Or you want a quick look: Thuỷ triều là gì?
Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Đây là một câu hỏi khá thú vị về thủy triều. Cùng GiaiNgo tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Hiện tượng thủy triều lên xuống trong ngày chắc hẳn không mấy xa lạ với mọi người. Vậy thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Hãy để GiaiNgo giúp bạn giải thích hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này.
Thuỷ triều là gì?
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông,… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Thủy triều xuất hiện là nhờ vào lực hút của Mặt Trăng và từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất.
Như chúng ta đã biết, thủy có nghĩa là nước. Triều là cường độ thay đổi lên xuống của nước. Đây là cách giải thích theo nghĩa Hán – Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm được định nghĩa khác theo các cách hiểu khác nhau.
Bán nhật triều là gì?
Bán nhật triều là một chu kỳ triều có hai lần triều dâng lên và hai lần chiều rút xuống trong một ngày. Đây là một trong những hiện tượng phổ biến của thủy triều.
Những vùng nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo thường chịu ảnh hưởng của bán nhật triều.
Phân loại thuỷ triều
Thủy triều được phân thành hai loại cơ bản là nhật triều và bán nhật triều.
Nhật triều là một chu kỳ thủy triều với một lần nước lên và một lần nước xuống. Chu kỳ của nhật triều là 24 giờ 52 phút. Trong đó, 52 phút là thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau.
Nhật triều chia ra là nhật triều đều và nhật triều không đều.
- Nhật triều đều: trong một ngày, có một lần triều lên và một lần triều xuống. Chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút.
- Nhật triều không đều: trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7 ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều.
Bán nhật triều cũng chia ra làm hai loại là bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
- Bán nhật triều đều: trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Khi đó, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
- Bán nhật triều không đều: trong một ngày mặt trăng, có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Tuy nhiên, đỉnh và chân triều trong hai lần liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
Đặc điểm của thuỷ triều
Người ta tính thủy triều dựa vào các đặc điểm sau:
- Mực nước biển dâng lên trong vài giờ, ngập vùng gian triều, gọi là ngập triều, triều lưu, hay con nước lớn.
- Nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó, gọi là triều cao hay triều cường.
- Nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó, gọi là triều thấp
- Mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều, gọi là triều rút hay con nước ròng.
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng chảy triều. Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp.
Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày?
Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước.
Thủy triều hôm sau xuất hiện muộn hơn vì khi Mặt trăng chuyển động xung quanh Trái đất phải mất thêm 1 giờ nữa mới trở lại đúng vị trí cũ. Muốn biết thời gian lên xuống của thủy triều, thuỷ triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày thì phải xem đó là nhật triều hay bán nhật triều.
Nguyên nhân hình thành thuỷ triều
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều chính là do lực hấp dẫn của mặt trăng và do lực li tâm tạo nên. Bởi thủy quyển có hình cầu dẹp nhưng lại bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.
Bên cạnh đó một đỉnh của ellipsoid nằm ở trực diện với mặt trăng, đây được gọi là miền nước lớn thứ nhất do lực hấp dẫn tạo lên.
Đối với miền nước lớn thứ hai sẽ nằm đối diện với miền lớn thứ nhất qua tâm của Trái Đất, điều này do lực li tâm tạo ra.
Thêm vào đó, khi quay thì vận tốc quay của Trái Đất không đổi. Lúc này lực li tâm lớn nhất nằm ở vị trí bán kính quay lớn nhất đó là miền xích đạo của Trái Đất.
Đồng thời trọng lượng của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng. Do đó, trọng tâm của hệ Trái Đất – Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất. Đồng thời, mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Tại sao cần đo thuỷ triều?
Việc xác định thủy triều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là ngành hàng hải.
- Đo thủy triều giúp điều hướng trong ngành giao thông, vận tải hàng hải.
- Đo thủy triều để dự báo được sự chuyển động nhanh của nước trong dòng chảy. Điều này có thể cung cấp một nguồn năng lượng cho các cộng đồng sống dọc theo bờ biển bằng các nhà máy thủy điện.
- Thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật biển, chúng cung cấp thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.
- Chúng ta có thể nghiên cứu, thu thập số liệu thủy văn để đưa ra cảnh báo và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển.
Ứng dụng của thuỷ triều trong đời sống
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên được lặp đi lặp lại hàng ngày. Sau khi biết câu trả lời thuỷ triều lên xuống và thời gian nào trong ngày; chúng ta dễ dàng xác định thời gian lên xuống của thủy triều; nhờ vậy con người đã áp dụng các hiện tượng thủy triều vào thực tiễn.
- Các bạn còn nhớ, trận chiến Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Hay trận chiến đánh thắng quân Nguyên – Mông của quân và dân nhà Trần. Để dành được chiến thắng đó, chúng ta đã dựa vào hiện tượng thủy triều lên, xuống trong tự nhiên.
- Những người dân chài đã dựa vào chu kì lặp đi lặp lại khá chính xác về mặt thời gian của thủy triều để có thể dễ dàng thu về một mẻ hải sản lớn.
- Thủy triều giúp nhà máy thủy điện vận hành làm việc mà không cần tiêu tốn nguyên liệu.
Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Đây là một câu hỏi khá thú vị về hiện tượng thủy triều. Vậy là GiaiNgo đã giúp bạn tìm hiểu thêm kiến thức về sông nước trong đời sống. Hãy theo dõi chúng tôi để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích.