết hợp làm trà hoa cúc với mật ong hay cam thảo để tăng hiệu quả của bài thuốc này. Thứ trà hoa cúc đặc biệt có tác dụng tốt đối với da, tóc và sức khỏe của con người. Ngoài ra, một số bộ phận của hoa cúc như nhụy hoa, cánh hoa có thể dùng để trang trí hay chế biến các món ăn rất tốt.

Hoa cúc từ xưa đến nay luôn là một trong bốn loài hoa quý trong tứ hoa, tượng trưng cho khí tiết, đức tính của người quân tử, trượng phu. Hoa cúc còn thể hiện sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Vì thế, trên bàn thờ của các gia đình, người ta thường sử dụng loài hoa này để thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất. Hoa cúc vàng còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu. Ngoài ra, hoa cúc còn tượng trưng cho những nguồn năng lượng dồi dào, tích cực, may mắn mà mọi nhà đều mong muốn.

Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một đặc tính riêng nhưng hoa cúc vẫn luôn là biểu tượng về vẻ đẹp của một loài hoa không quá kiêu sa, lộng lẫy, rất đỗi giản dị nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho nhiều điều tích cực trong cuộc sống.

Thuyết minh về Hoa cúc
Thuyết minh về Hoa cúc
Thuyết minh về Hoa cúc
Thuyết minh về Hoa cúc

Thuyết minh về hoa Mai Vàng

Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam: hoa mai vàng.

Mai vàng thuộc họ hàng mai, vốn là một loài cây hoang dã, mọc nơi núi rừng với dáng vẻ tự nhiên mà quyến rũ. Trải qua thời gian cùng với nhu cầu thưởng ngoạn, trao gửi tâm linh, con người đã phát hiện, thuần dưỡng và xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã.

Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, đậm chất triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra đời từ đó.Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết. Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhà, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.

Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng và biết cách làm tôn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.

Thuyết minh về hoa Mai Vàng
Thuyết minh về hoa Mai Vàng
Thuyết minh về hoa Mai Vàng
Thuyết minh về hoa Mai Vàng

Thuyết minh về hoa Ly

Hoa Ly là một loài hoa rất được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi mùi hương và những ý nghĩa mà chúng mang lại. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ về loài hoa này về ý nghĩa và lịch sử phát triển lâu dài của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hoa Ly nhé! Vậy hoa Ly có nguồn gốc từ đâu?

Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất từ hàng trăm năm trước. Trong tài liệu cổ “Thần nông bản thảo” thì củ Lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ Lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Ban đầu, hoa Ly được trồng để lấy củ ăn, bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng vẻ đẹp và mùi hương quyến rũ của chúng đã được khẳng định qua những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Lily thời nhà Đường, nhà Tống qua các nhà thơ nổi tiếng. Vì thế, hoa Ly không chỉ được mọi người ưa chuộng về củ của chúng mà người ta còn thích thưởng thức vẻ đẹp của Lily.

Mặt khác, quá trình phát triển của hoa Ly cũng hết sức lâu dài. Cuối thế kỉ 16, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống Lily. Đầu thế kỉ 17 Lily được mang từ châu Âu đến châu Mỹ. Tiếp đến, sang thế kỉ 18 các giống Lily của Trung Quốc được mang sang châu Âu, do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây Lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của châu Âu, châu Mỹ. Đây là bước đầu cho thời kì hoa Ly được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trên toàn Thế Giới.

READ  Cách đăng ký/hủy đăng ký dùng ứng dụng trên App Store

Vào cuối thế kỉ 19, bệnh Virut ở Lily lây lan mạnh, tưởng chừng cây Lily sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỉ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở Trung Quốc (L. regane) có khả năng chống chịu tốt với bệnh virut, giống này được nhập vào châu Âu và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra rất nhiều giống có tính thích ứng rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây Lily lại được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới.

Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới. Một một hoa Ly trưởng thành có bảy bộ phận chính là rễ, thân, lá, hoa, củ, quả và hạt. Về phần rễ, hoa Ly có hai loại: rễ củ để hút nước và chất dinh dưỡng cho củ và rễ thân để nâng đỡ, hút nước và chất dinh dưỡng cho cây sinh sống. Củ của hoa ly nằm dưới mặt đất, nhiều lớp vải bên ngoài củ bọc lại thành lớp thân vảy. Ở thân chính của cây, thân trên mặt đất mang lá và hoa, phần dưới mặt đất mang rễ thân và củ con. Chiều cao thân chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt.

Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Về phần lá, hoa ly có nhiều hình dạng lá khác nhau như hình mũi mác, hình oval, hình elip, hình trứng hoặc thuôn dài hoặc tròn dài… lá không có cuống hoặc cuống ngắn tùy thuộc vào từng giống, nhóm giống. Phần hoa, phần quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp quyến rũ của chúng có màu sắc đa dạng, phong phú, có loại có hương thơm, loại không có hương thơm.

Hoa của hoa ly cũng có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là 3 dạng chính: Hoa hướng trên, hoa quay ngang và hoa rủ xuống. Hoa có 6 nhị dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ. Quả ly có chiều dài từ 5 – 7m, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Khi chín, quả tự nứt ra thành 3 khía dọc theo quả và phóng thích hạt ra ngoài. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc, bên trong hạt có chứa phôi. Khi gieo sẽ nảy mầm thành cây mới. Tất cả những thành phần này đã góp phần tạo nên một cây hoa Ly tuyệt đẹp, làm cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Hoa Ly phát triển mạnh mẽ trên đất thoát nước tốt, đất ẩm có axit nhẹ như đất hữu cơ làm từ mùn, đất tự nhiên. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển ban ngày là 20 – 25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Ngoài ra, các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25 – 28 độ C, ban đêm 18 – 20 độ C. Dưới 18 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Lily ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, từ 12 – 15 nghìn lux. Vào mùa hè, nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông thì 70% ánh sáng.

Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, vào thời kì đầu nên tưới nhiều nước, đến thời kì ra hoa cần giảm lại. Khi trồng cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất. Khi chăm cây,cần tưới ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phần còn bám trên lá.

Bông hoa ly vừa có hương thơm, vừa có vẻ đẹp quyến rũ , có thể tận dụng trong trang trí, làm quà tặng lại có lịch sử lâu đời. Vì vậy, chúng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung và toàn Thế Giới nói riêng bởi những câu chuyện, những biểu tượng đằng sau những bông hoa Ly.

Thuyết minh về hoa Ly
Thuyết minh về hoa Ly
Thuyết minh về hoa Ly
Thuyết minh về hoa Ly

Thuyết minh về Hoa đào

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,… mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,… Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân – một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,… Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo “thế” cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác… Thế mới biết, nghề trồng đào – chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Thuyết minh về Hoa đào
Thuyết minh về Hoa đào
Thuyết minh về Hoa đào
Thuyết minh về Hoa đào
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply