Top 6 Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” lớp 9 hay nhất

Or you want a quick look:

Làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cũng như cách làm các kiểu bài nghị luận khác cần nêu được những nhận xét, đánh giá và sự cảm nhận riêng của người viết về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở phân tích, bình giá hình ảnh, ngôn từ, kết cấu và giọng điệu, nội dung, cảm xúc trong đoạn thơ, bài thơ đó. Bài học “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về điều này, từ đó rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” hay nhất mà Mobitool đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 1

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, … Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc SGK

2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a.

Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết về…” cho đến “…thành thực của Tế Hanh.”): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Các luận điểm chính của phần Thân bài:

+ Nhận định khái quát: Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình.

+ Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ.

+ Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập, no ấm, yên bình.

+ Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ nổi bật giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn.

+ Những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.

Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức.

b. Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn:

+ Bố cục mạch lạc, sáng rõ.

+ Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.

+ Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.

III. Luyện tập

Câu 1: Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Thực hiện theo trình tự các bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

+ Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

– Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

+ Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

+ Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.

+ Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.

+ Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 2

Phần I: TÌM HIỂU ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Trả lời câu hỏi (trang 80 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Các đề bài trong SGK có cấu tạo chia làm hai loại

– Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,…

– Một loại đề không có những từ ngữ định hướng: đề số 4, đề số 7.

b. Các từ ngữ trong đề bài như: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

– Trường hợp không có những từ ngữ chỉ định, người viết phải tự xác định việc bày tỏ ý kiến, đánh giá của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.

Phần II: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Trả lời câu hỏi (trang 83 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a.

– Các phần của văn bản:

+ Mở bài (từ đầu đến “thành công khởi đầu rực rỡ”): giới thiệu về nhà thơ và bài thơ.

+ Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết” tới “thành thực của Tế Hanh”): phân tích vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.

+ Kết bài (phần còn lại): nếu lên giá trị của bài thơ đối với người đọc trong việc bồi đắp tình yêu quê hương.

– Các ý kiến trên được dẫn dắt, khẳng định qua việc chọn, phân tích những câu thơ tiêu biểu.

b. Văn bản có sức thuyết phục bởi vì:

– Hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lí.

– Người viết đã đưa ra những nhận xét, những cảm thụ của riêng mình.

– Giọng văn truyền cảm, lôi cuốn.

Phần III: LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 84 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bài tham khảo:

Mùa thu là một trong những đề tài được nhiều thi nhân viết đến. Tuy nhiên, mỗi bài thơ thu lại có những nét độc đáo và thi vị riêng. “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng là một bài thơ thu như thế. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa tinh tế của đất trời và của lòng người lúc sang thu. Mở đầu bài thơ, người đọc đã có thể nhận ra ngay cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận. Ở đây đó chính là bất chợt nhận ra đất trời đã chớm sang thu. Cái hay và tinh tế nữa đó là, tác giả nhận thấy mùa thu không phải vì bầu trời cao xanh hơn hay hoa cúc nở vàng như trong các bài thơ ta thường thấy mà ở đây là vì “hương ổi phả vào trong gió se”. Sự tinh tế của tác giả chính là ở việc không tả mà chỉ gợi. Hương ổi thơm lừng trong gió se gợi cho người đọc màu vàng ươm của những trái ổi nơi vườn quê trong một buổi chiều cuối hạ, đầu thu. Và vì có gió thu “se” lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn, phả vào đất trời và hồn người để cho tác giả “bỗng” phát hiện ra thu đã về. Không chỉ có “hương ổi” trong “gió se”, nhà thơ còn nhận thấy:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Với cách nhân hóa, từ láy “chùng chình” gợi tả sự chậm rãi, nhẹ nhàng của màn sương giống như một nàng Thu yêu kiều đang bước tới. Sương bay qua ngõ, giăng mắc vào những giậu rào, trên những cành cây khô đầu ngõ cuối thôn. Thế nhưng, dù đã cảm nhận được mùa thu qua ba giác quan khứu giác (hương ổi – vị giác, gió se – xúc giác, sương chùng chình – thị giác) nhưng tác giả vẫn chưa hết sững sờ, vẫn chưa dám tin là thu đã về nên mới mơ hồ: “Hình như thu đã về”. “Hình như” là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng kì thực là tác giả đã tự khẳng định rằng: mùa thu về thật rồi.

Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 3

I – Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 80 – SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Câu hỏi :

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ?

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm ? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.)

READ  Tổng hợp list truyện tranh đam mỹ hoàn (full) hay, đáng đọc nhất

Trả lời :

a) Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại :

– Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,…

– Một loại đề không có những từ ngữ định hướng: đề số 4, đề số 7.

b) Các từ ngữ trong đề bài như phân tích, suy nghĩ, cảm nhận biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài :

– Phân tích : yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để rút ra những nhận định cần thiết.

– Cảm nhận : lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ đó, nhấn mạnh đến yếu tố cảm thụ chủ quan.

– Suy nghĩ : nhằm nhấn mạnh tới những suy nghĩ riêng, những kết luận rút ra trên cơ sở suy luận về những yếu tố nội dung, nghệ thuật và kết luận lô-gic rút ra từ đó.

Trường hợp không có những từ ngữ chỉ định, người viết phải tự xác định việc bày tỏ ý kiến, đánh giá của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Ví dụ đề số 4 là hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Đề số 7 là những đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. Vấn đề là phân tích hay cảm nhận, phân tích hay suy nghĩ, phân tích hay bình luận là do người viết tự lựa chọn. Cốt làm rõ được hình ảnh người chiến sĩ lái xe hay làm rõ những đặc sắc của bài thơ.

II – Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 1 trang 80 – SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Câu 2 trang 83 – SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Câu hỏi :

a) Trong văn bản nêu trên, đâu là phần Thân bài ? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương ? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao ?

b) Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không ? Vì sao ? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này ?

Trả lời :

a) Trong văn bản trong SGK, phần Thân bài bắt đầu từ “Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết” cho đến “tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”.

Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét về tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết của tác giả thể hiện trên các hình ảnh, cảm xúc :

– Trai làng ra khơi đánh cá mạnh mẽ, hào hứng.

– Thuyền đánh cá trở về trong sự chào đón của dân làng.

– Cảm nhận tinh tế về con người, cảnh vật quê hương.

– Những hình ảnh, ngôn từ, âm điệu thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, rung động tinh tế.

Các ý kiến trên được dẫn dắt, khẳng định qua việc chọn, phân tích những câu thơ tiêu biểu, những hình ảnh thơ đặc sắc. Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài gắn kết với nhau chặt chẽ, tự nhiên. Mở bài giới thiệu ấn tượng chung về bài thơ “Quê hương”. Thân bài triển khai những thành công của bài thơ về tình cảm quê hương. Kết bài khái quát giá trị bồi đắp tình yêu quê hương của bài thơ.

b) Nhìn chung văn bản có tính thuyết phục. Người viết đã tập trung làm rõ tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh được thể hiện bằng những hình ảnh đẹp, giàu sức gợi của làng chài. Trong khi nêu luận điểm, người viết đã chỉ ra đặc sắc của hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng của những câu thơ dạt dào tình yêu quê hương. Người viết cũng thật sự xúc cảm, rung động với bài thơ, rung động với tình yêu quê hương.

Ghi nhớ:

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần :

+ Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nên nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí củ đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

+ Thân bài : Lần lượt trình bàu những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc … của tác phẩm

III – Luyện tập (trang 84 – SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Dàn ý

1. Mở bài :

– Giới thiệu khổ thơ đầu :

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

– Đây là khổ thơ nêu những cảm nhận tinh tế về những dấu hiệu mùa thu đã về.

2. Thân bài :

– Phân tích những cảm nhận tinh tế về những dấu hiệu của mùa thu :

+ Hương ổi chín là hương quả mùa thu.

+ Gió se là gió heo may hanh và se se lạnh – gió của mùa thu.

+ Sương chùng chình qua ngõ là sương mùa thu.

– Phân tích giá trị gợi tả của các từ phả, chùng chình, hình như.

– Những cảm nhận này kết hợp các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác (mùi hương, cái lạnh se, sự chùng chình).

– Cảm nhận từ gần ra xa, từ bên người ra ngoài ngõ.

3. Kết bài : Nhấn mạnh sự tinh tế trong cảm nhận về dấu hiệu của mùa thu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.

Câu hỏi:
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
b) Các từ trong bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ ( hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu yêu cầu gì đối với bài làm?
Trả lời:
a) Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, … Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
b) Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

1. Cách bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đề bài “Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh”, ta có trình tự các bước như sau:

Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề bài đưa ra vấn đề nghị luận nào? (tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hươngcủa Tế Hanh).
Đề bài có đưa ra yêu cầu (mệnh lệnh) cụ thể không, nếu có thì yêu cầu ấy là gì? (Phân tích)

– Tìm ý:
Đọc kĩ lại bài thơ (nếu là đoạn thơ thì cũng phải đọc kĩ cả bài, đặt đoạn thơ đó vào bài thơ để tìm hiểu).
Tìm hiểu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ (nếu có): Tế Hanh sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
Sắc thái cảm xúc xuyên suốt bài thơ là gì (?): tha thiết, ngọt ngào.
Tìm hiểu những nét đặc sắc nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài được thể hiện bằng những vần thơ bình dị, giàu sức gợi cảm.
Sau khi đã nắm được những nét chung nhất về bài thơ, em hãy xác định những luận điểm chính gắn với vấn đề nghị luận mà đề bài đưa ra:
Trong cách xa, nhà thơ nhớ về quê hương như thế nào? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ có những đặc điểm và vẻ đẹp gì?
Bài thơ có những hình ảnh, câu thơ nào gây ấn tượng sâu sắc đối với em? Ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc?

Bước 2. Lập dàn bài

Trình bày các luận điểm theo bố cục 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát nhận định của mình về vấn đề nghị luận: Giới thiệu sơ lược về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, nêu nhận định của em về tình yêu quê hương trong bài thơ.
Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương trong bài thơ.
Nêu nhận xét chung về bài thơ: Bài thơ Quê hương thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn.
Tình yêu quê hương biểu hiện cụ thể ở vẻ đẹp của cảnh ra khơi và cảnh trở về:
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: khoẻ khoắn, đầy sức sống
Cảnh đón thuyền cá về bến về: tấp nập, bình yên, no đủ
Tình yêu quê hương thể hiện ở nỗi nhớ: những hình ảnh của quê hương in đậm trong kí ức của nhà thơ.

READ  PNGTree: Đăng ký tài khoản và tải ảnh icon đẹp miễn phí | Vuidulich.vn

Kết bài: Chốt lại vấn đề nghị luận, mở rộng liên tưởng: Khẳng định vẻ đẹp, tình yêu quê hương được gửi gắm trong bài thơ. Nêu lên ấn tượng mà vẻ đẹp của bài thơ đã để lại trong tâm trí em.
Bước 3. Viết bài
Bước 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa


2.Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Đọc và trả lời câu hỏi:
QUÊ HƯƠNG TRONG TÌNH THƯƠNG, NỖI NHỚ
Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một vùng cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng một sớm mai đẹp như mơ :

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh :
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng máu chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiêng ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm ! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy. Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết :

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền hơi thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương :

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khắc tạc bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn : bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muốn mặn mòi ấy thấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kỳ diệu ?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỷ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – Câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh. Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
(Bài làm của học sinh)

Câu hỏi:
a) Trong văn bản trên đâu là phần thân bài? Ở phần ngày người viết đã trình bày những nhận xét về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần mở bài và thân bài ra sao?
b) Văn bản có sức thuyết phục và hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận văn học này?
Trả lời:
a)
Thân bài (từ “Nhà thơ đã viết về…” cho đến “…thành thực của Tế Hanh.”): Trình bày những cảm nhận, phân tích về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, thơ mộng của nhà thơ qua bức tranh dân chài ra khơi và cảnh trở về bến cùng những hình ảnh đặc sắc thể hiện nỗi nhớ, tình thương của tác giả.
Những suy nghĩ ý kiến ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần mở bài và thân bài được phân tích, bingh giảng cụ thể gắn liền với hình ảnh, ngôn từ giọng điệu của bài thơ. Phần thân bài kết nối với phần thân bài một cách chặt chẽ, đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận định, nhận xét bao quát ở mở bài. Từ đó dẫn đến kết bài nhằm đánh giá sức hấp dẫn, ý nghĩa của bài viết.

b) Văn bản có sức thuyết phục và hấp dẫn. Bởi vì:
Bố cục mạch lạc, sáng rõ.
Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.
Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.
Rút ra bài học: Bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần nêu lên được các nhận xét đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải được gắn với sự phân tích, bình giá ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu nội dung cảm xúc của tác phẩm.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

III- LUYỆN TẬP

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu Hữu Thỉnh

Bài làm:
Mùa thu mang đến cho tâm hồn con người những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất. Mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất khơi gợi nhiều những suy nghĩ tâm tư rung động của mỗi nhà văn nhà thơ. Nếu như mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn đời thì mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người đặc biệt biệt qua khổ thơ:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió dịu.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta. Khổ trện mở đầu cho bài thơ Sang thu là những cảm xúc khơi nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả. Nếu như Xuân Diệu bắt đầu mùa thu với tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai” của lá được bàn tay tạo hóa “dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi” của vườn quê dược “‘phả vào” trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió dịu.”

Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .”Phả” là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: “hương ổi”, một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê.“Hương ổi” được hữu hình trong bài “Sang thu” là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:

“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Tác giả sử dụng thành công từ láy tượng hình “chùng chình” gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. “Chùng chình” là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. “Hình như” là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Nếu các từ ngữ “bỗng nhận ra” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc… Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với “Sang thu” của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của “Sang thu”.

Đoạn thơ mở đầu diễn biến mạch theo mạch cảm xúc tự nhiên của tác giả vào lúc sang thu.Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu”. Cách sử dụng thể thơ ngũ ngôn thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu” là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ – thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.

READ  Đối tượng ưu tiên tuyển sinh 2021

Đoạn thơ với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 5

Kiến thức cơ bản

Những kiến thức quan trọng bạn cần ghi nhớ:

• Bài nghị luận tác phẩm văn học cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng

– Phần mở bài: giới thiệu tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến đánh giá của mình.

– Phần thân bài: Lần lượt trình bày những ý kiến, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, phân tích, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phân mở bài bằng những luận cứ cụ thể, đáng tin cậy.

– Phần kết bài: khái quát, giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

• Lời văn của bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ cần phải tự nhiên, giàu cảm xúc, thể hiện sự tự tin, nhiệt tình trước vấn đề đang trình bày.

Hướng dẫn soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

Đề bài nghị luận về một đoạn thơ

Đọc các đề bài (tr 79;80 SGK Ngữ văn 9 tập 2 )và trả lời câu hỏi

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.)

Trả lời

a) Tám đề văn trong sách giáo khoa đều có cấu tạo giống nhau là yêu cầu người viết phải nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của mình về đoạn thơ hoặc bài thơ. Những bài thơ có trong các đề này đều là những bài các em đã học qua trong chương trình ngữ văn 9.

b) Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ từ suy nghĩ nhấn mạnh đến nhận định, phân tích của người viết. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiều bài” khác nhau.

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ

Câu 2 – Trang 83 SGK

Đọc văn bản Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ (Tr 81 – 93 SGK)sau và trả lời câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

b) Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

Trả lời

a) – Các phần của văn bản:

+ Mở bài: từ đầu đến “thành công khởi đầu rực rỡ”: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

+ Thân bài: Từ “nhà thơ đã viết” đến “thành thực của Tế Hanh”: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cả lúc trở về.

+ Kết bài: Phần còn lại: Nêu lên giá trị của bài thơ đối với người đọc trong việc bồi đắp tình yêu quê hương.

– Cách dẫn dắt khẳng định: tác giả nêu lên những nhận xét, đánh giá khái quát, sau đó nêu lên dẫn chứng và phân tích.

b) Văn bản có sức thuyết phục bởi:

– Hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lí.

– Có những nhận xét và cảm thụ riêng của tác giả.

– Giọng văn truyền cảm, lôi cuốn.

Luyện tập

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bài làm tham khảo

Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu – bấy giờ là hương ổi chín tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.

Đã cảm được hương ổi, đã nhận ra gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết “hình như thu đã về”. Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu đã vể thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đăng lúc thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.

Hình như thu đã về.

Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cải ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó “hình như thu đã vể“ còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn “Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” số 6

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Các đề bài trên chia làm hai loại :

Có đề bài không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, 7.., mà chỉ có yêu cầu ngầm.
Có đề bài kèm theo mệnh lệnh cụ thể như các đề còn lại.
b. Yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị :

Phân tích : phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng, nghiêng về nghị luận.
Cảm nhận: nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng.
Suy nghĩ : nhấn mạnh nhận định, đánh giá về đối tượng.
Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

4 bước

Tìm hiểu đề, tìm ý
Lập dàn ý
Viết thành văn
Đọc và sửa chữa.

2. Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ.

a. Phần Thân bài của văn bản : “Nhà thơ đã viết về … thành thực của Tế Hanh”.

Nhận xét của người viết trong phần Thân bài : cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lắng sâu của Tế Hanh.
Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt theo từng luận điểm từ khái quát đến chi tiết, những hình ảnh nổi bật. Giữa Mở bài, Thân bài và Kết bài có mối liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Thân bài phân tích làm rõ nhận định ở Mở bài, từ các luận điểm ở Thân bài dẫn đến kết luận ở Kết bài.
b. Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi:

Bố cục mạch lạc rõ ràng.
VB tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ, người viết phân tích những đặc sắc vê h/ả và ngôn từ…
Qua VB thấy người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm thiết tha đối với quê hương.

III. Luyện tập Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).
Tìm ý: Nội dung cảm xúc chung của bài thơ Sang thu là gì? Nội dung của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?
Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.
b. Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng : bỗng, hình như.
Cảm nhận tinh tế về dấu hiệu mùa thu : hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, sông nước, chim, mây, nắng, mưa, sấm.
Hình ảnh thơ độc đáo và từ ngữ giàu sức gợi cảm

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply