Or you want a quick look: Người tiểu đường khi nào cần dùng thuốc?
Trên thị trường có vô số loại thuốc trị tiểu đường với giá cả khác nhau khiến bạn không biết đâu là loại tốt và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc trị tiểu đường tốt nhất được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
Người tiểu đường khi nào cần dùng thuốc?
Dùng thuốc để điều trị tiểu đường là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi ở mọi người bệnh. Tuy nhiên, việc khi nào cần dùng thuốc lại phụ thuộc vào từng loại tiểu đường khác nhau.
Tiểu đường tuýp 1 dùng thuốc khi nào?
Ở tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy bị phá hủy bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể (bệnh tự miễn), dẫn đến mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin - một chất có vai trò vận chuyển đường từ máu vào tế bào.
Chính vì insulin bị thiếu hụt hoàn toàn nên ngay từ lúc phát hiện bệnh, người tiểu đường tuýp 1 sẽ phải sử dụng luôn thuốc tiêm insulin.
Tiểu đường tuýp 2 cần dùng thuốc khi nào?
Khác với tiểu đường tuýp 1, ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc không hoạt động hiệu quả (đề kháng insulin). Vì vậy, ban đầu, người người tiểu đường tuýp 2 chưa cần dùng thuốc ngay mà giảm đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giảm đề kháng insulin. Nếu đường huyết không hạ mới cần dùng thêm thuốc uống hoặc tiêm.
Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), các liệu pháp điều trị bằng thuốc được khuyến cáo như sau:
- Khi HbA1c < 9%: Sử dụng đơn độc Metformin
- Khi HbA1c ≥ 9%: Sử dụng Metformin kết hợp 1 - 2 thuốc khác
- Khi HbA1c ≥ 10%: Trị liệu phối hợp với thuốc tiêm
Thuốc tây trị tiểu đường thường dùng nhất
Thuốc dùng đường uống
Dưới đây là bảng tổng hợp những nhóm thuốc tây trị tiểu đường dùng theo đường uống đang được sử dụng trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế
Bảng 1: Một số đặc điểm của các thuốc dùng đường uống
Thuốc tiêm Insulin
Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc tiêm Insulin được phân thành 3 loại:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn: Dùng trước bữa ăn để giảm đường huyết sau ăn. Ngoài ra, nhóm này còn thường được sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân hôn mê do nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu hoặc phẫu thuật.
- Insulin tác dụng trung bình: Đảm bảo lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Loại này cần tiêm 2 lần/ngày để đạt hiệu quả kéo dài.
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài: Thường được dùng duy nhất 1 lần/ngày để tạo insulin nền, ổn định đường huyết lúc đói.
- Insulin trộn, hỗn hợp: Được phối hợp bởi loại có tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài, đảm bảo 2 mục tiêu giảm nhanh đường huyết sau ăn và duy trì đường huyết giữa các bữa ăn.
Dưới đây là bảng tổng hợp một số loại Insulin thường dùng.
Bảng 2: Một số loại thuốc tiêm Insulin thường dùng
(*) Thời gian kéo dài tác dụng của insulin có thể thay đổi tùy cơ địa bệnh nhân, vị trí tiêm chích. Thời gian ở bảng trên dựa vào kết quả của các thử nghiệm lâm sàng.
Bài thuốc nam dân gian chữa tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính buộc người mắc phải sống chung cả đời. Chính vì vậy, ứng dụng các bài thuốc nam luôn là xu hướng trong điều trị tiểu đường với những lợi ích sau:
- Ổn định đường huyết lâu dài: Mặc dù thuốc nam không thể hạ nhanh đường huyết như thuốc tây. Tuy nhiên, chúng có ưu điểm vượt trội trong việc duy trì ổn định đường huyết trong thời gian dài do tác động được lên nguyên nhân gây bệnh.
- Hạn chế tăng liều thuốc tây: Khi dùng thuốc tây lâu ngày, người tiểu đường phải tăng liều để duy trì kết quả trị liệu như hiện tại. Sử dụng thuốc nam giúp đường huyết ổn định, từ đó hạn chế tăng liều thuốc tây.
- Không hại gan, thận: Các bài thuốc nam có nguồn gốc hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên nên hoàn toàn không có tác dụng phụ lên gan, thận.
Xem thêm: 2 bài thuốc nam trị tiểu đường đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Khi lựa chọn các bài thuốc nam, người tiểu đường cần lưu ý đến tính phù hợp với giai đoạn bệnh.
Cụ thể, ở giai đoạn đầu mắc bệnh (chủ yếu là tiểu đường tuýp 2), vấn đề mà người bệnh cần giải quyết là tình trạng kháng insulin và suy giảm chức năng tuyến tụy gây tăng đường huyết. Do đó, các vị thuốc nam hỗ trợ tăng cường chức năng tụy tạng, giảm đề kháng insulin để ổn định đường huyết nên được ưu tiên. Một số thảo dược tiêu biểu cho công dụng này có thể kể đến như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá,…
Nhưng khi bước vào giai đoạn biến chứng (có biểu hiện tê bì, nóng rát chân tay, chuột rút, khô ngứa da, mờ mắt,…) kể cả mới phát hiện bệnh hay bị lâu năm, mục tiêu điều trị sẽ thay đổi. Người bệnh cùng lúc vừa phải ổn định đường huyết, vừa phải giảm và cải thiện biến chứng. Tuy nhiên, mục tiêu cải thiện biến chứng sẽ được ưu tiên hơn do đây mới là tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thảo dược có chứa chất chống oxy hóa như Câu kỷ tử, Mạch Môn, Hoài sơn, Nhàu… có tác dụng tốt trong việc dọn dẹp “rác thải” oxy hóa và bảo vệ mạch máu, thần kinh, nhờ đó giúp ngăn chặn biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh hiệu quả. Phát hiện này giúp người tiểu đường có thêm cơ hội lựa chọn cho mình một giải pháp hỗ trợ giúp cải thiện biến chứng tê bì, khô ngứa da, mờ mắt... và ngăn chặn nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Đây là băn khoăn chung của rất nhiều người tiểu đường, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây với giá cả chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rằng không có loại thuốc nào có thể khẳng định là tốt nhất. Bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c và nguy cơ biến chứng của từng người để lựa chọn thuốc thích hợp. Bạn cũng không nên nghĩ rằng thuốc đắt nhất là thuốc tốt nhất, bởi giá cả của thuốc còn phụ thuộc vào những yếu tố thương mại của công ty sản xuất.
Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường đó là sự phối hợp của Tây y (thuốc tây) và Đông y (thuốc nam hoặc TPCN) trong điều trị tiểu đường. Hai loại thuốc này sẽ hỗ trợ, khắc phục những nhược điểm của nhau, tạo hiệu quả điều trị tốt nhất cho người tiểu đường. Đối với đông y, TPCN được nhiều chuyên gia khuyên dùng hơn thuốc nam nhờ sự tiện dụng và các tinh chất được cô đặc tạo tác dụng mạnh hơn gấp nhiều lần.
Biên tập viên Đông Tây
Tài liệu tham khảo: Bộ Y Tế, vuidulich.vn, Medicinenet, vuidulich.vn, Drugs.