Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Or you want a quick look: I. Dàn ý Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh (Chuẩn)

Thuyết minh về một tác phẩm văn học là nội dung quan trọng của văn thuyết minh. Hôm nay các em hãy cùng vận dụng kiến thức văn bản vào quá trình viết bài qua việc hoàn thiện đề bài Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh nhé. Để có thêm những ý tưởng hay cho bài viết, các em hãy cùng theo dõi bài văn mẫu được giới thiệu dưới đây.

Đề bài: Em hãy thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
 

I. Dàn ý Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm.

2. Thân bài

a. Tác giả:
– Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh, quê gốc ở tại xóm Gia Lạc, ven bờ sông Hương, vùng ngoại ô Huế.
– Ông trải qua các nghề nghiệp khác nhau từ làm việc ở sở tư, đi dạy, rồi cộng tác với một loạt các tờ báo. Ông hăng hái sáng tác nhiều các tác phẩm thơ văn khác nhau, để lại một số lượng lớn các sáng tác cả trước và sau cách mạng.
– Thanh Tịnh là một người rất yêu thích văn chương, đặc biệt là văn học Pháp, điều đó đã góp phần hình thành nên phong cách văn chương của ông, với vẻ đẹp đằm thắm, trong trẻo, và những tình cảm êm dịu, đậm nét lãng mạn.
– Một số tác phẩm tiêu biểu của Thanh Tịnh phải kể đến các truyện ngắn: Hận chiến trường, Quê mẹ, Tôi đi học, Chị và em, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm,… các bài thơ: Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm,…

b. Tác phẩm:
– Truyện ngắn Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ được xuất bản vào năm 1941, kể lại một cách tinh tế và sâu lắng những xúc cảm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
– Bố cục:
+ Phần 1 từ đầu đến “…lướt ngang trên ngọn núi” là tâm trạng cảm xúc biến chuyển của nhân vật trên con đường từ nhà tới trường.
+ Phần 2 tiếp theo cho đến “…tôi không muốn xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết” là những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật khi đã đứng giữa sân trường.
+ Phần còn lại chính là những cảm nhận của nhân vật “tôi” về lớp học đầu tiên khi bắt đầu tiết học, được gặp gỡ những người lớn trong ngôi trường mới.

– Nội dung:
+ Truyện ngắn Tôi đi học kể về những xúc cảm, sự quan sát chủ quan của nhân vật “tôi” trong suốt quãng đường di chuyển từ nhà tới trường.
+ Nhân vật tôi được mẹ đưa tới trường, con đường vốn thân quen đã đi qua biết bao nhiêu bận thế nhưng ngày hôm nay nhân vật bỗng thấy lạ bởi nỗi “hôm nay tôi đi học”.
+ Lòng cậu bé rộn lên những cảm xúc nôn nao khó tả, bộ quần áo mới khiến cậu trở nên trang trọng và đứng đắn, nhân vật tôi cố ôm thật chắc sách vở, đồng thời cũng muốn cầm thêm cả bút thước cho thật giống với những cô cậu học sinh khác, trong sự bỡ ngỡ và lúng túng.
+ Khi đã bước chân vào tới sân trường Mỹ Lý đợi nghe gọi tên và lớp học, ngôi trường trong tầm mắt cậu bé mang một không khí trang trọng và rộn ràng, còn bản thân cậu đứng trước những quang cảnh xa lạ ấy bỗng đâm ra lo sợ vẩn vơ.
+ Khi phải chia tay mẹ để bước vào lớp chuẩn bị cho buổi học đầu tiên, nhân vật tôi bỗng quay lại úp vào lòng mẹ bật khóc nức nở.
+ Đến khi đã yên vị trong lớp, nhân vật “tôi” bắt đầu quên đi những cái bỡ ngỡ xa lạ, bắt đầu tập làm quen tìm tòi, nhìn ngắm bàn ghế, quan sát bạn học, rồi bỗng dưng không hề cảm thấy xa lạ mà cảm thấy quyến luyến lạ kỳ.
=> Nhân vật “tôi” đã bắt đầu một buổi học với những cảm xúc thật chân thật, tự nhiên và sinh động hấp dẫn.
– Sự xuất hiện của các nhân vật như ông đốc, thầy giáo chủ nhiệm với sự hiền từ, kiên nhẫn dịu dàng cho chúng ta những cảm nhận tốt đẹp về những người lái đò tận tụy.
– Hình ảnh các bậc phụ huynh, đặc biệt là bóng dáng người mẹ của nhân vật “tôi” là biểu trưng cho những tình cảm gia đình đằm thắm dịu dàng, ý thức được tầm quan trọng của nền giáo dục đối với con cái.

READ  Ngày của cha năm 2021 là ngày nào?

3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm

II. Bài văn mẫu Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh (Chuẩn)

Trong cuộc đời của mỗi con người, những ngày tháng ấu thơ đầy ắp những kỷ niệm về một tuổi học trò mênh mông và trong sáng, đặc biệt là những ký ức về buổi tựu trường đầu tiên, ngày đầu được mặc bộ quần áo còn thơm mùi vải, ôm theo chiếc cặp vở bút tinh tươm, và được cha mẹ dắt tay tới trường, đều là những kỷ niệm đáng quý, mà cho đến tận khi trưởng thành nhắc lại người ta vẫn thấy bồi hồi xúc động. Trong nền văn học Việt Nam cũng có kha khá các tác phẩm văn chương nói về đề tài này, trong đó Tôi đi học của Thanh Tịnh là một trong những sáng tác giàu cảm xúc hơn cả với dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”.

Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh, quê gốc ở tại xóm Gia Lạc, ven bờ sông Hương, vùng ngoại ô Huế. Ông là người có học vấn khá cao khi thuở nhỏ được học chữ Hán, sau lại học tiếp chữ Quốc Ngữ, rồi đi học và tốt nghiệp Thành Chung, sau đó trải qua các nghề nghiệp khác nhau từ làm việc ở sở tư, đi dạy, rồi cộng tác với một loạt các tờ báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa… Đồng thời hăng hái sáng tác nhiều các tác phẩm thơ văn khác nhau, để lại một số lượng lớn các sáng tác cả trước và sau cách mạng. Không chỉ vậy Thanh Tịnh còn tham gia bộ đội, trở thành người phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng trong bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, sau trở thành Chủ nhiệm Tạp chí văn nghệ Quân đội, và tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam. Thanh Tịnh là một người rất yêu thích văn chương, đặc biệt là văn học Pháp, điều đó đã góp phần hình thành nên phong cách văn chương của ông, với vẻ đẹp đằm thắm, trong trẻo, và những tình cảm êm dịu, đậm nét lãng mạn. Một số tác phẩm tiêu biểu của Thanh Tịnh phải kể đến các truyện ngắn: Hận chiến trường, Quê mẹ, Tôi đi học, Chị và em, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm,… các bài thơ: Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm,… Còn các tác phẩm thơ của Thanh Tịnh sau cách mạng hầu như không mấy nổi bật, bởi thiếu hàm súc và tinh tế.

READ  Những bài thơ về ngày 20 tháng 11 tri ân thầy cô và mái trường

Truyện ngắn Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ được xuất bản vào năm 1941, kể lại một cách tinh tế và sâu lắng những xúc cảm của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Toàn bộ truyện ngắn có thể chia làm ba phần chính theo như bối cảnh truyện. Phần 1 từ đầu đến “…lướt ngang trên ngọn núi” là tâm trạng cảm xúc biến chuyển của nhân vật trên con đường từ nhà tới trường. Phần 2 tiếp theo cho đến “…tôi không muốn xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết” là những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật khi đã đứng giữa sân trường, trong một môi trường mới, sắp phải chia tay mẹ để vào lớp học. Phần còn lại chính là những cảm nhận của nhân vật “tôi” về lớp học đầu tiên khi bắt đầu tiết học, được gặp gỡ những người lớn trong ngôi trường mới.

Truyện ngắn Tôi đi học kể về những xúc cảm, sự quan sát chủ quan của nhân vật “tôi” trong suốt quãng đường di chuyển từ nhà tới trường, theo chân mẹ. Từ một buổi sáng mùa thu, khi nhìn thấy những chiếc lá vàng rụng nhiều và trên trời không có những đám mây bàng bạc, nhân vật chính bỗng nhớ lại cái ngày đầu tiên mình tới trường, cũng là một ngày thu đẹp như thế này. Nhân vật tôi được mẹ đưa tới trường, con đường vốn thân quen đã đi qua biết bao nhiêu bận thế nhưng ngày hôm nay nhân vật bỗng thấy lạ bởi nỗi “hôm nay tôi đi học”. Lòng cậu bé rộn lên những cảm xúc nôn nao khó tả, bộ quần áo mới khiến cậu trở nên trang trọng và đứng đắn, nhân vật tôi cố ôm thật chắc sách vở, đồng thời cũng muốn cầm thêm cả bút thước cho thật giống với những cô cậu học sinh khác, trong sự bỡ ngỡ và lúng túng. Khi đã bước chân vào tới sân trường Mỹ Lý đợi nghe gọi tên và lớp học, ngôi trường trong tầm mắt cậu bé mang một không khí trang trọng và rộn ràng, còn bản thân cậu đứng trước những quang cảnh xa lạ ấy bỗng đâm ra lo sợ vẩn vơ. Và xung quanh cậu cũng là những đứa trẻ trạc tuổi trong buổi tựu trường đầu tiên với những bỡ ngỡ, e ngại như chú chim vừa mọc đủ lông nửa muốn bay nửa lại sợ hãi nhút nhát trước một khoảng trời mới ngoài cái tổ của mình. Nhân vật “tôi” cũng hòa trong cái không khí đầy bỡ ngỡ, lo lắng không yên ấy, thậm chí khi nghe gọi tên cậu tự nhiên giật mình và lúng túng. Rồi đến khi phải chia tay mẹ để bước vào lớp chuẩn bị cho buổi học đầu tiên, thấy bàn tay mẹ dịu dàng đẩy đằng sau lưng, nhân vật tôi bỗng quay lại úp vào lòng mẹ bật khóc nức nở. Đến khi đã yên vị trong lớp, nhân vật “tôi” bắt đầu quên đi những cái bỡ ngỡ xa lạ, bắt đầu tập làm quen tìm tòi, nhìn ngắm bàn ghế, quan sát bạn học, rồi bỗng dưng không hề cảm thấy xa lạ mà cảm thấy quyến luyến lạ kỳ. Nhân vật “tôi” đã bắt đầu một buổi học với những cảm xúc thật chân thật, tự nhiên và sinh động hấp dẫn. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các nhân vật như ông đốc, thầy giáo chủ nhiệm với sự hiền từ, kiên nhẫn dịu dàng đọc tên, chờ đợi các em học sinh đang còn bỡ ngỡ vào lớp học đã cho chúng ta những cảm nhận tốt đẹp về những người lái đò tận tụy, yêu thương học sinh, yêu thương nghề giáo của mình tha thiết, hết lòng tạo cho các em một môi trường giáo dục thân thiện, tốt đẹp nhất, giúp các mầm non tương lai được phát triển rực rỡ. Hình ảnh các bậc phụ huynh, đặc biệt là bóng dáng người mẹ của nhân vật “tôi” là biểu trưng cho những tình cảm gia đình đằm thắm dịu dàng, ý thức được tầm quan trọng của nền giáo dục đối với con cái, họ sẵn sàng trở thành hậu phương, cơ sở vững chắc nâng bước con cái vào đời bằng những tình cảm ngọt ngào, ấm áp nhất.

READ  10 Bài thơ về hoa loa kèn hay, bài thơ hay về tháng Tư

Có thể nói rằng truyện ngắn Tôi đi học hấp dẫn là nhờ vào nghệ thuật miêu tả tâm lý, nội tâm nhân vật một các tinh tế, giàu xúc cảm, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giọng điệu, trữ tình lãng mạn dễ đi sâu vào lòng người đọc. Tuy chỉ với một cốt truyện đơn giản không có cao trào thế nhưng với tài năng của mình Thanh Tịnh đã gợi lại được cho độc giả những cảm xúc về buổi tựu trường đầu tiên đáng nhớ, nhắc nhở mỗi người về sự quan trọng của giáo dục nhà trường đối với mỗi trẻ em ở độ tuổi đến trường.

——————-HẾT——————-


Bài Thuyết minh truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh là những kiến thức tổng quan về truyện ngắn Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh. Để tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm mời các em tìm đọc những bài viết sau Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, Soạn bài Tôi đi học, Cảm nghĩ về những dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học, Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Tôi đi học.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply