Tiền Lệ Pháp Là Gì vuidulich.vn

You are viewing the article: Tiền Lệ Pháp Là Gì vuidulich.vn at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: 1 – Tiền lệ pháp (Án lệ) là gì?

Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ). Tiền lệ pháp là gì? Án lệ là gì? Cho ví dụ?

1 – Tiền lệ pháp (Án lệ) là gì?

Tiền lệ pháp (Hay còn gọi là án lệ) là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Bạn đang xem: Tiền lệ pháp là gì

Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.

Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.

READ  Cross Site Scripting Là Gì, Kỹ Thuật Tấn Công Xss Và Cách Ngăn Chặn vuidulich.vn

2 – Phân tích khái niệm án lệ

Tiền lệ pháp (án lệ) cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn pháp luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến ở nhiều nuớc trên thế giới. Với hình thức tiền lệ pháp, pháp luật tồn tại trong các bản án, quyết định hành chính, tu pháp. Những bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thẩm quyền ban hành để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danh tính – Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trong những văn bản đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lý, đạt tình”, chính vì vậy chúng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sửa Lỗi This Site Can’T Be Reached Là Lỗi Gì, Và Hướng Dẫn Sửa Lỗi

Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Trên thực tế có hai loại án lệ: một là, án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn. Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình Tòa án áp dụng và giải thích những quy định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những quy định mang tính nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với quy định khác.

READ  Ông Cao Thắng là ai? Chi tiết tiểu sử và Gia thế giàu có

Pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp lý để tạo ra án lệ. Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.

Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận. Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống,… án lệ được coi là một loại nguồn pháp luật chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiếu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

Án lệ cũng có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý, điều này phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan tạo ra chúng. Khi đó, cơ quan cấp dưới bắt buộc phải tuân thủ án lệ do cơ quan cấp trên tạo ra.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply