Tính chất Vật lý và Hóa Học của BAZƠ, Tính Chất Của BAZƠ Không Tan

Or you want a quick look:

Home » Hóa Học » Tính chất Vật lý và Hóa Học của BAZƠ, Tính Chất Của BAZƠ Không Tan Tính chất của Bazơ là gì ? Cùng chúng tôi khám phá những tính chất Vật lý và tính chất Hóa Học của Bazơ, Bazơ không tan ngay trong bài viết này nhé ! Những nội dung dưới bài viết này chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng đâu Tham khảo bài viết khác: Tính chất Vật Lý của BAZƠ – Những tính chất vật lý chung của các loại bazơ bao gồm: Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit. Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số nhớt và có mùi Có vị đắng. Tính chất Hóa Học của BAZƠ    1. Làm đổi màu giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein – Khi nhỏ một vài giọt dung dịch bazo (NaOH) vào giấy quỳ tím, sau đó tiến hành quan sát sự biến đổi, ta thấy màu quỳ tím chuyển sang màu xanh. ==> Từ đó kết luận rằng, dung dịch bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh. Dựa vào đặc điểm này, ta có thể dùng giấy quỳ tím để giúp nhận biết dung dịch bazo. – Bên cạnh đó, bazơ còn làm dung dịch phenolphthalein từ không màu đổi sang màu đỏ.     2. Bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước – Theo phương trình phản ứng như sau: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

READ  Nằm mơ thấy thấy vàng, nhẫn vàng là điềm báo gì ? Đánh con gì ?
    3. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước – Theo phương trình phản ứng như sau: KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O      4. Bazo tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới – Phương trình phản ứng: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓     Tính chất hóa học của Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước – Phương trình phản ứng: Cu(OH)2 → CuO + H2O. 2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O Cám ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết, hãy tiếp tục theo dõi những nội dung khác trên trang web của chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hay và hữu ích nhất nhé !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply