Thực trạng làng tranh dân gian Đông Hồ và việc bảo tồn một làng nghề truyền thống

Or you want a quick look: Thực trạng làng tranh dân gian Đông Hồ và việc bảo tồn một làng nghề truyền thống

Thực trạng làng tranh dân gian Đông Hồ và việc bảo tồn một làng nghề truyền thống

Làng Đông Hồ, nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ xưa cho đến nay làng quê ấy được biết đến với cái tên thân thuộc “làng Tranh Đông Hồ” và đã có bao du khách về với làng Tranh Đông Hồ bằng tiếng gọi mời mặn mà tình nghĩa .

Làng Đông Hồ, nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ xưa cho đến nay làng quê ấy được biết đến với cái tên thân thuộc “làng Tranh Đông Hồ” và đã có bao du khách về với làng Tranh Đông Hồ bằng tiếng gọi mời mặn mà tình nghĩa .

Là một làng nhỏ nằm bên bờ nam sông Đuống với phong cảnh nên thơ, hữu tình cùng với nghề sản xuất tranh dân gian truyền thống, đã tạo nên nét đẹp đặc trưng của một làng quê Việt Nam.

Làng tranh Đông Hồ có truyền thống văn hoá lâu đời, với nhiều phong tục tập quán đẹp trong truyền thống văn hoá, lễ hội và tình nghĩa xóm làng. Người dân Đông Hồ cần cù, tài, khéo, sống “có lịch có lề” thuỷ chung như nhất.

Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ mà sản phẩm là những bức tranh mộc mạc, vui tươi, hồn nhiên, nội dung gần gũi với đời sống thường ngày của con người. Phản ánh sâu đậm những nguyện vọng, ước mơ của người dân lao động. Miêu tả những phong tục tập quán lễ thức làng quê cổ xưa. Tranh Đông Hồ gồm nhiều thể loại, đề tài khác nhau: Tranh thơ, tranh sinh hoạt thường nhật, tranh lịch sử, tranh vẽ theo những tích truyện, tranh cảnh vật. Tranh Đông Hồ thường dùng nhiều bản khắc để in , mỗi bản là một mầu. Mầu vẽ thường lấy từ thiên nhiên: Trắng từ vỏ con điệp ngoài biển, đỏ son lấy từ sỏi son trên đồi núi, vàng lấy từ hoa hoè, đen từ tro lá tre... Giấy in là giấy dó, được làm từ vỏ cây dó trên rừng.

READ  12 địa điểm du lịch 2 ngày 1 đêm miền bắc lý tưởng nhất - TripHunter

Người làng tranh Đông Hồ vốn xưa nay ít nhà chuyên làm ruộng, phần lớn theo nghề tranh, và ngày nay đa phần là sản xuất và buôn bán vàng mã. Phong cảnh làng tranh nên thơ là thế, cảnh trợ tranh làng Đông Hồ những tết thủa ấy đông vui là thế nay chỉ còn trong thi ca, ký ức và thay vào đó là một làng nghề truyền thống năng động, nhậy bén trong cơ chế thị trường. Với những đổi thay nhanh chóng, đi trên đường làng hay vào các ngõ xóm, có thể thấy ngay không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp ở từng gia đình trong việc sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống như: Tranh dân gian, đồ chơi trẻ em bằng giấy, nhuộm giấy mầu, các loại đồ mã . Thu hút được hầu hết số lao động vào các khâu sản xuất. Không chỉ vào thời gian nông nhàn, mà nay đã là một nghề sản xuất quanh năm của số đông các gia đình trong làng với tổng doanh thu hàng tỷ đồng/ năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng nghề ngày được nâng cao, làng quê đã ngói hoá 100%, nhiều gia đình xây nhà kiên cố, nhà nhiều tầng, trong nhà tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ, là một trong những làng có tốc độ đô thị hoá nhanh ở huyện Thuận Thành.

Giờ thì khách muốn tìm hiểu tranh dân gian trở về làng Đông Hồ không còn bao giờ gặp lại hình ảnh của một làng tranh như thủa xưa nữa và người dân sản xuất tranh dân gian chỉ còn là số ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay, tập trung ở vài ba gia đình nghệ nhân như: Gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng Chế và Trần Nhật Tấn, là những gia đình thực sự còn tâm huyết với nghề, có công sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn dòng tranh dân gian truyền thống của cha ông đã có hàng trăm năm nay. Chính nhờ công lao bảo tồn và duy trì sản xuất tranh dân gian của ba gia đình lão nghệ nhân trên mà địa danh “làng nghề truyền thống-tranh Đông Hồ” mới còn tồn tại là một trong những địa chỉ du lịch văn hoá hiếm có ở nước ta.

READ  &quotTruy lùng&quot 4 chợ đêm sinh viên Hà Nội nổi tiếng bậc nhất

Hiện nay, ở “làng Đông Hồ” hàng năm số lượng du khách đến thăm quan và mua tranh dân gian không nhiều, chủ yếu là người nước ngoài. Nên sản phẩm bán được chỉ khoảng 2 - 3 nghìn bộ tranh/ năm, giá mỗi bộ tranh chỉ 3-4 USD/bộ là nhiều. Với một nhu cầu về tranh dân gian như vậy, nên đây cũng không phải là một nghề sống dư giả của số đông người dân làng nghề. Sự tồn tại của một làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề sản xuất tranh dân gian sẽ trở thành vấn đề cực khó hiện nay. Nên chăng, khi Nhà nước đã có chính sách ưu tiên để phục hồi và bảo tồn nền văn hoá dân tộc qua các di tích lớn như: Chùa Dâu, chùa Bút tháp , thì một địa chỉ văn hoá dân gian như làng tranh Đông Hồ có truyền thống hàng trăm năm, cũng nên xây dựng tổ chức lại một khu làm tranh nhỏ với nhà tranh mái lá, nền đất, sân phơi cùng các đồ nghề làm tranh truyền thống, để du khách trong và ngoài nước lại qua còn thấy được cái không khí cổ truyền muôn thủa của một làng tranh xưa. Dẫu những ngày giáp tết cổ truyền dân tộc giờ đây không còn thấy cảnh chợ tranh sầm uất trên bến dưới thuyền của một làng tranh xưa, thì vẻ thấp thoáng của mầu giấy điệp phơi trên các sào nứa ngoài sân đất cũng gợi cho ta về một thời dĩ vãng tranh xưa làng cổ, còn ấm áp tình quê hương trong những sắc mầu giản dị, hồn nhiên mà thấm đậm tình người./.

READ  Trọn gói chi phí đi Đà Lạt 2 người tiết kiệm nhất - BestPrice

Theo Nho Thuận (thuanthanh.bacninh.gov.vn)

Từ khóa : tranh dân gian,Đông Hồ,làng nghề

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply