Or you want a quick look: Thông tin về chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương còn có tên gọi là Sùng Phúc tự, đây là một ngôi chùa cổ tại Thạch Thất, Hà Nội. Vào dịp đầu xuân năm mới, du lịch chùa Tây Phương trong vòng 1 ngày vừa để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây vừa để hành hương, cầu mong mọi điều bình an đến với mọi người.
Thông tin về chùa Tây Phương
Theo sử sách ghi lại, rất có thể ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Mạc nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn. Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Hàng năm vào ngày mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân khắp mọi miền cùng đổ xô về chùa để tham gia dự hội. Vào những ngày này, người dân sẽ được chiêm ngưỡng những màn múa rối nước bắt mắt của người dân Thạch Xá hay những trò chơi dân gian như cờ người, kéo co, đấu vật… Ngoài ra, hàng tháng vào các ngày đầu tháng hoặc rằm, nhân dân quanh khu vực chùa cũng mang lễ vật tới chùa để thắp nén tâm nhang.
Kiến trúc chùa Tây Phương ghi dấu lòng người
Chùa nằm trên đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Từ phía chân núi, đi qua 237 bậc lát đá ong, du khách sẽ đến được cổng chùa và đỉnh núi. Chùa Tây Phương cũng có kiến trúc tương tự như những ngôi chùa khác, bao gồm: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp tầng chùa được xây theo kiểu chồng diêm, tường chùa được xây hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc.
Những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không, các cột đều được kê trên đá hình cánh sen. Mái chùa được lợp 2 lớp ngói, mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của 2 mái chùa đều được trạm trổ một cách tinh tế theo hình lá triện cuốn. Trên mái chùa hay trên các đầu đao mái cũng được làm bằng đất nung hình hoa văn hoặc họa tiết nổi bật. Cột chùa được trạm trô hình lá sen bắt mắt, toàn cảnh chùa đâu cũng có những hình ảnh trạm khắc bắt mắt, toát lên một màu sắc sắc không không đúng như thiết kế nơi Phật đường.
Chùa Tây Phương nổi tiếng với những pho tượng Phật cổ
Toàn chùa có tất cả 64 pho tượng cùng với phù điêu. Toàn bộ tượng được làm bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nhiều bộ tượng còn cao quá đầu người. Trong chùa còn có tượng Tam thế: quá khứ, hiện tại và tương lai; bộ tượng A Di Đà Tam Tôn; tượng tuyết sơn; Tượng đức Phật Di lặc, Tượng Văn thù Bồ Tát; Tượng Phổ Hiền Bồ Tát; Tượng Bát bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Những pho tượng tại chùa vẫn nổi tiếng là cổ và đẹp mắt nhất. Những người Phật tử đứng trước khung cảnh vãng lai này đều cảm thấy cuộc đời thật may mắn đã đưa họ về với giới cực lạc.
Đi chùa Tây Phương bằng cách nào, ăn nghỉ ra sao?
Giữa bộn bề cuộc sống, hãy dành chút thời gian cho bản thân và những người trong gia đình mình cùng hành hương đến ngôi chùa một lần. Vào dịp đầu xuân năm mới, người dân khắp trốn cùng tụ họp về đây vừa ngắm cảnh chùa cùng cầu chúc một năm mới bình an. Du khách có thể đi bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên, vào dịp lễ Tết, ô tô vẫn là phương tiện an toàn nhất để du khách kịp hành hương đến chùa. Bạn có thể ăn nghỉ tại chùa, bởi nhà chùa sẽ có những khu riêng dành cho khách du lịch viếng thăm chùa ăn uống và nghỉ ngơi. Khi đi đến chùa, du khách phải mua vé vào chùa, thường là 10.000 lượt/ khách.
Du lịch chùa Tây Phương như một lần lạc vào cõi cực lạc bởi cảnh vật và con người nơi đây luôn tạo ấn tượng tốt đẹp nhất với khách du lịch. Mỗi một chuyến tham quan du lịch như một lần trải nghiệm đẹp nhất, tuyệt vời nhất trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam nói chung và du khách nước ngoài nói riêng.