Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Là Câu Nói Của Ai, Suy ngẫm về “Tiên học lễ, hậu học văn”

Or you want a quick look:

(GDVN) - Giáo dục không chỉ giảng dạy tri thức mà còn giáo dục đạo đức hướng đến sự chân (chân thật), thiện (lương thiện), mỹ (cái đẹp). Bạn đang xem: Tiên học lễ hậu học văn là câu nói của ai Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • tiên học lễ, hậu học văn'' là thành ngữ hay tục ngữ
  • Tiên học lễ, hậu học văn thuộc thể loại gì
  • Câu nói Tiên học lễ, hậu học văn'' là 
  • Trường ta có khẩu hiểu Tiên học lễ, hậu học văn em hiểu như thế nào về câu nói đó
  • Tiên học lễ, hậu học văn Khổng Tử
  • Tiên học lễ, hậu học văn dạy dỗ chúng em nên người
  • Chứng minh tình đúng đắn của câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn
  • Bộ câu Tiên học lễ hậu học văn
tiên học lễ hậu học văn

tiên học lễ hậu học văn

https://www.youtube.com/watch?v=KNyL3vUnxVo
LTS:Gần đến ngày 20/11, cùng bàn luận và suy ngẫm về khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, tác giả Bùi Nam đã có bài viết chia sẻ. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Hiện nay, cả nước đang chuẩn bị bước vào tháng 11, trong tháng có một ngày lễ ý nghĩa quan trọng của ngành giáo dục đó là ngày tri ân những người đã đang và từng làm thầy cô giáo đó chính là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngành Giáo dục và Đào tạo không những có nhiệm vụ đào tạo mà phải làm nhiệm vụ rất thiêng liêng, cao quý đó chính là giáo dục. Giáo dục không chỉ giảng dạy tri thức mà còn giáo dục đạo đức hướng đến sự chân (chân thật), thiện (lương thiện), mỹ (cái đẹp). Ngày 20/11 đang đến gần, đây là dịp để các cấp, các ngành dành tấm lòng để tưởng nhớ, tri ân các thầy cô giáo trong cả nước. Thêm một lần nữa chúng ta cùng nhìn nhận lại những sự việc liên quan đến giáo dục trong những năm gần đây như bạo lực học đường gia tăng, gian lận điểm thi, vi phạm dạy thêm, học sinh học chỉ để đi thi không giúp gì cho cuộc sống… cho thấy việc giảng dạy chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì treo đầy trong nhà trường, trong lớp học nhưng việc giảng dạy, ứng dụng nó như thế nào thì hầu như bị quên lãng chưa được chú trọng, thậm chí có nhiều người còn đề nghị thay đổi khẩu hiệu trên bằng các khẩu hiệu khác.
*
Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học (Ảnh minh họa: vtc.vn).
Bản thân tôi là giáo viên, tôi cho rằng khẩu hiệu trên còn nguyên giá trị, phải đẩy mạnh việc giáo dục học sinh thực hiện theo khẩu hiệu trên một cách quyết liệt hơn trong giai đoạn mà bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, việc giảng dạy chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức cho mọi người. Nguồn gốc của khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc xuất phát của khẩu hiệu trên, theo tìm hiểu của tôi câu nói trên do xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho giáo do Khổng Tử dùng trong việc giáo dục theo tư tưởng nho giáo đến nay. Theo nho giáo vị trí của người thầy rất quan trọng, vai trò của người thầy chỉ đứng sau vua. Theo sự phát triển của thời đại, của khoa học công nghệ thì vai trò của thầy cô giáo cũng có lẽ đã không còn được như xưa nhưng vẫn rất quan trọng và chính là nhân tố thành bại của giáo dục. Câu này có hàm ý: lễ có nghĩa là lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa, lễ là nền tảng của sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới... Lễ đi đầu trong các mối quan hệ nên được đặt lên hàng đầu trong cách giáo dục con người, trong 4 đức là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.
READ  Định Nghĩa, Cấu Trúc và Cách Dùng trong Tiếng Anh vuidulich.vn
“Tiên học lễ” có nghĩa là khi bắt đầu sự học thì phải học những đức tín tốt đẹp của con người, học để trở thành người tốt, học để phụng sự Tổ Quốc, học để trở thành một người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, yêu thương mọi người… hay nói rộng ra “Tiên học lễ” là học về đạo đức trước khi học về văn hóa. "Hậu học văn": có nghĩa là sau khi giáo dục về đạo đức mới được học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức nhân loại, biến thành người giỏi, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở rất gần.
*
Nghề giáo và những hạnh phúc giản đơn
“Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là người đã thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ đầu tiên sẽ dễ cảm hóa, dễ tiến tới mức độ thành công một cách dễ dàng trong các mối quan hệ khác hay hiểu vận dụng vào làm việc để đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển… Do đó, học về đạo đức trước theo quan điểm của khẩu hiệu trên là phù hợp, chương trình giáo dục hiện nay hình như chưa chú trọng giáo dục đạo đức, cách tiếp cận kiến thức nên học sinh lao đầu vào học, không có thời gian suy nghĩ về đạo đức, lòng nhân, học kiểu “học vẹt”, học không có động cơ, học không biết để làm gì… Khẩu hiệu trên chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện, thành công cả trong học tập và cuộc sống, nên chúng ta nắm vững ý nghĩa, phải tuyên truyền một cách quyết liệt hơn để hướng đến nền giáo dục tốt hơn, văn minh hơn, hoàn thiện hơn. Khẩu hiệu trên cũng gắn liền với việc giáo dục đạo đức, văn hóa như lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Xem thêm: Game Bạn Là Ai Trong Bts (Bangtan Boys) ? Bạn Là Ai Trong Bts(Bangtan Boys) Hay như Bác Hồ kính yêu cũng từng dạy “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Giáo dục không chỉ từ nhà trường, gia đình mà phải từ cả xã hội nhưng phải chú ý là học về đạo đức trước thì mới có sự thành công theo như khẩu hiệu trên. Do đó, thành bại của đất nước phần lớn từ giáo dục mà nên, cho nên khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, tôi tin rằng khẩu hiệu trên luôn luôn có giá trị trường tồn và không bao giờ lỗi thời. Nếu ai đó đề nghị thay đổi khẩu hiệu trên thì nên suy ngẫm lại, không phải thay đổi mà là làm tốt hơn công tác giáo dục, tuyên truyền… Thêm những lời dạy, khẩu hiệu hữu ích khác Như đã nói khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”rất bổ ích, cũng rất hay, cũng có ý nghĩa giáo dục học sinh nên tiếp tục duy trì và phát huy. Bên cạnh đó, nhiều khẩu hiệu khác vẫn còn ý nghĩa nguyên vẹn, hợp thời như 5 điều Bác Hồ dạy “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
*
Lời thầy cô ấm mãi tim em!
Hay theo “Bốn trụ cột giảng dạy” là: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors năm 1996 chính là nội dung triết lý giáo dục của UNESCO. Đó là những khẩu hiệu gắn với thực tế cuộc sống theo đúng xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với tình hình Việt Nam theo xu thế của thế giới. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng câu khẩu hiệu rất hữu ích, phù hợp đó chính là lời căn dặn của Bác Hồ “Học để làm người”, đó chính là một triết lý phù hợp, hữu ích và chính là chân lý sống, chân lý giáo dục tuyệt vời, nó bao gồm tất cả các phạm trù của cuộc sống, hướng con người đến sự “chân, thiện, mỹ” như ý nguyện của Bác.
READ  Food Boy Là Gì? Vì Sao Nên Yêu Một Anh Chàng Food Boy?
Nó không chỉ dạy học sinh học để làm người tốt, có ích mà cũng là lời dạy dành cho giáo viên phải biết tự học, kiềm chế, phấn đấu để trở thành một giáo viên tốt, có ích cho xã hội, tu tâm dưỡng tính, không còn tình trạng bạo lực học đường có diễn tiến ngày càng lan rộng như hiện nay. Giáo viên là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục Không thể khác hơn, giáo viên đứng lớp chính là những người quyết định sự thành bại của giáo dục, trong đó giáo dục đúng đắn sẽ tạo nên thế hệ học trò ngoan, giỏi, có đạo đức tri thức làm cho xã hội phát triển, đáp ứng được với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở phía trước. Giáo dục sai đường sẽ tạo nên những con người dối trá, tham lam, ích kỷ, cá nhân… giáo dục sai lầm sẽ tạo nên những nhiều cá nhân vi phạm pháp luật, sẽ có nhiều cá nhân bị tù tội do giáo dục sai lầm tạo ra. Do đó, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền không chỉ giáo dục học sinh mà giáo dục luôn cả giáo viên và mọi người luôn cố gắng học tập không ngừng, luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức bằng các khẩu hiệu như: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Học để làm người”, học theo 5 điều Bác Hồ dạy bằng các công việc cụ thể, giáo dục hàng ngày mọi lúc mọi nơi, giáo dục lồng ghép vào các tiết dạy... cũng là một trong những giải pháp tránh tình trạng bạo lực học đường, vi phạm thi cử, thành tích… một cách hiệu quả. Giáo viên phải gieo vào lòng học sinh những nhân, nghĩa, đạo đức, tri thức phù hợp… để học sinh thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học đạo đức, tri thức, chiếm lĩnh tri thức, để học sinh có động cơ và mục đích học tập đúng hướng và đúng đắn. Muốn như vậy, mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về giáo dục, về đạo đức, mỗi giáo viên phải biết mình đang nắm trong tay một nghề rất thiêng liêng, cao quý của nghề dạy học.
*
Làm sao để nhà giáo thật vui và hạnh phúc trong ngày 20/11
Giáo viên phải nắm rõ giáo dục là cho không phải là nhận, cho đi kiến thức, cho đi tình thương yêu bao la rộng lớn của người được mọi người được gọi là “thầy”. Hiện nay, có một “bộ phận không nhỏ” những người được gọi là thầy cô giáo, là một nghề cao quý, thiêng liêng nhưng lợi dụng danh nghĩa đó để làm những việc vi phạm pháp luật như gạ tình đổi điểm, buôn bán ma túy, cờ bạc, gian lận thi cử, nhiều vụ giáo viên dùng hành vi bạo lực học sinh… Hay nhiều người lợi dụng danh nghĩa giáo viên để ép buộc học sinh học thêm thu tiền bất nghĩa, vơ vét làm giàu cho bản thân, gia đình, nhiều người không giữ được lương tâm trong sáng của một nghề mà xã hội gọi là cao quý. Những người đó không xứng đáng để xã hội gọi là “thầy”, không xứng đáng đứng trên bục giảng. Sắp đến ngày 20/11, xin kính chúc tất cả mọi người đã, đang làm giáo dục luôn có sức khỏe dồi dào, luôn có tâm trong sáng, từng ngày trôi qua, mỗi thầy cô luôn là tấm gương sáng về đạo đức, kiến thức, trái tim nhân ái và mang lại những điều tốt đẹp cho giáo dục trong tương lai để mọi học sinh đều trở thành mọi công dân tốt, sống có ích, yêu thương mọi người, mong mọi người cùng góp phần nâng cao tâm thế và vị thế người thầy, đưa giáo dục tiếp tục là nghề cao quý, rất cao quý. Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của Chính phủ, của ngành giáo dục và cả xã hội sẽ ngày càng có thêm nhiều giáo viên tốt, tâm huyết với nghề và mang lại những điều tốt đẹp cho thế hệ học sinh có đạo đức, kiến thức và là tương lai của dân tộc như ý nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
READ  4G là gì? Những ưu điểm vượt trội và một số hạn chế của 4G

Suy ngẫm về “Tiên học lễ, hậu học văn"

“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.
“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.
Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau.
Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ “lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ” hơn “văn”... Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.
Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.
Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.
Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.
Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • tiên học lễ, hậu học văn'' là thành ngữ hay tục ngữ
  • Tiên học lễ, hậu học văn thuộc thể loại gì
  • Câu nói Tiên học lễ, hậu học văn'' là 
  • Trường ta có khẩu hiểu Tiên học lễ, hậu học văn em hiểu như thế nào về câu nói đó
  • Tiên học lễ, hậu học văn Khổng Tử
  • Tiên học lễ, hậu học văn dạy dỗ chúng em nên người
  • Chứng minh tình đúng đắn của câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn
  • Bộ câu Tiên học lễ hậu học văn
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply