Or you want a quick look: Tới tháng là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Hiểu rõ những hiện tượng xảy ra vào độ tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở các chị em phụ nữ. Tới tháng là một vấn đề mà bất cứ ai cũng phải quan tâm. Vậy tới tháng là gì? Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài bao lâu? GiaiNgo sẽ giúp bạn trả lời nhé!
Tới tháng là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Tới tháng là gì?
Tới tháng chính là khi bạn đến kỳ kinh nguyệt của mình. Hiện tượng kinh nguyệt chính là các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ. Những thay đổi đó được hệ hormone sinh dục điều khiển.
Chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
Nhiều người lầm tưởng rằng tới tháng và kinh nguyệt khác nhau. Tuy nhiên tới tháng chính là cách gọi “dân dã” hơn khi bạn đến kỳ kinh nguyệt. Vì thế, việc lý giải tới tháng là gì cũng tương đồng với khái niệm của chu kỳ kinh nguyệt.
Từ đồng nghĩa với tới tháng là gì?
Hiện tượng tới tháng có nhiều cách gọi. Nó có cách nói khéo theo một cách ý tứ và cũng có tên nêu rõ được bản chất. Có thể bạn không biết tới tháng là gì nhưng chắc hẳn bạn sẽ nghe đến chu kì kinh nguyệt. Vì thế, từ đồng nghĩa với tới tháng có thể là kinh nguyệt, ngày đèn đỏ, mùa “dâu” rụng, “bà dì” đến…
Chu kỳ kinh nguyệt thường dài bao lâu?
Bên cạnh việc tìm hiểu tới tháng là gì, các chị em cũng cần biết độ dài của chu kỳ này. Thời gian kinh nguyệt kéo dài bao lâu và đều đặn hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của bạn.
Một chu kỳ thường lặp lại sau 21 ngày hoặc 32 – 35 ngày. Độ dài một chu kỳ thường là 3 – 5 ngày. Có trường hợp kéo dài từ 2 – 7 ngày. Đôi khi ở một số người, kinh nguyệt còn kéo dài quá 7 – 10 ngày. Nhưng bạn yên tâm, vì lượng máu kinh rất ít nên khoảng thời gian này vẫn không là vấn đề gì quá đáng lo.
Hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra máu trong kỳ này đến ngày đầu tiên ra máu trong kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của một người bình thường thường dao động khoảng 28 – 30 ngày. Nhưng cũng có người có thể chênh lệch một vài ngày.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cũng vô cùng dễ dàng nhưng duy trì nó ở mức ổn định là cả một vấn đề. Nếu không hiểu rõ tới tháng là gì và các điều “cấm kị” lúc đó thì chu kỳ cũng sẽ không đều đặn. Như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn.
Dấu hiệu tới tháng là gì?
Dấu hiệu tới tháng là gì?
Các chị em cần phải đặc biệt biết được các dấu hiệu tới tháng là gì. Vì có như thế, bạn mới có thể chuẩn bị đầy đủ về “dụng cụ” và tinh thần để “tiếp đón” nó. Các dấu hiệu cho hiện tượng này thường xuất hiện trước từ 1 đến 2 tuần.
GiaiNgo sẽ điểm ra một vài dấu hiệu khi tới tháng như sau:
- Khí hư ra nhiều.
- Tăng kích thước vòng một.
- Mặt nổi mụn.
- Đau bụng kinh.
- Tâm trạng thất thường
- Cảm thấy lưng mau mỏi
- Đau đầu nhẹ,…
Những dấu hiệu bất thường khi tới tháng
Khi đến tháng, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm và có nhiều thay đổi. Chính vì thế bạn cần biết những dấu hiệu bất thường khi tới tháng là gì. Các dấu hiệu bất thường phổ biến khi đến chu kỳ kinh nguyệt chính là:
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít.
- Bạn trễ kinh đến 90 ngày.
- Máu kinh loãng hoặc đỏ xám.
- Đau bụng quá mức.
Những nguyên nhân xuất hiện các dấu hiệu trên rất khó xác định. Tuy nhiên điểm chung của nó là tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm bên trong. Vì thế khi bản thân gặp phải các dấu hiệu bất thường như trên, bạn phải nhanh chóng đến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Tới tháng nên làm gì?
Tới tháng nên làm gì?
Vì đây là thời điểm vô cùng mệt mỏi với các chị em phụ nữ. Do đó, các chị em cần giữ một tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi điều độ trong thời gian này. Bên cạnh đó, việc uống nước ấm hay xoa phần bụng bằng khăn ấm sẽ hạn chế các cơn đau bụng kinh vô cùng hiệu quả.
Không chỉ vậy, nếu bạn uống trà gừng hoặc trà quế lúc này sẽ điều hòa cơ thể được tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những chuỗi ngày “đỏ” này.
Tới tháng nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hợp lý khi tới tháng là gì luôn là điều được mọi người quan tâm. Lúc này, bạn nên tập trung uống nhiều nước. Bên cạnh đó, có một vài thực phẩm mà các chuyên gia khuyên dùng trong ngày đèn đỏ như sau:
- Trái cây, rau củ quả.
- Gừng (Tốt nhất là sử dụng để pha trà).
- Thịt gà (Hiệu quả nhất khi làm các món trộn, luộc).
- Cá.
- Củ nghệ.
Tới tháng không nên làm gì?
Tới tháng không nên làm gì?
Khi đến tuổi dậy thì, con gái cần hiểu rõ tới tháng là gì và điều gì không nên làm lúc đó. Trước khi đến tháng, con gái thường bị đau lưng do đó nhiều bạn đã đấm lưng để giải quyết cơn đau này.
Tuy nhiên đây là hành động không nên làm. Việc đấm lưng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc cổ tử cung và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không chỉ vậy, phái nữ cũng không nên làm việc quá sức vào lúc này. Bởi việc hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch và chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này.
Bên cạnh đó, trong thời gian này cần phải tránh việc quan hệ tình dục. Nó có thể làm gia tăng lượng vi khuẩn gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến vùng âm đạo
Tới tháng không nên ăn gì?
Trong thời gian kinh nguyệt, con gái nên điều chỉnh việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe. Các thực phẩm chiên nên tránh “càng xa càng tốt”. Vì khi hấp thụ sản phẩm này sẽ tăng sự bài tiết của làn da gây nổi mụn.
Các sản phẩm bia rượu cũng nên tránh trong chu kì này. Bia rượu có khả năng gây các bệnh về gan và làm lượng máu kinh tiết ra nhiều hơn.
Cuối cùng là các thực phẩm tươi sống. Các sản phẩm này thường được bảo quản lạnh và có tính hàn khiến cơ thể bị ứ đọng máu và các cơn đau sẽ ngày càng tồi tệ.
Câu hỏi thường gặp liên quan tới tháng là gì?
Cần làm gì khi người yêu tới tháng?
Mỗi khi chị em phụ nữ tới tháng, họ trở nên rất nhạy cảm và dễ nổi nóng. Vì vậy con trai cần phải chủ động chăm sóc và cần một chút tinh tế để. Các anh phải tìm hiểu tới tháng là gì, từ đó nhận ra các dấu hiệu của chu kì kinh nguyệt.
Trong thời gian này, tâm trạng của người con gái là rất thất thường. Do đó con trai không nên la mắng hoặc làm người yêu phật lòng. Ngoài ra việc chuẩn bị băng vệ sinh cũng là một việc làm thiết yếu để kiểm soát lượng kinh nguyệt.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu bao nhiêu là bình thường?
Để tính toán lượng máu kinh nguyệt là không dễ do kinh nguyệt có chứa nhiều thành phần khác nhau. Và thông thường để tính lượng máu trong các chu kì, các nàng có thể sử dụng cốc nguyệt san để tính.
Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Chú ý lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%. Còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.
Nếu như chu kì kéo dài quá lâu hay còn gọi là rong kinh, lượng máu mất đi có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi,… Vì thế, việc tìm hiểu kỹ tới tháng là gì cùng các vấn đề liên quan là vô cùng quan trọng.
Tới tháng là một vấn đề nên được đầu tư thời gian và tìm hiểu kể cả nam lẫn nữ. GiaiNgo đã giúp bạn có thêm thông tin để trả lời thắc mắc tới tháng là gì. Đừng quên cập nhật những kiến thức bổ ích khác qua những bài viết sau nhé!