Tổ Nghiệp Nghề Sân Khấu Là Ai? Những Giai Thoại Kh Ông Tổ Ngành Sân Khấu Là Ai ?

Or you want a quick look:

Cứ mỗi độ cận những ngày tết Trung thu cũng là lúc trên khắp cả nước rộn ràng ngày lễ giỗ Tổ ngành sân khấu. Tuy nhiên, không mấy ai trong chúng ta biết được rằng ông tổ này là ai và truyền thuyết này bắt đầu từ đâu.

Bạn đang xem: Ông tổ ngành sân khấu là ai

Có thể bạn quan tâm:

Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 12/8 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các nghệ sĩ cùng tụ họp thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với tổ nghiệp, với những bậc tiền bối có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sân khấu. Mặc dù truyền thống này đã có hằng trăm năm qua nhưng đến nay vẫn chưa một ai biết chính xác ông tổ của ngành sân khấu là ai và những câu chuyện liên quan là như thế nào.

*
Hoài Linh là một trong số những nghệ sĩ tâm huyết của Việt Nam đối với truyền thống ngày giỗ tổ ngành sân khấu

Ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ Tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ Tổ.

Năm 2011, theo đề nghị của Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12.8 âm lịch làm ngày “Sân khấu Việt Nam”. Kinh phí để tổ chức ngày "Sân khấu Việt Nam" cũng được trích từ ngân sách nhà nước. Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức rầm rộ hơn trên mọi miền đất nước, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM.

READ  Dệt Thổ Cẩm Tiếng Anh Là Gì, Thổ Cẩm Trong Tiếng Anh Là Gì vuidulich.vn
*
Giỗ Tổ vốn là ngày của những nghệ thuật hát bội cải lương

Đến nay, giai thoại về ông Tổ ngành sân khấu vẫn là một bí ẩn, kéo theo đó là hàng loạt câu chuyện truyền thuyết mà không phải ai cũng biết.

Theo truyền thuyết, trên bàn thờ tổ hát bội có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai hoàng tử lại quá ham coi hát, thường xuyên trốn trong buồng coi hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 Âm lịch. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ.

*
Những vị thánh Tổ trong truyền thuyết

Cũng có truyền thuyết khác thì lại cho ông Tổ sân khấu là một hoàng tử vì mê sân khấu nên trốn vua cha, chui vào bộng cây vong để theo gánh hát rồi không may chết cháy trong đó. Tượng của ông sau này được làm bằng cây vông, đó cũng là lý do giới nghệ sĩ kiêng mang guốc vông.

Xem thêm: Nhìn Lại Những Hình Ảnh Đẹp Của Bà Đặng Tuyết Mai, Đặng Tuyết Mai

Câu chuyện khác cũng có liên quan đến những vị hoàng tử. Ba người có cái tên lần lượt là Càn, Chơn và Chất. Vì mê xem hát, cả ba đã nghĩ ra cách dùng quả thị làm ám hiệu để trốn vua cha. Một ngày nọ, không rõ vì lẽ gì, chỉ có Chơn và Chất đi xem hát, trên đường về, hai hoàng tử mắc một trận mưa lớn và chết vì quá lạnh. Hoàng tử Càn lên ngôi nhưng ông làm vua chẳng được bao lâu.

READ  Đường Leased Line Là Gì ? Những Doanh Nghiệp Sử Dụng Internet Leased Line vuidulich.vn
*

Vì thương nhớ hai em và mê hát, ông đã bỏ cung đình và tìm người lập gánh hát. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, mùa mưa bão chẳng ai thuê nên gánh rã. Gom tài sản vào hai chiếc thúng, hoàng tử Càn gánh đi nhưng đất trời khắc nghiệt, ông gục ngã khi quá kiệt sức. Nghe đâu trước khi qua đời, ông còn gọi tên hai em.

*
Các vị tổ nghề trong bàn thờ Tổ

Ở nơi ông mất, nhiều người nói họ nhìn thấy bóng hình của ba anh em ôm nhau trong hương thơm ngào ngạt của quả thị. Lúc sống mê hát, lúc chết vẫn nguyên như thế. Họ tìm đến những gánh hát để tá túc và giúp đỡ con hát. Sau này, người ta thường lấy ngày hoàng tử Càn mất để làm ngày tưởng nhớ ba anh em và xem họ là Tổ nghề.

*
Trịnh Kim Chi cúng Tổ tại sân khấu của riêng mình

Tuy nhiên, những nghệ sĩ lâu năm thì lại cho rằng, trên thực tế nghề hát không quan niệm có một vị Tổ riêng nào mà Tổ nghiệp là tất cả những người có công lao xây dựng và phát triển nền nghệ thuật truyền thống từ hàng trăm năm trước.

Mỗi lần cúng Tổ, mọi người lại nghe người diễn viên hát bội xướng câu thiều: “Thánh Tổ, Thánh sư, Tiên sư, Tổ sư, Tam giáo đạo sư, Thập nhị công nghệ, lão lang, đại thần, tiền hiền, hậu hiền, tả ban, hữu ban”, đấy là danh xưng của tất cả những vị Tổ đã có công với nghề hát mà người nghệ sĩ luôn hướng đến với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.

*
Những nghệ sĩ lão thành tổ chức một lễ giỗ Tổ truyền thống

Cùng với những giai thoại ấy chính là những truyền thuyết đi kèm khiến những người ăn cơm nghệ thuật cũng phải dè chừng. Chẳng hạn, giờ hóa trang không được giỡn hớt, nói tục trước bàn thờ tổ, có nghĩa là nghệ sĩ phải yên tĩnh, tập trung cho vai diễn sắp tới, thì sẽ diễn tốt hơn. Cấm đụng tới chiêng trống, bảo đó là một bộ phận trong cơ thể ông tổ. Cấm trẻ con hoặc khán giả đem theo trái thị, sợ ông tổ nghe mùi thơm chạy theo mà bỏ nghệ sĩ, không phù hộ. Cấm mang guốc vông, vì gỗ cây vông đẽo thành tượng tổ mà chà đạp dưới chân ắt có tội.

READ  Đỗ Đức Hợp Là Ai ???Sang TháI Lan Truy SáT NgườI Tỵ NạN
*
*
Các nghệ sĩ phía Bắc cũng chuẩn bị chu đáo cho ngày giỗ Tổ

Người trong nghề cũng thuộc lòng các câu khẩu hiệu như: “tổ độ” - dùng chỉ những nghệ sĩ thành tâm và thành công với nghề; “tổ trác” - thiếu nghiêm túc, thất bại, vô duyên; “tổ phạt” - vì hỗn láo, xấc xược với đồng nghiệp, khán giả mà bị vạ thân; “tổ lấy nghề” - phải bỏ nghề làm việc khác, dù trong lòng vẫn thích; “tổ hành” - phải đi ăn xin, điên loạn, phạm tội…

*
*
Mâm cúng hoành tráng và đầy đủ lễ vật

Lễ vật cúng Tổ thường có heo quay, trái cây tươi, hoa quả, bánh kẹo. Một số người làm trong lĩnh vực ca hát hay sân khấu điện ảnh thì tin rằng heo quay là một lễ vật có liên quan mật thiết đến nghề nghiệp của mình vì sau khi cúng, họ sẽ xẻ thịt heo và ăn những bộ phận quan trọng như lưỡi, chân, tai, mắt, đuôi... theo quan nhiệm, ăn lưỡi heo để ăn nói lưu loát, tai heo để nghe ngóng rõ ràng mạch lạc, chân heo để "chạy show" tấp nập và đuôi heo với ngụ ý đầu xuôi đuôi lọt...

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply