Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, ở trọ được quy định thế nào? Trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về chủ trọ hay người đi thuê?
1. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ được thực hiện theo các bước dưới đây
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:
- Chứng minh nhân dân.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
- Bản khai nhân khẩu (HK01).
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.
- Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú:
Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
- Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú:
Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
2. Xin giấy xác nhận tạm trú ở đâu?
Giấy xác nhận tạm trú là mẫu giấy do các cơ quan có thẩm quyền tự soạn thảo và cung cấp cho công dân khi công dân đi thực hiện thủ tục xin xác nhận tạm trú.
Pháp luật hiện nay trong các văn bản về cư trú chưa hề có quy định về việc được cấp giấy xác nhận mà chỉ có quy định về việc cấp sổ tạm trú.
Người dân đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú để xin giấy xác nhận tạm trú, cụ thể:
- Công an xã, phường, thị trấn
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
3. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3
Trước đây, người dân thường sử dụng thuật ngữ KT1, KT2, KT3, KT4 là những thuật ngữ thường gọi để chỉ nơi thường trú, nơi tạm trú của công dân.
Trong khi đó, các ký hiệu “KT” trong KT1 hay KT2… bắt nguồn từ tên các mẫu trong bộ mẫu các giấy tờ về quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành và sử dụng từ trước khi Luật Cư trú ra đời.
Khi các Luật Cư trú ra đời thì các thuật ngữ này không được sử dụng mà thay vào đó là sổ tạm trú.
KT3 là sổ tạm trú dài hạn cấp cho công dân ở tỉnh khác đến tạm trú, có thời hạn tối đa là 2 năm.
Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 được thực hiện theo các bước tại mục 2 bài này
4. Trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về chủ trọ hay người đi thuê?
Theo quy định tại điều 27 Luật Cư trú 2020:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
=> Công dân có trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú
Tuy nhiên chủ trọ cũng có trách nhiệm khai báo lưu trú
=> Người thuê và người cho thuê trọ có thể thỏa thuận trách nhiệm đăng ký tạm trú.
Nếu cả 2 đều không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
……..
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú
5. Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Các bạn có thể tải mẫu đăng ký tạm trú tại bài viết: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, khai nhân khẩu
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Sổ tạm trú hết hạn có bị phạt không?
- Ở bao lâu thì phải đăng ký tạm trú?
- Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu?
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, ở trọ được quy định thế nào? Trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về chủ trọ hay người đi thuê?
1. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ được thực hiện theo các bước dưới đây
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:
- Chứng minh nhân dân.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
- Bản khai nhân khẩu (HK01).
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.
- Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú:
Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
- Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú:
Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
2. Xin giấy xác nhận tạm trú ở đâu?
Giấy xác nhận tạm trú là mẫu giấy do các cơ quan có thẩm quyền tự soạn thảo và cung cấp cho công dân khi công dân đi thực hiện thủ tục xin xác nhận tạm trú.
Pháp luật hiện nay trong các văn bản về cư trú chưa hề có quy định về việc được cấp giấy xác nhận mà chỉ có quy định về việc cấp sổ tạm trú.
Người dân đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú để xin giấy xác nhận tạm trú, cụ thể:
- Công an xã, phường, thị trấn
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
3. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3
Trước đây, người dân thường sử dụng thuật ngữ KT1, KT2, KT3, KT4 là những thuật ngữ thường gọi để chỉ nơi thường trú, nơi tạm trú của công dân.
Trong khi đó, các ký hiệu “KT” trong KT1 hay KT2… bắt nguồn từ tên các mẫu trong bộ mẫu các giấy tờ về quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành và sử dụng từ trước khi Luật Cư trú ra đời.
Khi các Luật Cư trú ra đời thì các thuật ngữ này không được sử dụng mà thay vào đó là sổ tạm trú.
KT3 là sổ tạm trú dài hạn cấp cho công dân ở tỉnh khác đến tạm trú, có thời hạn tối đa là 2 năm.
Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 được thực hiện theo các bước tại mục 2 bài này
4. Trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về chủ trọ hay người đi thuê?
Theo quy định tại điều 27 Luật Cư trú 2020:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
=> Công dân có trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú
Tuy nhiên chủ trọ cũng có trách nhiệm khai báo lưu trú
=> Người thuê và người cho thuê trọ có thể thỏa thuận trách nhiệm đăng ký tạm trú.
Nếu cả 2 đều không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
……..
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú
5. Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Các bạn có thể tải mẫu đăng ký tạm trú tại bài viết: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, khai nhân khẩu
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Sổ tạm trú hết hạn có bị phạt không?
- Ở bao lâu thì phải đăng ký tạm trú?
- Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu?