Tia gamma là gì? Tính chất và Vận tốc tia gamma. Quá trình tạo ra tia gamma

Or you want a quick look:

Tia gamma nói riêng và vật lý hạt nhân nói chung là một chuyên đề lớn và quan trọng trong vật lý 12. Vậy tia gamma là gì? Loại tia này có những tính chất nào? Ứng dụng của nó ra sao? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp dưới đây. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu dưới đây nhé.

Nội dung chính bài viết

Tia gamma là gì? Quá trình tạo ra tia gamma

Khái niệm tia gamma

Tia gamma là gì? Có thể hiểu, tia gamma là một loại tia được tạo lên từ các hạt gamma có bản chất là các photon năng lượng cao. Theo khái niệm, tia gamma là một loại bức xạ điện tử hay quang tử có tần số cực cao.

Tia gamma là sóng điện tử. Và so với các loại tia khác như khác như sóng vô tuyến, tia X, bức xạ hồng ngoại hay bức xạ tử ngoại thì loại tia này mang nhiều năng lượng nhất. Đây là tia được sinh ra do hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có năng lượng thấp hơn.

Tia gamma được ký hiệu là (Ɣ).

Quá trình tạo ra tia gamma

Tia gamma được tạo ra từ các phản ứng hạt nhân. Trong đó có 2 loại chủ yếu:

  • Tạo ra từ quá trình phân rã các đồng vị có tính phóng xạ
  • Được tạo ra từ sự tương tác giữa các hạt cơ bản
  • Và đặc biệt, tia gamma được tạo ra từ các phản ứng nhiệt hạch, phân hạch, phân ra alpha và đặc biệt là phân rã gamma.  

>>> Click xem thêm: Hiệu điện thế là gì? Dụng cụ đo và cách đo hiệu điện thế

Tính chất tia gamma

Bên cạnh câu hỏi tia gamma là gì, tính chất của tia gamma cũng là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm.

Nhắc đến tính chất của tia gamma, tính chất đầu tiên không thể bỏ qua đó là tia gamma có tính chất đâm xuyên. Loại tia này có khả năng xuyên qua cả bê tông hay rào chắn. Bởi đây là loại tia có năng lượng cao nhất, thậm chí là hơn cả tia X.

Tia gamma có tần số lớn, vào khoảng (10^{20}) Hz nhưng lại là tia có bước sóng thấp nhất. Bước sóng của tia gamma chỉ rơi vào khoảng dưới (10^{-12}) m. Với tần số và bước sóng này, tia gamma rơi vào vùng phổ điện tử phía trên tia X mềm.

Ngoài ra, do không mang điện nên tia gamma không bị lệch hướng trong từ trường mà vẫn có thể giữ nguyên hướng ban đầu.

Tia gamma vật lý 12 là một phần kiến thức rất quan trọng. Thế nhưng, nhiều bạn thường nhầm với tia X. Bởi hai loại tia này có bản chất dễ nhầm lẫn và chúng chỉ khác nhau ở nguồn phát. Cụ thể, nguồn phát tia X được tạo ra từ các electron gia tốc, còn tia gamma lại được tạo ra từ các hạt nhân nguyên tử.

tia gamma là gì và tính chất của tia gamma Tia gamma là gì? Tính chất và Vận tốc tia gamma. Quá trình tạo ra tia gamma

Ứng dụng của tia gamma

Sau khi đã tìm hiểu tia gamma là gì cũng như những đặc điểm của nó, chúng ta cùng khám phá ứng dụng của loại tia này.

Tia gamma có tính chất đâm xuyên. Vì thế mà loại tia này được dùng nhiều trong y học, đặc biệt là sử dụng để làm dao mổ, và được gọi là dao mổ gamma. Cụ thể, người ta sẽ chiếu một chùm tia gamma vào khu vực tế bào cần phá hủy. Qua đó sử dụng lượng bức xạ có cường độ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cách làm này thường được sử dụng ở não – nơi tập trung nhiều tế bào quan trọng. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ chiếu một chùm tia tương đối nhỏ để không làm hại đến những tế bào khỏe mạnh khác. Có thể nói, đây là một cách làm vừa có lợi lại vừa có hại. Bởi tia gamma gây ung thư nếu được dùng không đúng cách. Chúng có thể phá hủy các ADN khỏe mạnh dẫn tới ung thư.

Ngoài ra, vận tốc tia gamma rất lớn. Vì thế mà loại tia này còn được dùng trong cả thiên văn học hay khoa học quân sự, xây dựng… Với năng lượng lớn cùng tần số cao, loại tia này đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày nay.

tia gamma là gì và ứng dụng trong y học của tia gamma Tia gamma là gì? Tính chất và Vận tốc tia gamma. Quá trình tạo ra tia gamma

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi tia gamma là gì cũng như những tính chất và ứng dụng của nó. Hãy đến với DINHNGHIA.COM.VN để khám phá nhiều kiến thức hay và bổ ích hơn nữa nhé.

See more articles in the category: wiki
READ  Lỗi 502 Bad Gateway Là Lỗi Gì ? Cách Khắc Phục Lỗi “502 Bad Gateway” vuidulich.vn

Leave a Reply