Top 3 bài văn tả cây bút mực hay nhất

Or you want a quick look:

Đối với mỗi em học sinh cấp 1, cây bút mực giống như một người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng các em trong mỗi ngày học trên lớp. Vậy các em đã biết các làm bài văn miêu tả người bạn này chưa? Chúng tôi sẽ giúp các em làm tốt hơn bài văn miêu tả cây bút mực lớp 4 với những bài văn mẫu được chọn lọc dưới đây.Tả cây bút mựcDàn ý miêu tả cây bút mực gợi ýTrước khi làm văn, các em đừng quên lập dàn ý nhé. Việc lập dàn ý vừa giúp các em không bị quên ý, bài văn được mạch lạch và đầy đủ hơn. Khi tả cây bút mực em có thể lập dàn ý gồm 3 phần như sau:Phần mở bài: Giới thiệu sơ qua về cây bút mực: cây bút mực này từ đâu em có và có trong dịp nào? (Ví dụ: Em được bố tặng một cây bút mực nhân chuyến công tác của bố…)Phần thân bài:Tả bao quát chiếc bút mực:Cây bút được làm từ chất liệu gìMàu sắc của cây bút ra saoHình dáng của cây bút và kích thước của cây bút như thế nàoTả chi tiết chiếc bút mực:Ở bên ngoài, cây bút có 2 phần bao gồm phần nắp bút và phần vỏ thân bút.Ở bên trong: Ngòi bút bằng chất liệu gì? Ngòi trơn mịn như thế nào? Phần ruột bút còn có ống mực và phải được bơm đầy mực mới sử dụng được.Công dụng của cây bút mực: Giúp em viết chữ đẹp, học tập tốt hơn.Phần kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với cây bút và lời hứa em sẽ giữ gìn cây bút thật cẩn thận.Văn mẫu tả cây bút mựcNhững bài văn mẫu tả cây bút mực lớp 4Bài văn mẫu tả cây bút mực số 01“Này cô bạn nhỏ của tôi ơi, cô chưa cho tôi ăn no để chuẩn bị cho ngày mai đến trường sao?”. Em đang chuẩn bị đi ngủ thì tiếng nói ở đâu vang lên khiến em giật mình. Thì ra chính là cây bút mực đang nhắc nhở em. Suýt chút nữa em đã quên không bơm mực và chuẩn bị sách vở cho ngày mai đến trường rồi.Cây bút mực này không phải cây bút mực hiếm có khó tìm, nhưng đối với em nó lại vô cùng đặc biệt. Trong một lần bố đi công tác xa, bố đã mua cây bút này để làm quà cho em với lời chúc mong em học tập thật tốt trong năm học mới. Cũng kể từ ấy, cây bút mực trở thành người bạn thân thiết của em trong suốt năm học lớp 4.Cây bút của em có mặc chiếc áo màu xanh dương và được trang trí thêm nhiều chi tiết sắc màu khác. Vỏ bút được làm từ chất liệu kim loại không gỉ sét. Nhìn từ bên ngoài, cây bút chỉ dài bằng một gang tay người lớn và được chia thành 2 phần nắp bút và thân bút. Phần nắp bút ngắn chỉ bằng một nửa phần vỏ thân bút và được thiết kế có thể liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ của vỏ bút chính là bảo vệ cho những bộ phận bên trong của bút. Riêng phần nắp có thiết kế thêm quai cài màu đồng lấp láp giúp em có thể cài bút vào vở tránh làm rơi bút. Phần vỏ thân bút hơi thon về phần đuôi có thêm dòng chữ “Nét chữ nết người” màu vàng nổi bật, viết cách điệu rất đẹp mắt. Mỗi khi em đóng hay mở nắp bút ra đều phát ra âm thanh tách nghe rất vui tai.Phần bên trong của bút cũng được chia thành các bộ phận khác nhau. Phần đầu là ngòi bút cũng bằng kim loại và hình lưỡi gà. Đầu nhọn là đầu viết chữ. Phần ruột bút dài khoảng 5cm được làm bằng nhựa dẻo làm nơi chứa mực cung cấp mực cho đầu bút tạo thành nét chữ.Em rất thích cây bút này bởi ngòi bút viết trơn và mịn, thân bút cầm nhẹ tay giúp em lướt nét chữ nhanh hơn. Từ ngày có cây bút, em luyện chữ đẹp hơn và học tập cũng tốt hơn nữa. Mỗi tối trước khi đi ngủ em luôn giữ thói quen bơm đầy mực vào bút để chuẩn bị cho ngày học hôm sau. Mỗi lần dùng bút xong em luôn nắp bút thật cẩn thận để tránh mực bị khô và chẳng may làm rơi bút thì ngòi bút sẽ hỏng. Thi thoảng em sẽ rửa bút bằng nước ấm để làm sạch mực cặn bên trong giúp bút bền hơn, đẹp hơn và sử dụng tốt hơn.Em rất cảm ơn bố đã tặng em một cây bút máy đẹp. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng yêu thương của bố.Bài văn mẫu tả cây bút mực số 02Hôm nay là cuối tuần, em được nghỉ học nên em rảnh rỗi và dọn dẹp lại bàn học, giá sách của mình. Bỗng một chiếc hộp nhỏ rơi ra, em nhặt lên thì ra trong đó có chứa cây bút mực đã theo em suốt mấy năm học, nhưng giờ đây cây bút mực này đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Em bồi hồi nhớ lại!Cây bút mực này chẳng có gì đặc  biệt khi nó được bán rất nhiều ở ngoài cửa hàng sách, nó cũng chẳng quý giá vì làm từ nhựa chứ không phải vàng bạc hay kim cương. Nhưng đối với em, cây bút mực đáng trân trọng và vô giá hơn bất cứ đồ vật nào bởi đó là món quà ông nội đã tặng cho em. Dù hiện tại cây bút đã không còn sử dụng được nữa nhưng em vẫn luôn cất nó thật cẩn thận. Ông nội tặng cho em cây bút mực này vào năm em bắt đầu lên lớp 1.Cây bút của thương hiệu Trường Sơn với lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa cứng màu xanh dịu mắt. Cũng như các cây bút máy khác, phần vỏ thân bút được chia làm 2 phần nắp bút và thân bút. Khi cây bút được nắp lại cẩn thận cũng chỉ có chiều dài khoảng 15 cm mà thôi. Phần nắp bút ngắn hơn dùng để bảo quản đầu bút và có cả quai cài nữa. Phần vỏ thân bút để bảo vệ ruột bút. Nắp bút và vỏ thân bút rất ăn khớp với nhau qua những vòng ren được thiết kế có thể xoáy vào chặt chẽ. Khi em đóng nắp bút cho dù bút có rơi cũng không làm ảnh hưởng đến ngòi bút đâu nhé.Mở nắp bút ra, em sẽ thấy ngay phần ngòi bút nhọn màu đen. Ở ngay bên dưới là phần lưỡi gà có công dụng điều tiết mực, giúp mực ra đều không quá đậm cũng không quá nhạt. Ngòi bút rất quan trọng quyết định đến nét chữ có đẹp không, có mềm mại không. Còn phần thân bút thì sao? Ở đó có ruột bút là nơi chứa mực. Nếu không có mực, bút cũng chẳng thể sử dụng được. Khi bơm mực, em chỉ cần nhẹ nhàng xoắn phần ruột bút bằng cao su mềm sau đó thả ra, mực sẽ được hút lên.Trong suốt những năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3, cây bút này đã theo em đến trường, cùng em làm biết bao bài toán bài văn. Ngay cả trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh em cũng sử dụng cây bút này nữa. Đối với em, cây bút còn như một người bạn.Do sử dụng trong thời gian dài, nên cây bút bị hỏng và không còn dùng được nữa. Dù đã được mẹ mua cho cây bút mới, nhưng em vẫn giữ người bạn cũ này lại làm kỉ niệm và cất vào một góc trên giá sách cũng như một góc nhỏ trong trái tim mình.Bài văn miêu tả cây bút mực số 03Em vừa đạt giải nhất trong kỳ thi viết chữ đẹp cấp tỉnh, điều đó khiến em rất vui và bố mẹ vô cùng tự hào. Thế nhưng để đạt được thành tích dù nhỏ bé này em đã phải trải qua một quá trình rèn luyện gian khổ và người bạn đồng hành của em chính là cây bút mực mẹ mua cho.Em nhớ những ngày mới cầm bút viết những nét chữ đầu tiên, không hiểu sao chữ em rất xấu. Thậm chí, cô giáo còn phải nói chuyện riêng với mẹ em về việc nhắc nhở em cần được luyện chữ thêm ở nhà. Mẹ không mắng mỏ em, không phạt em nhưng mẹ rất buồn. Chính vì thế em đã quyết tâm luyện chữ. Mẹ đưa em đi nhà sách để mua bút máy và vở mới cho em.Cây bút máy này do chính em chọn có chiếc áo màu hồng em yêu thích. Trên thân bút có hình chú bướm được in vô cùng xinh xắn và sắc nét. Chất liệu tạo nên vỏ bút từ kim loại nhưng khi cầm không hề nặng tay đâu nhé. Bạn bút này của em phần có có 2 bộ phận nắp bút và thân bút. Chức năng của phần vỏ để bảo vệ các bộ phận bên trong của bút. Riêng phần nắp có thêm kẹp gài cũng bằng thép không gỉ để mắc vào sách vở hay vào cặp không bị rơi mất bút. Em mở nắp ra, phần ngòi bút giống như hình lá tre hiện lên. Ngòi bút này được gắn liền với phần màu đen hay còn gọi là lưỡi gà. Cả hai phần được gắn vào quản bút vô cùng chắc chắn. Phần ruột bút bên dưới làm từ chất liệu nhựa có vai trò chứa mực. Mỗi ngày em chỉ cần bơm mực 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ với thao tác vô cùng đơn giản: nhúng đầu ngòi bút vào lọ mực sao cho ngập qua phần lưỡi gà và đẩy lên thế là mực được hút đầy vào phần ruột.Em vẫn nhớ như in những ngày đầu luyện chữ đầy khó khăn. Tay em lúc đó khá cứng và cầm bút ngượng ngịu. Chỉ cần luyện chữ một lúc em đã mỏi tay và còn buồn ngủ nữa. Lắm lúc em cũng nản chí chỉ muốn buông bút xuống và đi ngủ thôi. Thế nhưng em nghĩ đến sự quan tâm của bố mẹ, sự động viên của cô giáo nên em lại cố gắng từng chút một, nắn nót từng nét chữ. Mỗi ngày em cố gắng luyện chữ thêm vào dòng, viết nét chữ mềm mại hơn một chút và không quên nhờ mẹ góp ý, sửa chữa cho. Dần dần em đã tiến bộ lúc nào không hay và em cũng yêu thích viết chữ nữa. Em tự luyện các mẫu chữ viết thường và viết hoa đẹp chẳng khác nào in trong sách. Cuối năm học, em được cô giáo và nhà trưởng cử đi thi viết chữ đẹp.Thành tích của em đạt được tuy không phải lớn nhưng đối với em đó là một quá trình cố gắng. Cũng nhờ có bạn bút máy đồng hành em đã thay đổi được chữ viết xấu của mình. Ông bà ta có câu “Nét chữ nết người” quả không sai. Em sẽ giữ gìn cây bút này thật cẩn thận.Trên đây là những bài văn mẫu tả cây bút mực lớp 4. Các em tham khảo để viết bài văn của mình hay hơn, giàu cảm xúc hơn nhé.Bài viết liên quan :

See more articles in the category: Giáo dục
READ  Cách nướng khoai bằng nồi chiên không dầu ngon như ngoài hàng

Leave a Reply