Or you want a quick look: Các loại thuốc tiêu đờm tốt nhất
Đờm là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường hô hấp ở người lớn như viêm họng, viêm khí phế quản… Sử dụng các loại thuốc tiêu đờm dưới đây có thể giúp làm loãng dịch nhầy nhanh chóng.
Đờm là dịch tiết xuất hiện ở đường hô hấp bao gồm nhiều thành phần kết hợp như: Chất nhầy, tế bào hồng cầu, bạch cầu mủ, vi khuẩn, virus và đôi khi còn chứa cả các chất độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Chúng có thể được tiết ra tại bất kì ví nào trong đường thở, từ các hốc mũi xoang cho đến cổ họng, phế nang, phổi khi các cơ quan này bị viêm.
Sự xuất hiện của đờm khiến đường thở bị kích ứng tạo ra phản xạ ho. Một số trường hợp bị đàm đặc quánh hoặc đàm quá nhiều gây tắc nghẽn đường hô hấp, khó thở, thở khò khè, buồn nôn…
May mắn thay, sử dụng thuốc tiêu đờm có thể giúp khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết loại thuốc tan đàm nào mới cho tác dụng nhanh và an toàn.
Các loại thuốc tiêu đờm tốt nhất
Để loại bỏ đờm nhầy nhanh chóng, trả lại sự thông thoáng cho đường thở bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc tiêu đờm dưới đây:
1. Thuốc tiêu đờm nhanh do bác sĩ kê đơn
Trường hợp đường hô hấp có nhiều đàm gây nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè thì sử dụng thuốc Tây là điều cần thiết. Các loại thuốc tiêu đờm thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Exomuc 200mg
- Tác dụng: Thuốc Exomuc chứa thành phần chính là acetylcysteine giúp làm loãng đàm, tiêu dịch nhầy tồn đọng ở khí phế quản. Thuốc được chỉ định để điều trị cho các vấn đề về phổi như viêm phổi, viêm phế quản, vi khí quản trong giai đoạn cấp và mãn tính. Ngoài ra, các trường hợp bị nghẹt mũi do viêm mũi xoang, viêm họng gây ho có đờm đặc cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
- Liều dùng: Mỗi lần uống 1 gói x 3 lần trong ngày
- Giá bán: 120.000 - 135.000 một hộp 30 gói
- Thuốc tiêu đờm Acemuc 200mg
- Thành phần chính: Acetylcysteine
- Tác dụng: Thuốc Acemuc giúp ức chế tiết dịch nhầy ở vòm họng, hạn chế các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho do viêm phổi, viêm thanh - khí - phế quản, lao phổi, cảm lạnh, cảm cúm. Các trường hợp bị viêm mũi dị ứng cũng có thể được chỉ định thuốc Acemuc 200mg để giảm nghẹt mũi, khó thở.
- Liều dùng: Uống 1 gói/ lần x 3 lần/ngày
- Giá bán tham khảo: Hiện nay, trên thị trường, thuốc Acemuc 200mg có giá bán khoảng 56.000 đồng một hộp 30 gói.
- Thuốc Eprazinon:
- Thành phần thuốc: Eprazinon cũng là một trong các loại thuốc tiêu đờm tốt nhất cho người lớn được điều chế dưới dạng viên nang mềm hoặc viên nén bao phim. Thuốc chứa Eprazinon dihydroclorid 50g và một số thành phần như Ethanol 96%, Lactose, Titan dioxyd cùng các tá dược khác.
- Tác dụng: Làm loãng dịch tiết, đàm nhầy ứ nghẹn ở phế quản. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
- Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 - 2 viên. Thời gian điều trị bằng thuốc không được quá 5 ngày
- Giá bán: Khoảng 30.000 đồng một hộp 30 viên.
- Thuốc tiêu đờm Bromhexine:
- Thành phần: Bromhexin 8mg
- Tác dụng: Làm loãng và đánh tan chất nhầy bám dính ở đường hô hấp, làm cho đờm nhầy bớt đặc và dễ dàng bị bài xuất ra ngoài thông qua phản xạ khạc, ho.
- Liều dùng: Mỗi lần uống 8 - 16mg x 2 lần/ngày
- Giá bán tham khảo: Khoảng 18.000 đồng một hộp 30 viên nén
- Các loại thuốc tiêu đờm cho người lớn khác:
- Acetylcystein
- Carbocystein
- Bisovol
**Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu đờm từ Tây y:
Các loại thuốc tan đờm được sử dụng tại bệnh viện có ưu điểm là cho tác dụng nhanh chóng. Mặc dù vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên thận trọng với một số tác dụng phụ như:
- Bồn nôn
- Nôn ói
- Nổi mề đay
- Ù tai
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Khô miệng
- Chảy nhiều nước mũi…
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng các thuốc tiêu đờm chứa acetylcysteine cần tránh kết hợp chung với một số loại thuốc kháng sinh như Penicillin, Tetracyclin hay Erythromycin. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng, thời điểm uống thuốc trong ngày và thời gian điều trị với thuốc tiêu đờm để tránh gặp phải những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.
>> Tham khảo thêm: Các loại thuốc tây trị ho có đờm hiệu quả cho người lớn
2. Thuốc tiêu đờm cho người lớn từ dân gian
Ngoài thuốc tây, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để làm loãng và tống khứ đàm nhầy ra khỏi cổ họng. Chúng sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn nhà như rau diếp cá, lá húng chanh hay lá hẹ. Cách thực hiện cũng đơn giản, dễ kiếm, dễ sử dụng và đặc biệt là không gây tác dụng phụ nên được nhiều người áp dụng.
- Bài thuốc tiêu đờm từ lá hẹ
Lá hẹ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin và vitamin C có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp và giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, lá hẹ còn là dược liệu trong Đông y có vị cay, tính ấm giúp trợ khí, tiêu đờm. Chủ trị các chứng ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
Cách 1: Uống nước lá hẹ nguyên chất
- Dùng 24g lá hẹ, rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ
- Cho lá hẹ vào trong máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 1 ly nước đun sôi để nguội
- Cuối cùng lọc lấy nước cốt và chia uống 2 - 3 lần trong ngày.
Cách 2: Lá hẹ hấp đường phèn
- Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi và 4 thìa đường phèn
- Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn khoảng 2cm rồi cho vào chén sành
- Thêm đường phèn vào, đảo đều
- Bỏ chén thuốc vào nồi nước sôi đem hấp cách thủy
- Sau khoảng 30 phút lá hẹ mềm ra, đường cũng tan hoàn toàn thì tắt bếp
- Để hỗn hợp nguội bớt còn hơi âm ấm chắt nước uống dần. Mỗi lần uống 3 thìa cà phê
- Thực hiện bài thuốc tiêu đờm này hàng ngày cho đến khi cảm giác vướng víu ở cổ họng không còn nữa.
- Đánh tan đờm nhầy với bài thuốc từ rau diếp cá
Từ lâu, rau diếp cá đã được sử dụng làm thuốc tiêu đờm cho người lớn và trẻ em trong y học cổ truyền với tên gọi là ngư tinh thảo. Thực phẩm này cũng hoạt động như một vị thuốc kháng viêm, sát trùng, giải độc, giúp làm sạch đường thở, tạo điều kiện để tổn thương viêm nhiễm nhanh lành. Chính nhờ những tác dụng trên mà chiết xuất từ rau diếp cá có mặt trong rất nhiều loại siro tan đàm đang được bày bán trên thị trường.
Dân gian thường kết hợp rau diếp cá với thuốc vo gạo để trị ho có đờm và nhiều vấn đề khác ở đường hô hấp. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá diếp cá và 200ml nước vo gạo. Khi vo gạo chú ý bỏ qua nước vo gạo lần 1 và chỉ lấy nước lần 2 sẽ không bị lẫn tạp chất, bụi bẩn hay mối mọt.
- Rửa kỹ lá diếp cá qua vài lần nước rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút. Vớt ra, để ráo nước
- Xay nhuyễn hoặc giã nát lá diếp cá bằng cối. Sau đó cho vào nồi cùng với nước vo gạo
- Đun sôi, vặn nhỏ lửa để khoảng 20 phút để các hoạt chất có lợi trong rau diếp cá hòa tan vào nước
- Để thuốc nguội rồi chia ra uống làm 3 lần. Sau vài ngày thực hiện các triệu chứng như ho, vướng đàm, đau rát cổ họng sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Tự làm thuốc tiêu đờm tại nhà bằng cây tần dày lá
Cây tần dày lá còn được gọi là cây húng chanh. Loại thảo dược này được nhiều nhà trồng trong các chậu cây để làm cảnh, xua đuổi muỗi và chữa trị nhiều bệnh như cảm cúm, sốt rét, ho có đờm, ngạt mũi, xổ mũi…
Nhờ chứa nhiều tinh dầu, cây tần dày lá giúp nhuận phế, bổ phổi, tiêu thũng, giảm đau, đánh tan đờm nhầy và đào thải ra khỏi cơ thể.
- Sử dụng 15 - 20 lá húng chanh cắt nhỏ, cho vào chén
- Thêm 2 thìa đường phèn và 1 thìa mật ong nguyên chất vào, trộn đều
- Hấp cách thủy chén thuốc trong 20 phút
- Chia thuốc làm 3 lần dùng. Uống khi còn ấm, phần bã ngậm và nhai nuốt từ từ đờm sẽ tan dần, giúp đường thở thông thoáng, dễ chịu hơn.
- Kiên trì thực hiện đều đặn vài ngày liên tiếp để bệnh khỏi dứt điểm.
- Củ cải trắng tiêu đờm hiệu quả
Củ cải trắng không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, trị khan tiếng, làm dịu kích ứng trong cổ họng. Thực phẩm này được ví như nhân sâm của người nghèo nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn có thể uống nước ép củ cải trắng hoặc kết hợp chung với mật ong, gừng làm thuốc tiêu đờm cho người lớn theo hướng dẫn dưới đây:
- Thành phần của bài thuốc gồm củ cải trắng 2kg, gừng tươi 500g, mật ong 600ml
- Củ cải ép lấy nước cốt. Gừng bỏ vỏ, bằm nhỏ
- Cho cả hai nguyên liệu đã sơ chế vào nồi, đun sôi.
- Nấu khoảng 10 phút thì mới cho mật ong vào, quậy đều, tắt bếp
- Để thuốc nguội, rót vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh dùng dần
- Để trị bệnh, mỗi lần uống 5ml x 2 lần/ngày. Có thể nuốt trực tiếp hoặc pha loãng với một chút nước ấm uống.
- Dùng bài thuốc này liên tục ít nhất 3 ngày để thấy được hiệu quả.
3. Thuốc tiêu đờm trong Đông y
Đông y cũng có nhiều bài thuốc tiêu đờm, giảm ho hiệu quả, an toàn, trong đó được áp dụng nhiều nhất là các bài thuốc sau:
- Bài 1:
- Thành phần: 6g quả phật phủ khô, 6g bán hạ
- Cách dùng thuốc: Bán hạ chế với nước gừng, cho vào ấm sắc cùng phật phủ và 500ml nước. Đun thuốc đến khi cạn còn 1 nửa thì ngưng. Pha thêm chút đường chia 2 lần uống trong ngày có tác dụng giảm đờm, trị ho cho người bị viêm phế quản mãn tính.
- Bài 2:
- Thành phần: 6g bạch dược, tía tô và hạnh nhân mỗi vị 9g, nạt nặm 3g
- Cách dùng thuốc: Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia làm 2 lần uống. Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày. Bài thuốc này thích hợp với những người bị ho, có đờm loãng do lạnh.
- Bài 3:
- Thành phần: Hạnh nhân, dây ba mươi, bạch dược, dạ ngưu bàng mỗi vị 9g; bạch giới tử, hổ tu mỗi vị 12g.
- Cách dùng thuốc: Sắc kỹ gạn lấy nước uống làm 3 lần trong ngày để tiêu đờm trong các trường hợp bị cảm lạnh.
- Bài 4:
- Thành phần: Tang bạch bì, quy nam, đào nhân, khổ thái mỗi loại dùng 10g, bạch dược 5g, cam thảo 3g
- Cách dùng thuốc: Trong 1 tuần liên tục, mỗi ngày lấy 1 thang sắc uống đều đặn để mau hết đàm.
- Bài 5:
- Thành phần: Lá tầm tang, tỳ bà diệp mỗi vị 12g, bạch dược 8g, cam thảo 4g.
- Cách dùng thuốc: Trường hợp bị đờm quánh đặc sắc uống ngày 1 thang. Sau 2 - 4 ngày sẽ thấy đỡ.
Tùy theo cơ địa và độ đặc, lượng đàm và bệnh lý đi kèm mà các bài thuốc tiêu đàm trong đông y có thể cho hiệu quả sau vài ngày hoặc lâu hơn. Bạn nên kiên trì uống thuốc hàng ngày để nhanh thấy được kết quả.
Lưu ý khi dùng thuốc tiêu đờm
- Trước khi dùng bất kì loại thuốc tiêu đờm nào, dù là thuốc tân dược, thuốc dân gian hay thuốc Đông y, bạn cũng cần tiến hành thăm khám trước để biết rõ được nguyên nhân gây đờm và loại thuốc điều trị phù hợp nhất.
- Uống nhiều nước và tăng cường các thức ăn ấm, lỏng để hỗ trợ làm loãng đờm và giúp cơ thể tống xuất đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Tránh tiếp xúc với những nơi có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn và khói thuốc lá
- Kiêng ăn đồ lạnh, uống nước đá
- Bổ sung thêm rau xanh và trái cây trong chế độ ăn, kết hợp tập thể dục, thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp và toàn bộ cơ thể.
- Trường hợp cần thiết nên dùng thuốc tiêu đờm cùng với đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… để điều trị triệt để các bệnh lý liên quan theo chỉ định của thầy thuốc.
Thông tin hữu ích liên quan:
- Khạc đờm ra máu tươi có nguy hiểm không?
- Cách trị đờm ở trong cổ họng hiệu quả - Tiêu đờm nhanh