Or you want a quick look: 1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1
Top 3 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì. Mời các em tham khảo
1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên…dưới chân) trang 59.
2. Điền vào chỗ trống l hay n?
……ăm gian…..ều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
…..ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
…..àn ao lóng…..ánh bóng trăng….oe.
(Nguyễn Khuyến).
II. Tập làm văn:
– Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây:
a. Đó là hội gì?
b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa…)?
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
– Đọc thầm bài thơ:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
(Hoài Khánh)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
– Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm)
A. Có 2 sự vật
B. Có 3 sự vật
C. Có 4 sự vật
D. Có 5 sự vật
– Hãy kể tên những sự vật đó:…………………………………………………………………..
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1 điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.
C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
– Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.
1.1. Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
– GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm.
II. Tập làm văn
– HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
– (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5)
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc).
Hướng dẫn cho điểm:
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm)
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm)
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm)
– HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm)
– HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
– Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm)
VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
– Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao?
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm): Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh, chọn một bài trong sách TV tập 2.
2. Đọc thầm bài (6 điểm) “Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì?
a. Hội thi sắc đẹp.
b. Hội thi hót hay.
c. Hội thi chạy.
d. Hội thi săn mồi.
Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?
a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.
b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.
c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.
d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi?
a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra.
b. Ngựa Con bị vấp té.
c. Ngựa Con bị gãy chân.
d. Ngựa Con không được thi.
Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.
b. Vì Ngựa Con bị té.
c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.
d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.
Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai?
Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì?
a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy.
b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất
c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.
d. Ngựa Con không nghe lời cha.
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa?
a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối
b. Ngựa Cha khuyên con.
c. Các vận động viên rần rần chuyển động.
d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.
Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài:
B. KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: (4 điểm) Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà).
Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:
– Em đã làm việc gì?
– Em làm việc đó ở đâu?
– Em làm cùng với ai?
– Kết quả công việc ra sao?
Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?
2.1. Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 2
A. KIỂM TRA ĐỌC
Học sinh trả lời đúng 1 câu trắc nghiệm được 0,5 điểm, đúng 1 câu tự luận được 1 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 7 | 8 |
Đáp án | c | d | a | d | b | d |
Câu 5. Câu chuyện nói về cuộc chạy đua của muông thú trong rừng.
Câu 6: Ngựa Con rút ra được bài học: Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.
Câu 9: Ngựa Con mải mê soi mình dưới suối.
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: 4 điểm
– Viết đúng tốc độ: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn
– Nội dung: 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
– Kĩ năng:
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Dùng từ, đặt câu phù hợp: 1 điểm
Sáng tạo: 1 điểm.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II
II. Đọc thầm (4 điểm)
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?
– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.
Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:
“Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia.”
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?
A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.
B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?
A. Hoa, lá.
B. Hoa, lá, chim sâu.
C. Chim sâu, gió, hoa, lá.
Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.
B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.
C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.
D. Mọi người, mọi vật đều có ích.
Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?
A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.
B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.
C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (5 điểm) Nghe -Viết:
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…
Nguyễn Văn Chương
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.
3.1. Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc
* Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe viết) 5 điểm.
● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm)
● Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh…..) trừ 0,5 điểm
● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể trừ toàn bài 1 điểm.
II. Tập làm văn 5 điểm.
● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ
● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.
● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5)
● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.
● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Top 3 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi giữa kì. Mời các em tham khảo
1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên…dưới chân) trang 59.
2. Điền vào chỗ trống l hay n?
……ăm gian…..ều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
…..ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
…..àn ao lóng…..ánh bóng trăng….oe.
(Nguyễn Khuyến).
II. Tập làm văn:
– Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây:
a. Đó là hội gì?
b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa…)?
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
– Đọc thầm bài thơ:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
(Hoài Khánh)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
– Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm)
A. Có 2 sự vật
B. Có 3 sự vật
C. Có 4 sự vật
D. Có 5 sự vật
– Hãy kể tên những sự vật đó:…………………………………………………………………..
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1 điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.
C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
– Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.
1.1. Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 1
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
– GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm.
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm.
II. Tập làm văn
– HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
– (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5)
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc).
Hướng dẫn cho điểm:
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm)
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm)
– HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm)
– HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm)
– HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
– Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm)
VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
– Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao?
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm): Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh, chọn một bài trong sách TV tập 2.
2. Đọc thầm bài (6 điểm) “Cuộc chạy đua trong rừng” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 4. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Muông thú trong rừng mở hội thi gì?
a. Hội thi sắc đẹp.
b. Hội thi hót hay.
c. Hội thi chạy.
d. Hội thi săn mồi.
Câu 2. Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?
a. Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.
b. Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.
c. Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.
d. Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Ngựa Con trong cuộc thi?
a. Một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra.
b. Ngựa Con bị vấp té.
c. Ngựa Con bị gãy chân.
d. Ngựa Con không được thi.
Câu 4: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
a. Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.
b. Vì Ngựa Con bị té.
c. Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.
d. Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.
Câu 5. Câu chuyện này nói đến cuộc chạy đua của ai?
Câu 6: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu: Ai là gì?
a. Ngựa Con tham gia hội thi chạy.
b. Ngựa Con là con vật chạy nhanh nhất
c. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá.
d. Ngựa Con không nghe lời cha.
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có sự vật được nhân hóa?
a. Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới suối
b. Ngựa Cha khuyên con.
c. Các vận động viên rần rần chuyển động.
d. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự.
Câu 9: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Nói về Ngựa Con trong bài:
B. KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: (4 điểm) Nghe – viết bài “Bác sĩ Y-éc-Xanh” sách HDH Tiếng Việt 3 tập 2B trang 47. (Đoạn viết: Bà khách ước ao …………………trí tưởng tượng của bà).
Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo gợi ý sau:
– Em đã làm việc gì?
– Em làm việc đó ở đâu?
– Em làm cùng với ai?
– Kết quả công việc ra sao?
Sau khi làm việc đó, em cảm thấy thế nào?
2.1. Đáp án Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 2
A. KIỂM TRA ĐỌC
Học sinh trả lời đúng 1 câu trắc nghiệm được 0,5 điểm, đúng 1 câu tự luận được 1 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 7 | 8 |
Đáp án | c | d | a | d | b | d |
Câu 5. Câu chuyện nói về cuộc chạy đua của muông thú trong rừng.
Câu 6: Ngựa Con rút ra được bài học: Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.
Câu 9: Ngựa Con mải mê soi mình dưới suối.
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: 4 điểm
– Viết đúng tốc độ: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn
– Nội dung: 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
– Kĩ năng:
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Dùng từ, đặt câu phù hợp: 1 điểm
Sáng tạo: 1 điểm.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II
II. Đọc thầm (4 điểm)
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?
– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.
Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:
“Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia.”
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?
A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.
B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?
A. Hoa, lá.
B. Hoa, lá, chim sâu.
C. Chim sâu, gió, hoa, lá.
Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.
B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.
C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.
D. Mọi người, mọi vật đều có ích.
Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?
A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.
B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.
C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (5 điểm) Nghe -Viết:
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…
Nguyễn Văn Chương
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.
3.1. Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc
* Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe viết) 5 điểm.
● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm)
● Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh…..) trừ 0,5 điểm
● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể trừ toàn bài 1 điểm.
II. Tập làm văn 5 điểm.
● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ
● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.
● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5)
● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.
● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.