Tiểu Sử Ngô Đình Diệm Kể Lại Năm 1963, Tiểu Sử Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Or you want a quick look:

*

Ngô Đình Diệm (Hán tự: 吳廷琰) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình quyền quý theo Công giáo ở Việt Nam, tên thánh của ông là Jean Baptiste (Gioan Baotixita).

Bạn đang xem: Tiểu sử ngô đình diệm

Gia đình

Theo các tài liệu lịch sử đã được công bố, Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam. Cụ Ngô Đình Khả là Thượng Thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là Cố Vấn của vua Thành Thái.

Gia đình ông bà cụ cố Ngô Đình Khả có tất cả 9 người con: 6 người con trai và 3 người con gái. Trưởng nam là Tổng Đốc Ngô Đình Khôi đã bị cộng sản giết năm 1945 cùng với người con trai là Ngô Đình Huân; bà Ngô Đình Thị Giao, tức bà Thừa Tùng, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục; Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người con trai thứ ba; bà Ngô Đình Thị Hiệp, tức bà Cả Âm, thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận; bà Ngô Đình Thị Hoàng, tức bà Cả Lễ, nhạc mẫu nghị sĩ Trần Trung Dung, tiếp theo là ba người con trai: Cố vấn Ngô Đình Nhu, Cố vấn Ngô Đình Cẩn và đại sứ Ngô Đình Luyện, người con út trong gia đình.

*

Cụ Cố Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt Nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây như Cụ. Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang đại chủng viện Penang để học Triết học và Thần học Tây Phương bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cụ là một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục.

READ  Sau Nhiều Năm Vắng Bóng, Hot Girl Vân Navy Sinh Năm Bao Nhiêu

Cụ Cố Ngô Đình Khả còn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đình Khả là nỗ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai chống lại thực dân Pháp phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong, sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.

Lúc thiếu thời, ông Diệm còn đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của một vị cha tinh thần khác, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Vì thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích ngưỡng mộ nên đã có phương ngôn: “Đày vua không Khả. Đào mả không Bài”.

Xem thêm: - Tuổi Tân Sửu Hợp Tuổi Nào, Màu Gì, Hướng Nào

Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, ông Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.

READ  Lời Bài Hát Ai Là Người Thương Em (Remix) Lyrics & MP3 Ca Sĩ Quân A.P

Thời trẻ

Từ lúc còn nhỏ, ông được Nguyễn Hữu Bài – quan phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ, từ năm 15 tuổi ông vào học trường dòng với dự định sau này làm tu sĩ, nhưng không chịu nỗi kỷ luật khắt khe trong trường dòng, ông đã bỏ trường dòng ra xin học vào trường quốc học Huế

Từ năm 1919 ông ra Hà Nội học trường Hậu Bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó năm 1921.

Giai đoạn làm quan triều Nguyễn

Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1929, ông được bổ nhiệm làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.

Năm 1932, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình vua Bảo Đại. Trong thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký uỷ ban cải cách, ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hoà ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì thấy không được chấp nhận, ông từ chức ngày 12.07.1933.

READ  Xem Tử Vi Tuổi Bính Thìn 2019, Sinh Năm 1976 Tuổi Gì, Mệnh Gì

Hoạt động chính trị chống Pháp: 1933 – 1945

Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, … tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi tước vị hàm cho ông và ông về dạy tại trường Thiên Hựu do anh trai Ngô Đình Thục làm Giám học

Thời kỳ 1934 – 1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này, Ông Ngô Đình Diệm trốn vào Sài Gòn với sự giúp đỡ của hiến binh Nhật.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply