Phú sông Bạch Đằng – một tác phẩm văn học tiêu biểu của tác giả Trương Hán Siêu. Chúng tôi sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về tác phẩm này qua những bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng dưới đây.Phú sông Bạch ĐằngDàn ý bài văn thuyết minh về Phú sông Bạch ĐằngMở bài: Giới thiệu về tác phẩm Bạch Đằng giang phú và tác giả Trương Hán Siêu.Thân bài:1. Đôi nét về tác giả và tác phẩmNêu vắn tắt những thông tin về cuộc đời, thời đại và sự nghiệp sáng tác… của tác giả Trương Hán SiêuTác phẩm: Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên 50 năm. Sông Bạch Đằng là nơi đã ghi dấu những chiến công hiển hách đó của quân và dân ta. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể.2. Trình bày về nội dung và nghệ thuật của tác phẩmNội dung: Bài phú thể hiện những bình luận về chiến thắng vang dội, lừng lẫy của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng đã đánh tan khiến quân thù phải khiếp sợ.Nghệ thuật: Xuyên suốt bài phú là giọng điều hào hùng thể hiện niềm tự hào vô bờ nhưng cũng không kém phần suy tư, lắng đọng.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ về tác phẩm, tác giả.Bạch Đằng giang phú – Trương Hán SiêuNhững bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch ĐằngBài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng số 01Là một cây bút văn học không chỉ có học vấn sâu rộng, có tài văn chương, Trương Hán Siêu còn giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện rõ nét và đầy đủ qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” mà ông để lại cho nền văn học Việt Nam.Trong lịch sử nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác gia lớn để lại cho đời những tác phẩm văn học bất hủ như Nguyễn Trãi ghi dấu ấn với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Du gây ảnh hưởng bởi Truyện Kiều… thì Trương Hán Siêu để lại một kiệt tác văn học như áng thiên cổ hùng văn mang tên “Bạch Đằng giang phú”.Trương Hán Siêu sinh ra ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Theo sử sách có ghi chép lại, xuất thân của Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo. Ông có học vấn uyên thâm và tính tình cương trực, thẳng thắn. Bản thân ông là một người văn võ song toàn khi ông vừa là tác gia văn học lớn vừa lập được rất nhiều công trạng trong những trận đánh chống giặc Mông Nguyên xâm lược. Trong sự nghiệp chính trị, ông được vua Trần Dụ Tông tin tưởng và giao nhiều chức vụ quan trọng và được phong chức Hàn lâm Học sĩ. Ông mất năm 1353 để lại nhiều tiếc thương trong lòng dân. Khi ông mất, nhà vui đã truy tặng ông chức Thái phó và được thờ ở văn miếu quốc gia ngang với các bậc hiền triết. Ông đã từng là người bài xích đạo Phật, tuy nhiên hiểu được con người và tài năng của ông, vua không trách mà còn giao cho ông làm quản tự ngôi chùa lớn. Đến những ngày cuối đời, ông lại là người sùng bái đạo Phật và cho ra những tác phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo này. Về sự nghiệp văn chương, ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay như bài thơ: Cúc hoa bách vịnh, Qúa tông đô, Dục Thúy sơn, Hóa châu tác… và các tác phẩm văn xuôi: Dục Thúy sơn linh tế tháp ký, Khai Nghiêm tự bi ký đều được viết bằng chữ Hán.Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” là một trong những bài phú chữ Hán đặc sắc nhất của ông còn lưu giữ đến ngày nay. Xuyên suốt bài phú, tác giả sử dụng giọng điệu, ngôn từ căm thù quân giặc, tự hào về ý chí quật cường của dân tộc. Đây không chỉ là một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông mà còn trở thành tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lý Trần. Bài phú được xem là áng thiên cổ hùng văn với nội dung sâu sắc, ý nghĩa và nghệ thuật văn học đỉnh cao.Đọc bài phú, chúng ta dễ dàng cảm nhận tình yêu đất nước sâu sắc của tác giả cũng như niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc như đạo nhân nghĩa ở đời đã được nhắc đến trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Gía trị nhân văn cao đẹp trong bài phú thể hiện qua việc đề cao vị trí và vai trò của con người đã làm nên lịch sử.Niềm tự hào chứa chan trong bài phú thể hiện đậm nét qua những câu thơ tổng kết lại chiến thắng vang dội Bạch Đằng năm xưa:“Giặc tan muôn thủa thăng bình,Bởi đâu đất hiểm, bởi mình đức cao”.Bài phú được chia thành 4 phần với kết cấu mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Phần mở là phần cảm xúc của nhân vật khách khi nhìn thấy cảnh sắc trên sông Bạch Đằng. Miêu tả lại trận Bạch Đằng hào hùng qua lời kể của các bô lão cũng như những bình luận, suy ngẫm của các bô lão trước nguyên nhân đem lại chiến thắng hiển hách của quân ta trên sông Bạch Đằng. Các bô lão cũng kết lại bằng lời ca khẳng định nhân nghĩa, vai trò đức độ của con người.Tác phẩm theo thể phú với kết cấu tứ thơ theo hình thức đối đáp giữa khách và chủ. Khách mang tâm hồn yêu thiên nhiên yêu cảnh trí vô cùng khoáng đạt, thích du ngoạn khắp nơi và yêu thích tìm hiểu lịch sử của dân tộc. Khách du ngoạn trên sông Bạch Đằng không chỉ để ngắm nhìn cảnh thiên nhiên thỏa lòng yêu thích mà còn để hồi tưởng lại, để sống lại nơi đã từng ghi dấu chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta.Mang trong mình khát vọng tìm hiểu lịch sử của dân tộc, Khách muốn noi gương những sư gia nổi tiếng trong lịch sử. Trong quá trình ngao du, khách gặp chủ là những bô lão sống ở ven sông là người dân địa phương – họ là nhân chứng sống khi đã trực tiếp tham gia kháng chiến năm xưa. Nhân vật bô lão cũng chỉ là nhân vật hư cấu qua trí tưởng tượng để giúp tác giả dễ dàng bày tỏ, bộc bạch những cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn bao giờ hết.Về nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu cho giá trị văn chương bởi nghệ thuật đỉnh cao. Trương Hán Siêu đã rất khéo léo khi sử dụng thể phú tự do không bị gò bó về hình thức nhưng toàn bộ bài thơ lại vô cùng gắn kết và xuyên suốt giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Kết cấu bài phú chặt chẽ với thủ pháp liêm ngâm thể hiện tài năng văn chương của tác giả cũng như lối tư duy sắc sảo nâng tầm giá trị văn học. Hình tượng nghệ thuật trong bài phú cũng được tác giả xây dựng vô cùng sinh động với giọng điệu trang trọng, hào hùng không kém phần lắng đọng cảm xúc, đôi lúc lại triết lý sâu xa khiến người đọc bị cuốn đi và sống trong những cảm xúc, tâm tư của tác giả về niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào về con người nước ta và niềm tin mãnh liệt vào tương lai và vận mệnh của dân tộc.Không chỉ giàu lòng yêu nước, học vấn sâu rộng, Trương Hán Siêu còn có tài văn chương bậc thầy được thể hiện qua bài “Bạch Đằng giang phú”, ông xứng đáng là một tác gia lớn trong nền văn học nước nhà.Bài văn mẫu thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng số 02Đất nước ta – một đất nước có nền văn hiến lâu đời đã trải qua nhiều cuộc chiến thắng chống quân xâm lược hào hùng. Những chiến thắng đó đã đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền khẳng định nước ta dù nhỏ bé nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất. Chiến thắng vang dội ấy đã đi vào thơ ca như Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.Theo sử sách ghi lại, Trương Hán Siêu không rõ năm sinh nhưng mất vào năm 1354 quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 4 đời vua Trần và có tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được vua Trần Anh Tông phong chức Hàn lâm Học sĩ. Cả bốn đời mua đều rất trọng dụng Trương Hán Siêu và gọi ông đầy kính trong là thầy. Không chỉ là một nhà văn học lừng lẫy, Trương Hám Siêu còn là nhân vật chính trị, nhà văn hóa có sức ảnh hưởng lớn tới đất nước và được sử sách ghi nhận, ngợi ca sau này. Tuy không đỗ đạt cao nhưng ông lại là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tham hóa của Phật giáo đương thời đề cao ý thức quốc gia được mọi người yêu quý và kính trọng.Phú sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu viết theo thể phú – một thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc không bị gò bó bởi luật bởi vần và nghiêng nhiều về yếu tố trữ tình. Thể phú hay được dùng để tả cảnh vật, phong tục hay kể chuyện đời, miêu tả các hình tượng nhân vật có yếu tố tượng trưng và mang tính triết lý cao. Bài Phú sông bạch đằng mang đậm những đặc điểm ấy và còn rất gần gũi, mộc mạc.Tác phẩm này ra đời sau chiến thắng Bách Đằng và được viết trong thời đại nhà Trần đang suy vong. Ông mang trên mình trọng trách đại thần với tình yêu nước lớn lao khó tránh khỏi sự hổ thẹn đặc biệt sự hổ thẹn trước lịch sử. Bài phú có kết cấu gồm 4 phần: phần mở, phần giải thích, phần bình luận và phần kết.Phần mở thể hiện tráng trí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng. Phần giải thích tái hiện tại trận thắng trên sông qua lời kể, qua hồi tưởng của các bô lão. Phần bình luận là những nhận xét, chiêm nghiệm của các bô lão về nguyên nhân đem lại thắng lợi lẫy lững năm ấy. Và đến phần kết là lời khẳng định lại của các bô lão về vai trò đức độ của con người.Nhân vật khách sự phân thân của tác giả với mục đích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên xuất hiện trong không gian biển lớn giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể các bô lão với quân ta xuất thân với khí thế hào hùng “hùng hổ sáu quân” sức mạnh khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần, với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa. Còn quân địch ra oai “Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi” sự huênh hoang, hung hang kiêu ngạo. “Thế cường” với bao mưu moi chước quỷ.Nhưng các bô lão lại suy ngẫm thời thế thuận lợi trời cũng chiều người, địa thế núi sông trời đất cho nơi hiểm trở, con người có tài có đức lạ giữ vai trò quyết định quan trọng. Tác giả gọi lên hình ảnh Trần Quốc Tuấn và những hình ảnh so sánh với người để khẳng định sức mạnh, tài năng và đức đạo của con người.Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công, sự lĩnh hằng của chân lí “Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.Đọc xong bài phú ta cảm nhận sâu sắc về những cảm xúc về con người, về quê hương đất nước. Trương Hán Siêu xứng đáng là một tác gia lớn và Bạch Đằng giang phú xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.Bài viết liên quan :
Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu- văn mẫu lớp 10
You are viewing the article: Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu- văn mẫu lớp 10 at Vuidulich.vn
See more articles in the category: Giáo dục