Nhắc đến tập đoàn đình đám Vạn Thịnh Phát, chủ của hàng loạt dự án đất vàng tại khu trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh mà không nhắc đến nhân vật Trương Mỹ Lan, chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát là một thiếu sót cực lớn. Bạn đang xem: Tiểu sử bà trương mỹ lan
So với những nữ đại doanh nhân khác như: Thảo Vietjet, Như Loan (Loan méng, QCGL), Thảo Loan (Loan ‘hột vịt lộn’), Nga SeABank… thì may ra chỉ có Thảo Vietjet và Nga Seabank có thể xếp “cùng chiếu” với bà Trương Mỹ Lan về khối tài sản. Thế nhưng riêng về “quan hệ chính trị” thì có vẻ như những Thảo Vietjet, Nga SeABank còn thua xa bà Trương Mỹ Lan.
Vì sao? Vì mối quan hệ “chính trị” của bà Trương Mỹ Lan không chỉ gói gọn ở Việt Nam mà còn vươn vòi tận Hong Kong và chính quyền Trung Quốc Đại Lục; trong quá khứ có tin đồn cho rằng khi các đoàn cấp cao của Trung Quốc Đại Lục thăm và làm việc với phía Việt Nam thì trước khi gặp gỡ và làm việc chính thức với phía Việt Nam, các phái đoàn của Trung Quốc đều phải gặp bà Trương Mỹ Lan để tham vấn trước nội dung làm việc. Và nếu tin đồn này thật thì phải công nhận một điều: Thế lực cả kinh tế và chính trị của bà Trương Mỹ Lan đã ở mức có thể “khuynh thành”.
Chồng bà Lan là doanh nhân bất động sản đến từ Hồng Kong (Trung Quốc) Eric Chu Nap Kee, có mối quan hệ rộng khắp với nhiều đại gia bất động sản Hồng Kong cũng đang nhăm nhe thâu tóm nhiều quỹ đất vàng ở thành phố. Tập đoàn này mua bán đất vàng ở Tp.HCM thế nào thì quá nhiều thông tin, nhưng cái ít ai biết là chồng bà Trương Mỹ Lan, doanh nhân người Hong Kong Chu Nap Kee Eric, là người có nhiều quan hệ với ông Chu Vĩnh Khang.
Xem thêm: Trịnh Đình Quang Là Ai? Tiểu Sử Trịnh Đình Quang Tiểu Sử Trịnh Đình Quang
Vụ hồ sơ Panama đình đám một thời nêu tên Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee có nghi vấn rửa tiền. Liệu rằng họ có rửa tiền cho Chu Vĩnh Khang hay không là vấn đề mà an ninh Việt Nam cần làm rõ, nhất là Việt Nam có ký tham gia công ước chống rửa tiền quốc tế.
Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong “Hồ sơ Panama” có tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.( “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015).
Hãy đặt dấu hỏi về việc đầu năm 2014 khi ông Chu Vĩnh Khang bắt đầu bị Tập Cận Bình chỉ đạo điều tra xử lý thì gần giữa năm 2014, Gia tộc Trương Mỹ Lan muốn thôi quốc tịch Việt Nam. Ngẫu nhiên chăng?
Vậy bà Trương Mỹ Lan có phải “bất khả xâm phạm”?
Với khối tài sản không dưới tỷ USD và với thế lực chính trị “khuynh thành” thì lẽ ra bà Lan thuộc dạng “bất khả xâm phạm” nhưng rất ngạc nhiên là gần đây trang báo “Nhà đầu tư”, một trang báo trực thuộc Báo Nhân Dân lại có bài viết “ngầm ý” tấn công vào một công ty do Trương Huệ Vân (cháu gái bà Trương Mỹ Lan) điều hành (về việc phát hành trái phiếu)? Và chiếu theo lẽ thường thì nếu không được “bật đèn xanh” từ cấp rất cao thì liệu trang báo “Nhà đầu tư” có dám vuốt râu hùm khi dám đụng đến gia tộc của bà Trương Mỹ Lan?
Và liệu với khối tài sản hàng tỷ USD, cộng với mối quan hệ chính trị của mình thì bà Trương Mỹ Lan có thể biến mình thành nhân vật “bất khả xâm phạm” hay không?
Tác giả Kiên Cường (Page Secret Information)
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm của Ban Quản Trị.