Tiểu Sử Ca Sĩ Hoàng Thục Linh

You are viewing the article: Tiểu Sử Ca Sĩ Hoàng Thục Linh at Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Bạn đang xem: Tiểu sử ca sĩ hoàng thục linh

*
Search
*

Xem thêm: Hành Trình Tìm Lại Ngày Hy Sinh Của Chị Võ Thị Sáu Sinh Năm Bao Nhiêu

Trung Tâm Asia»Female Artists»Hoàng Thục Linh»Hoàng Thục Linh - tiếng hát trùng khơi nồng nàn kỷ niệm với CD Tàu Đêm Năm Cũ
Email this topicWatch this topic
*
Print this topic
*
*

*
Viết về ca sĩ Hoàng Thục Linh, một cô gái trẻ trung xinh đẹp và là một tiếng hát đang trên con đường ca nhạc phát triển của trung tâm Asia là một công việc đầy hứng thú vì có một lý do rất đặc biệt. Hoàng Thục Linh chào đời năm 1991 tại đảo Pulau Bidong nước Mã Lai, địa danh nổi tiếng trong tâm khảm của người Việt Nam tị nạn vượt biển. Ba má của cô là dân vượt biển, có lẽ là đợt cuối cùng, vì sau đó Cao Ủy Tị Nạn đóng cửa các trại tị nạn Đông Nam Á. Đứa bé lúc đó mới 18 tháng đã theo ba má sang định cư tại tiểu bang Michigan năm 1992.Lớn lên trong gia đình vượt biển tị nạn tại Mỹ yêu ca nhạc, cô bé Hoàng Thục Linh đã được nghe các bài hát Việt Nam cùng với ba má lúc trong xe, lúc ở nhà qua các đĩa CD và DVD. Và cô đã hát nhạc Việt Nam cùng học tiếng mẹ đẻ từ các đĩa nhạc Karaoke. Dòng nhạc Việt Nam đã thấm sâu vào tâm khảm cô bé từ lúc còn thơ, song song với việc hấp thụ lời ca tiếng nhạc Tây Phương của một xã hội và đất nước mà cô đang sinh sống là Hoa Kỳ, một xứ sở nổi tiếng với nền âm nhạc tổng hợp bao nhiêu dòng nhạc của cả thế giới đã tạo nên một tài năng ca nhạc.Hai mươi năm sau, cô bé Hoàng Thục Linh trở thành một ca sĩ đầy triển vọng. Khán giả xem các DVD mới nhất của trung tâm Asia cảm thấy thích thú nhìn cô ca sĩ xinh xắn trong những chiếc áo dài rực rỡ diễn xuất rất tự nhiên, giọng ca hồn nhiên với kỹ thuật vững vàng. Và hôm nay khán giả càng thích thú hơn nữa khi biết rằng Hoàng Thục Linh là đứa con của trại tị nạn Mã Lai, lớn lên ở Mỹ và đang tiếp nối công việc giữ gìn và phát huy nền ca nhạc quê hương cho cộng đồng Việt Nam trên xứ người.
*
Xin ghi lại vài dòng về cuộc phỏng vấn Hoàng Thục Linh:SBTN: Hoàng Thục Linh sinh tại trại tị nạn Pulau Bidong Mã Lai năm 1991và theo ba má định cư tại Mỹ lúc mới 18 tháng, lớn lên tại Hoa Kỳ. Khi nói chuyện với bạn bè bản xứ thì tự xưng là người Mỹ gốc Việt Nam, như vậy HTL nghĩ gì về quê cha mẹ của mình?HTL: Mặc dù không sinh ra tại Việt Nam nhưng em vẫn cảm thấy gần gũi với nó. Em thích nét đẹp của chiếc áo dài và các món ăn như phở, bún bò Huế, bún riêu và nước mắm. Ba má em nấu ăn rất ngon cho nên làm em yêu thích thức ăn Việt Nam. Và em yêu tiếng Việt Nam và những ca khúc tiếng mẹ đẻ mà em đã trình diễn. Chưa bao giờ đặt chân tới Việt Nam nhưng em đã nghe nhiều người kể chuyện về đất nước này, nói tới Sài Gòn thì Hoàng Thục Linh nghĩ tới một thành phố có nhiều xe hai bánh, những người phụ nữ đội nón lá...SBTN: Hoàng Thục Linh nói tiếng Việt Nam sành sỏi, và hát những ca khúc Việt Nam điêu luyện, do đâu mà được như vậy ?HTL: Đi học ở trường nói tiếng Anh , nhưng về nhà thì nói tiếng Việt Nam với gia đình. Ba em là một nhạc sĩ đánh Bass Guitar của một ban nhạc trong cộng đồng ở thành phố Michigan. Em thường nghe nhạc cùng với ba má trong xe, ở nhà; hát và học tiếng Việt Nam từ những lời ca trong các bài hát Karaoke. Và từ lúc 8 tuổi Hoàng Thục Linh đã trình diễn trong những sinh hoạt ca nhạc của cộng đồng với bài đầu tiên trong đời là 20-40 cùa Y Vân.Ở Michigan được 12 năm thì gia đình dọn sang tiểu bang Arizona, ba em vẫn tiếp tục chơi nhạc và em vẫn tiếp tục ca hát trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng. Khi trưởng thành thì Hoàng Thục Linh hát cho các phòng trà và Casino ở đây. Cũng xin nói thêm là Hoàng Thục Linh từng là Á hậu 1 trong một cuộc thi hoa hậu áo dài của cộng đồng Việt Nam tại Arizona.SBTN: Hoàng Thục Linh đã hát những loại nhạc nào?HTL: Lúc trẻ thì thích hát những bài sôi động của Linda Trang Đài, Trish Thùy Trang, rồi các bản tình ca như Trống Vắng... Có hát nhạc Mỹ với các nhạc phẩm ngọt ngào như Hello ( Lionel Ritchie ) và các bài của ca sĩ Maria Carey như Without You...SBTN: Sự nghiệp ca hát Hoàng Thục Linh nổi lên từ lúc nào?HTL: Trung tâm Vân Sơn mời cộng tác năm 2009. Đã hát một số nhạc phẩm trong DVD Vân Sơn như Thôi Đừng Chiêm Bao, Bóng Đêm Cuộc Tình ( nhạc ngoại quốc lời Việt ), Xin Làm Người Hát Rong, Mưa Đêm Ngoại Ô.SBTN: Cơ duyên nào Hoàng Thục Linh đến với trung tâm Asia?HTL: Có người giới thiệu và em gởi tiếng hát mình đến trung tâm Asia và sau đó nói chuyện với nhạc sĩ Trúc Hồ qua phôn và được mời về cộng tác. Đã trình diễn trong mấy cuốn DVD như Hùng Ca Sử Việt bản Cái Cò ( Nguyệt Ánh ), cuốn Asia 72 chủ đề Y Vân với bản Nhạt Nắng, cuốn Asia 74 chủ đề Trúc Phương với bản Tàu Đêm Năm Cũ. Hát chung với Đan Nguyên trong cuốn Asia 73 hai bản Ngày Xuân Thăm Nhau và bản Nhớ Người Yêu.SBTN: Như vậy Nhạt Nắng là nhạc phẩm quê hương mà Hoàng Thục Linh đầu tiên hát trong băng Asia, cảm giác ra sao?HTL: Em rất thích bài Nhạt Nắng, gợi lên hình ảnh những buổi chiều nắng đẹp của Việt Nam, quê hương của ba má em. Và từ đây em cảm thấy mình rất thích dòng nhạc quê hương, nhiều người nói giọng của em hợp với loại nhạc này. Thêm một điều nữa là mình cảm thấy thoải mái khi mặc những chiếc áo dài để trình diễn.SBTN: Còn về bản Tàu Đêm Năm Cũ?HTL: Bài này có nét nhạc rất hay. Lúc em trình diễn, tưởng tượng ra cảnh chia tay một người yêu là người lính lên tàu hỏa đi ra tiền tuyến và nỗi buồn của người em gái ở lại một mình mong nhớ.SBTN: Lớn lên tại Hoa Kỳ và trong một gia đình có ba má yêu ca hát, như vậy khả năng âm nhạc của Hoàng Thục Linh ra sao?HTL: Em học dương cầm mười mấy năm, đàn Piano nhạc cổ điển , có sáng tác một số bài hát tiếng Anh. Muốn làm ca khúc Việt Nam nhưng không đặt được lời ca. Sẽ cố gắng trong tương lai.SBTN: Công việc trình diễn của Hoàng Thục Linh như thế nào?HTL: Em đi hát nhiều thành phố ở nước Mỹ và Canada, Úc. Tại vũ trường thì Hoàng Thục Linh hát đủ loại nhạc để khán giả khiêu vũ, tại các đại nhạc hội thì hát một số bài khán giả đã nghe thấy trên DVD, nhạc quê hương và tình ca mùi mẫn điệu Bolero như Phố Đêm, Con Đường Xưa Em Đi.SBTN: Em có thể kể cho quý độc giả nghe một kỷ niệm đáng nhớ khi đi trình diễn ca nhạc?HTL: Năm 2009 lúc 18 tuổi, lần đầu được mời sang Canada hát. Lúc từ Arizona bay đến phi trường Detroit để đổi chuyến bay đến Toronto mới biết rằng mình quên mang theo sổ thông hành ( passport book ). Cũng may còn có thẻ thông hành ( passport card ) có thể dùng đường bộ nên Huỳnh Thục Linh mướn tắc xi chạy đến biên giới Canada- Mỹ và nhờ ban tổ chức dùng xe đón để về kịp giờ trình diễn vào tối Thứ bảy tại Toronto. Tối hôm sau Chủ nhật đi lên Montreal hát, và có gọi cho người nhà gởi gấp sổ thông hành đến Montreal nhưng xui quá ngày Thứ Hai lại là ngày Lễ Tạ Ơn của Canada vào tháng 10, bưu điện nghỉ. Cuối cùng thì chiều Chủ nhật phải mua vé xe bus Greyhound đi từ Montreal qua New York và từ đây đáp máy bay về lại Arizona vào tối Thứ Hai để sáng Thứ Ba lên trường đại học có buổi thi của môn học. Thân gái ở nước lạ Canada, đi một mình xe bus Greyhound cho nên rất lo sợ và đã khóc. Đó là kỷ niệm không quên. Hồi còn nhỏ đi hát xa lúc nào cũng có ba đi cùng, bây giờ thì đi một mình quen rồi.SBTN: Em có dự tính gì cho tương lai ngoài các dự án âm nhạc?HTL: Em đã tốt nghiệp đại học ở Arizona ngành Quản Trị Hành Chánh và sẽ tiếp tục lên Cao Học ( Master). Cũng đang tính chuyện kinh doanh nhỏ cho riêng mình.SBTN: Nghe nói Trung tâm Asia sắp phát hành cuốn CD tiếng hát Hoàng Thục Linh mang tên Tàu Đêm Năm Cũ. Xin kể ra những ca khúc trong cuốn CD này?HTL: Trong cuốn CD Tàu Đêm Năm Cũ có những bài như Tàu Đêm Năm Cũ, Chiều Tây Đô, , Những Đồi Hoa Sim, Con Đường Xưa Em Đi, Nhạt Nắng, Bức Tâm Thư ( hát chung Quốc Khanh), Sầu Tím Thiệp Hồng, Phố Đêm, Sầu Tím Thiệp Hồng, Đừng Nói Xa Nhau ( hát chung Đan Nguyên ). Đây là cuốn CD đầu tiên giới thiệu tiếng hát Hoàng Thục Linh qua những bài hát được ưa thích trong nền tân nhạc Việt Nam.SBTN: Cám ơn Hoàng Thục Linh rất nhiều.Tôi cầm cây đàn ghi ta mời Hoàng Thục Linh hát một bài để thưởng thức chất giọng thật và cô tự nhiên thả hồn vào ca khúc Tàu Đêm Năm Cũ. " Trời đêm dần tàn em đến sân ga đưa tiễn người trai đi ngày nào..." Cô đã thay chữ " tôi" bằng chữ " em" làm cho cảm xúc của người con gái đưa tiễn người trai lính chiến trở nên mãnh liệt hơn. Nhạc sĩ Trúc Phương viết lời đã dùng chữ " tôi " suốt cả bài hát vào đầu thập niên 1960 và khi nam ca sĩ hát thì coi như là bạn trai tiễn bạn trai; nhưng nữ ca sĩ mà hát chữ " tôi " thì nghe vẫn có cái gì xa cách. Bài hát rất nổi tiếng được trình bày suốt mấy chục năm qua bởi nhiều nữ danh ca xưng " tôi " , nhưng với Hoàng Thục Linh xưng là "em " thì cũng là một sự diễn tả mới mẻ bài hát Tàu Đêm Năm Cũ. Mặc dù có ý kiến rằng ca sĩ nên giữ nguyên lời ca mà nhạc sĩ đã viết trong bài hát, nhưng trường hợp này đổi chữ " tôi " bằng chữ " em " thì lại hay.Sinh hoạt ca nhạc của người Việt Nam hải ngoại hơn 39 năm qua vẫn tiếp nối với những sáng tác mới và những bài hát giá trị nghệ thuật của Sài Gòn trước năm 1975 qua sự diễn tả cùa những ca sĩ thành danh thuở trước và những lớp trẻ sau này đa số là từ quê nhà sang sau này.Nhưng Hoàng Thục Linh đã xuất hiện, đại diện cho lớp người trẻ sinh trưởng hải ngoại, vừa hấp thụ nền giáo dục và văn hóa cùng âm nhạc bản xứ, vừa kế thừa dòng nhạc quê hương từ ông bà cha mẹ truyền lại; vẫn hát ca khúc Anh ngữ điêu luyện và vẫn ngọt ngào bài hát tình tự dân tộc Việt Nam.Những ca khúc cũ được thể hiện qua những giọng ca mới như Hoàng Thục Linh vẫn làm say mê khán giả như họ đã từng nghe các giọng ca kỷ niệm một thời. Cô ca sĩ sinh ra tại hòn đảo Pulau Bidong nơi hàng mấy chục ngàn người tị nạn Việt Nam đã trải qua những ngày tháng bơ vơ xứ người, rồi lớn lên tại đất nước Hoa Kỳ văn minh nhất thế giới. Trong chất giọng của Hoàng Thục Linh chất chứa nỗi niềm đảo khơi, nỗi niềm tha hương và bây giờ qua những ca khúc ngọt ngào quê hương và kỷ niệm, tiếng hát này trở nên thắm thiết hơn đi vào lòng khán giả.Xin chúc cho CD đầu tay tiếng hát Hoàng Thục Linh mang tên Tàu Đêm Năm Cũ do trung tâm Asia sắp phát hành vào tháng 8 năm 2014 thành công. Chúc tiếng hát trùng khơi nồng nàn kỷ niệm quê hương mãi vang vọng. (T. Sơn)Theo SBTN.TV
READ  Chi Dân Quê Ở Đâu

Edited by userMonday, August 4, 2014 8:55:01 PM(UTC)|Reason: Not specified

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply