Thông tư 13/2019/TT-BTNMT – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT

Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT


Thông tư 13/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Tóm tắt nội dung Thông tư 13/2019/TT-BTNMT

Bộ TN-MT ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư 13/2019/TT-BTNMT về việc ban hành Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 07/8/2019.

Theo đó, Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các định mức thành phần sau:

Thứ nhất, định mức lao động: Nội dung công việc quy định các thao tác cơ bản, chủ yếu để thực hiện bước công việc; Định biên xác định cấp bậc lao động kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc theo quy định; Định mức quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm, đơn vị tính là ngày công cá nhân hoặc ngày công nhóm/đơn vị sản phẩm, ngày công tính bằng 08 giờ làm việc.

Thứ hai, định mức vật tư và thiết bị: Định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ và định mức sử dụng thiết bị (máy móc).

Cụ thể, định mức lao động đối với thống kê đất đai cấp xã bao gồm công tác chuẩn bị thu thập tài liệu kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất để đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng sử dụng của từng loại bản đồ để lựa chọn sử dụng trong thống kê đất đai…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 23/9/2019.

Thông tư này:

– Làm hết hiệu lực Thông tư 42/2014/TT-BTNMT.

– Làm hết hiệu lực một phần Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.

Nội dung Thông tư 13 2019 BTNMT


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 13/2019/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2019.

Thông tư này thay thế Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bãi bỏ Điều 23 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật này, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ trưởng Bộ TNMT;
– Các Thứ trưởng Bộ TNMT;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT, Cổng TTĐT Bộ TNMT;
– Lưu: VT, KHTC, PC, TCQLĐĐ (CKSQLSDĐ).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Phương Hoa

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT
THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức lao động, vật tư, thiết bị sử dụng trong thực hiện thống kê đất đai định kỳ hàng năm; kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 5 năm và kiểm kê đất đai chuyên đề (kể cả kiểm kê chuyên đề thực hiện gắn với việc kiểm kê đất đai định kỳ) do Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công chức địa chính cấp xã) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3. Cơ sở xây dựng định mức

a) Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính;

d) Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;

đ) Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

e) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Định mức này được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; làm căn cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh); quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).

Các công việc xây dựng dự án, hội nghị triển khai tập huấn, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu, thông tin tuyên truyền về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

5. Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các định mức thành phần sau:

5.1. Định mức lao động: là chi phí lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:

a) Nội dung công việc: quy định các thao tác cơ bản, chủ yếu để thực hiện bước công việc.

b) Định biên: xác định cấp bậc lao động kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính được quy định chung về các ngạch tương đương là kỹ sư (KS) và kỹ thuật viên (KTV).

c) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm (thực hiện bước công việc); đơn vị tính là ngày công cá nhân hoặc ngày công nhóm/đơn vị sản phẩm; ngày công (ca) tính bằng 08 giờ làm việc.

Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:

– Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân);

– Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo công cá nhân.

Lao động phổ thông là cán bộ các thôn, bản, ấp, tổ dân phố, những người am hiểu tình hình đất đai ở địa bàn được thuê mướn để thực hiện các công việc giản đơn trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp được tính thêm 0,25 mức ngoại nghiệp quy định tại các bảng mức.

5.2. Định mức vật tư và thiết bị

a) Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ và định mức sử dụng thiết bị (máy móc).

Định mức sử dụng vật liệu là số lượng các vật liệu cần thiết sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

Định mức sử dụng dụng cụ là số ca mà người lao động trực tiếp sử dụng các dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).

Định mức sử dụng thiết bị là số ca mà người lao động trực tiếp sử dụng các thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).

b) Thời hạn sử dụng dụng cụ, thiết bị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT, Thông tư số 45/2018/TT-BTC và các quy định của pháp luật có liên quan.

c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 08 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.

Mức điện năng trong các bảng định mức đã được tính theo công thức sau:

Mức điện = (Công suất thiết bị/giờ x 08 giờ x số ca sử dụng thiết bị) + 5% hao hụt.

d) Mức dụng cụ nhỏ, giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức dụng cụ tại phần III của Thông tư này được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ tương ứng.

đ) Mức vật liệu có giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức dụng cụ tại phần III của Thông tư này và hao hụt vật liệu được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu tương ứng.

6. Đơn vị tính trong định mức này được tính như sau:

– “Bộ/xã” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho 01 xã;

– “Khoanh/xã” tính cho xã có số lượng khoanh biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/huyện” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho 01 huyện.

– “Thửa/huyện” tính cho huyện có số lượng thửa biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/tỉnh” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu hoặc đối tượng kiểm kê chuyên đề cần hoàn thành theo quy định cho 01 tỉnh.

– “Thửa/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng thửa biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/cả nước” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho cả nước.

– “Khoanh/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng khoanh kiểm kê chuyên đề.

– “Phiếu/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng phiếu điều tra chuyên đề.

7. Từ ngữ viết tắt

Nội dung viết tắt

Viết tắt

Cơ sở dữ liệu

CSDL

Định mức kinh tế – kỹ thuật

Định mức KTKT

Đơn vị tính sản phẩm

ĐVT

Bản đồ địa chính

BĐĐC

Hiện trạng sử dụng đất

HTSDĐ

Biến động đất đai

BĐĐĐ

Thống kê đất đai

TKĐĐ

Kiểm kê đất đai

KKĐĐ

Kỹ sư

KS

Kỹ thuật viên

KTV

Ủy ban nhân dân

UBND

Văn phòng đăng ký đất đai

VPĐKĐĐ

8. Hệ số quy mô diện tích, hệ số điều chỉnh khu vực và hệ số tỷ lệ bản đồ ở cấp xã theo Phụ lục số I đính kèm; hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện và hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện theo Phụ lục số II đính kèm; hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh và hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh theo Phụ lục số III đính kèm.

READ  Tìm hiểu các loại cảm biến siêu âm- Lưu ý cách chọn

9. Khoanh đất quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT (các thửa đất liền kề có cùng loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thể hiện trong cùng một khoanh đất).

10. Tùy theo tình hình đặc thù của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương nhưng không được vượt quá mức quy định tại Thông tư này.

Phần II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Chương I. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI ĐỊNH KỲ

I. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP XÃ

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập tài liệu, dữ liệu: Thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơ địa chính; văn bản thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính, bản tổng hợp các thửa đất biến động do VPĐKĐĐ và các Chi nhánh chuyển đến đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, biến động về sử dụng đất trong kỳ thống kê;

b) Đánh giá, lựa chọn tài liệu, dữ liệu: Đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng sử dụng của từng loại bản đồ, tài liệu, dữ liệu đã thu thập; lựa chọn bản đồ, tài liệu, dữ liệu sử dụng trong thống kê đất đai;

c) Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ TKĐĐ.

1.2. Rà soát để xác định và chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai đối với các trường hợp biến động:

a) Rà soát, xác định và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê hoặc tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động do VPĐKĐĐ chuyển đến:

– Đối với xã có cơ sở dữ liệu được khai thác sử dụng tại cấp xã thì rà soát cơ sở dữ liệu đất đai để xác định và tổng hợp các trường hợp biến động;

– Đối với xã không có CSDL và xã có cơ sở dữ liệu nhưng chưa được khai thác sử dụng tại cấp xã thì tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến, đối chiếu thêm với các thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính đã tiếp nhận trong năm để cập nhật bổ sung (nếu có);

b) Rà soát thực địa các trường hợp đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê (trường hợp nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai) theo bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến (hoặc do UBND xã thực hiện đối với trường hợp tại điểm a) và chỉnh lý sơ bộ vào bản đồ kiểm kê, xác nhận thực tế biến động vào bản tổng hợp các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế;

c) Chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai dạng số đối với các trường hợp biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê.

1.3. Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

2. Định mức

Bảng 1

STT

Nội dung công việc

ĐVT

Định biên

Định mức
Công/ĐVT

1

Công tác chuẩn bị

1.1

Thu thập tài liệu, dữ liệu

Bộ/xã

1KTV4

1,00

1.2

Đánh giá, lựa chọn tài liệu, dữ liệu

Bộ/xã

1KTV4

1,00

1.3

Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

1,00

2

Rà soát để xác định và chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai đối với các trường hợp biến động

2.1

Rà soát, xác định và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê hoặc tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động do VPĐKĐĐ chuyển đến:

2.1.1

Đối với xã có CSDL được khai thác sử dụng tại cấp xã thì rà soát cơ sở dữ liệu đất đai để xác định và tổng hợp các trường hợp biến động;

Bộ/xã

1KTV4

1,00

2.1.2

Đối với xã không có CSDL và xã có CSDL nhưng chưa được khai thác sử dụng tại cấp xã thì tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến; đối chiếu với các thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính đã tiếp nhận trong năm để cập nhật bổ sung (nếu có);

Bộ/xã

1KTV4

0,50

2.2

Rà soát thực địa các trường hợp đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê theo bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến (hoặc do UBND xã thực hiện đối với trường hợp tại điểm 2.1.1) để xác định và chỉnh lý sơ bộ vào bản đồ kiểm kê, xác nhận thực tế biến động vào bản tổng hợp các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính, nhưng chưa thực hiện trong thực tế

Khoanh/xã

1KTV4

4,00

2.3

Chỉnh lý vào bản đồ KKĐĐ dạng số đối với các trường hợp biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trong năm thống kê từ kết quả rà soát tại điểm 2.2

Khoanh/xã

1KTV4

2,40

3

Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã

Bộ/xã

1KTV4

3,00

4

Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương

Bộ/xã

4.1

Phân tích, đánh giá hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất

Bộ/xã

1KTV4

2,00

4.2

Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai

Bộ/xã

1KTV4

1,00

5

Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

4,00

6

Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

1,00

Ghi chú:

(1) Định mức tại Bảng 1 nêu trên (không bao gồm công việc tại điểm 2.2 và 2.3) tính cho xã trung bình (xã đồng bằng có diện tích bằng 1.000 ha). Khi tính định mức cho từng xã cụ thể thì căn cứ vào diện tích tự nhiên và mức độ khó khăn thực tế của xã đó để tính theo công thức sau:

MX = Mtbx x Kdtx x Kkv

Trong đó:

– MX là mức lao động của xã cần tính;

– Mtbx là mức lao động của xã trung bình;

– Kdtx hệ số quy mô diện tích cấp xã (được xác định theo điểm a Phụ lục số I của định mức);

– Kkv là hệ số điều chỉnh khu vực (được xác định theo điểm b Phụ lục số I của định mức);

(2) Định mức tại điểm 2.2 Bảng 1 tính cho công ngoại nghiệp, các định mức công việc còn lại là công nội nghiệp.

(3) Định mức tại điểm 2.2 và 2.3 Bảng 1 tính cho xã có 16 khoanh biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất cần thống kê (khi tính cho một khoanh đất thì mức công tại điểm 2.2 và 2.3 chia cho 16 khoanh). Trường hợp xã có mức độ biến động lớn hơn hoặc nhỏ hơn 16 khoanh thì lấy mức tính cho một khoanh đất x số lượng khoanh thực tế.

II. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập kết quả TKĐĐ năm trước, kết quả KKĐĐ của kỳ kiểm kê gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê;

b) Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các xã đã có CSDL đất đai được khai thác sử dụng tại xã); trong đó gồm:

– Trường hợp đã có CSDL đất đai nhưng chưa khai thác sử dụng ở cấp xã;

– Trường hợp chưa có CSDL đất đai.

1.2. Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã giao nộp:

a) Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ đã hoàn thiện của cấp xã;

b) Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ cấp xã;

c) Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.3. Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện:

a) Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp xã đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính (nếu có);

b) Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện;

c) Rà soát, đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai;

c) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm của huyện.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp huyện.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

2. Định mức

STT

Nội dung công việc

ĐVT

Định biên

Định mức
Công/ĐVT

1

Công tác chuẩn bị

1.1

Thu thập tài liệu

Bộ/huyện

1KTV6

1,00

1.2

Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các xã đã có CSDL đất đai được khai thác sử dụng tại xã):

1.2.1

Trường hợp đã có CSDL đất đai nhưng chưa khai thác sử dụng ở cấp xã

Bộ/xã

1KTV6

1,00

1.2.2

Trường hợp chưa có CSDL đất đai

Thửa/huyện

1KTV6

11,25

2

Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã giao nộp

2.1

Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ đã hoàn thiện của cấp xã

Bộ/huyện

1KTV6

2,00

2.2

Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã

Bộ/huyện

1KS3

5,00

2.3

Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/huyện

1KS3

2,00

3

Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện

3.1

Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp xã đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính

Bộ/huyện

2KS3

3,00

3.2

Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện

Bộ/huyện

1KS3

2,00

3.3

Rà soát, đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số

Bộ/huyện

1KS3

1,00

4

Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương

4.1

Phân tích, đánh giá hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất

Bộ/huyện

1KS3

3,00

4.2

Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai

Bộ/huyện

1KS3

3,00

4.3

Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm của huyện

Bộ/huyện

1KS3

3,00

5

Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp huyện

Bộ/huyện

2KS3

5,00

6

Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo

kết quả TKĐĐ

Bộ/huyện

1KTV6

2,00

Ghi chú:

(1) Định mức tại Bảng 2 nêu trên (không bao gồm công việc tại điểm 1.2) tính cho huyện trung bình (có 15 đơn vị hành chính cấp xã); khi tính định mức cho từng huyện cụ thể thì căn cứ vào số lượng đơn vị cấp xã thực tế của huyện để tính theo công thức sau:

MH = Mtbh x [1 + 0,04 x (Kslx – 15)]

Trong đó:

– MH là mức lao động của huyện cần tính;

– Mtbh là mức lao động của huyện trung bình;

– Kslx là số lượng đơn vị cấp xã thuộc huyện.

(2) Định mức tại điểm 1.2.2 Bảng 2 tính cho huyện có số lượng thửa biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất cần thống kê trung bình hàng năm 450 thửa (15 xã x 30 thửa/xã) (khi tính mức cho một thửa đất thì mức công tại điểm 1.2.2 chia cho 450 thửa). Trường hợp huyện có mức độ biến động lớn hơn hoặc nhỏ hơn 450 thửa thì lấy mức tính cho một thửa đất x số lượng thửa thực tế.

III. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị

a) Thu thập kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai của kỳ kiểm kê gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê;

b) Rà soát tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các đơn vị cấp xã đã xây dựng CSDL đất đai sử dụng đồng bộ ở các cấp); trường hợp sau ngày gửi bản tổng hợp các trường hợp biến động mà phát sinh các trường hợp biến động mới thì phải gửi bổ sung chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm thống kê.

1.2. Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp huyện (kết quả TKĐĐ cấp huyện, thống kê đất quốc phòng, đất an ninh):

a) Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ của cấp huyện giao nộp;

b) Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ cấp huyện;

c) Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.3. Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp tỉnh

a) Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp huyện đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính (nếu có);

b) Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp tỉnh;

c) Rà soát đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất;

c) Phân tích, đánh giá với việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp tỉnh.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

………………………………….

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Tài nguyên môi trường được Mobitool cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản

Cơ quan ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Thị Phương Hoa
Số hiệu:13/2019/TT-BTNMTLĩnh vực:Môi trường
Ngày ban hành:07/08/2019Ngày hiệu lực:01/09/2019
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực

Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT


Thông tư 13/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Tóm tắt nội dung Thông tư 13/2019/TT-BTNMT

Bộ TN-MT ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư 13/2019/TT-BTNMT về việc ban hành Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngày 07/8/2019.

Theo đó, Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các định mức thành phần sau:

Thứ nhất, định mức lao động: Nội dung công việc quy định các thao tác cơ bản, chủ yếu để thực hiện bước công việc; Định biên xác định cấp bậc lao động kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc theo quy định; Định mức quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm, đơn vị tính là ngày công cá nhân hoặc ngày công nhóm/đơn vị sản phẩm, ngày công tính bằng 08 giờ làm việc.

Thứ hai, định mức vật tư và thiết bị: Định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ và định mức sử dụng thiết bị (máy móc).

Cụ thể, định mức lao động đối với thống kê đất đai cấp xã bao gồm công tác chuẩn bị thu thập tài liệu kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất để đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng sử dụng của từng loại bản đồ để lựa chọn sử dụng trong thống kê đất đai…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 23/9/2019.

Thông tư này:

– Làm hết hiệu lực Thông tư 42/2014/TT-BTNMT.

– Làm hết hiệu lực một phần Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.

Nội dung Thông tư 13 2019 BTNMT


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 13/2019/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2019.

Thông tư này thay thế Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bãi bỏ Điều 23 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật này, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ trưởng Bộ TNMT;
– Các Thứ trưởng Bộ TNMT;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT, Cổng TTĐT Bộ TNMT;
– Lưu: VT, KHTC, PC, TCQLĐĐ (CKSQLSDĐ).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Phương Hoa

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT
THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BTNMT ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức lao động, vật tư, thiết bị sử dụng trong thực hiện thống kê đất đai định kỳ hàng năm; kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 5 năm và kiểm kê đất đai chuyên đề (kể cả kiểm kê chuyên đề thực hiện gắn với việc kiểm kê đất đai định kỳ) do Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công chức địa chính cấp xã) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3. Cơ sở xây dựng định mức

a) Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính;

d) Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường;

đ) Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

e) Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Định mức này được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; làm căn cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng và cả nước; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh); quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).

Các công việc xây dựng dự án, hội nghị triển khai tập huấn, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu, thông tin tuyên truyền về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

5. Định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các định mức thành phần sau:

5.1. Định mức lao động: là chi phí lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:

a) Nội dung công việc: quy định các thao tác cơ bản, chủ yếu để thực hiện bước công việc.

b) Định biên: xác định cấp bậc lao động kỹ thuật để thực hiện từng nội dung công việc theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính được quy định chung về các ngạch tương đương là kỹ sư (KS) và kỹ thuật viên (KTV).

c) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm (thực hiện bước công việc); đơn vị tính là ngày công cá nhân hoặc ngày công nhóm/đơn vị sản phẩm; ngày công (ca) tính bằng 08 giờ làm việc.

Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:

– Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân);

– Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo công cá nhân.

Lao động phổ thông là cán bộ các thôn, bản, ấp, tổ dân phố, những người am hiểu tình hình đất đai ở địa bàn được thuê mướn để thực hiện các công việc giản đơn trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp được tính thêm 0,25 mức ngoại nghiệp quy định tại các bảng mức.

5.2. Định mức vật tư và thiết bị

a) Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng dụng cụ và định mức sử dụng thiết bị (máy móc).

Định mức sử dụng vật liệu là số lượng các vật liệu cần thiết sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

Định mức sử dụng dụng cụ là số ca mà người lao động trực tiếp sử dụng các dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).

Định mức sử dụng thiết bị là số ca mà người lao động trực tiếp sử dụng các thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).

b) Thời hạn sử dụng dụng cụ, thiết bị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BTNMT, Thông tư số 45/2018/TT-BTC và các quy định của pháp luật có liên quan.

c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 08 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.

Mức điện năng trong các bảng định mức đã được tính theo công thức sau:

Mức điện = (Công suất thiết bị/giờ x 08 giờ x số ca sử dụng thiết bị) + 5% hao hụt.

d) Mức dụng cụ nhỏ, giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức dụng cụ tại phần III của Thông tư này được tính bằng 5% mức dụng cụ trong bảng định mức dụng cụ tương ứng.

đ) Mức vật liệu có giá trị thấp chưa được quy định trong các bảng định mức dụng cụ tại phần III của Thông tư này và hao hụt vật liệu được tính bằng 8% mức vật liệu trong bảng định mức vật liệu tương ứng.

6. Đơn vị tính trong định mức này được tính như sau:

– “Bộ/xã” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho 01 xã;

– “Khoanh/xã” tính cho xã có số lượng khoanh biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/huyện” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho 01 huyện.

– “Thửa/huyện” tính cho huyện có số lượng thửa biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/tỉnh” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu hoặc đối tượng kiểm kê chuyên đề cần hoàn thành theo quy định cho 01 tỉnh.

– “Thửa/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng thửa biến động trung bình về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê hoặc trong kỳ kiểm kê.

– “Bộ/cả nước” tính cho sản phẩm là báo cáo hoặc bản đồ hoặc bộ tài liệu cần hoàn thành theo quy định cho cả nước.

– “Khoanh/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng khoanh kiểm kê chuyên đề.

– “Phiếu/tỉnh” tính cho tỉnh có số lượng phiếu điều tra chuyên đề.

7. Từ ngữ viết tắt

Nội dung viết tắt

Viết tắt

Cơ sở dữ liệu

CSDL

Định mức kinh tế – kỹ thuật

Định mức KTKT

Đơn vị tính sản phẩm

ĐVT

Bản đồ địa chính

BĐĐC

Hiện trạng sử dụng đất

HTSDĐ

Biến động đất đai

BĐĐĐ

Thống kê đất đai

TKĐĐ

Kiểm kê đất đai

KKĐĐ

Kỹ sư

KS

Kỹ thuật viên

KTV

Ủy ban nhân dân

UBND

Văn phòng đăng ký đất đai

VPĐKĐĐ

8. Hệ số quy mô diện tích, hệ số điều chỉnh khu vực và hệ số tỷ lệ bản đồ ở cấp xã theo Phụ lục số I đính kèm; hệ số số lượng đơn vị cấp xã trực thuộc huyện và hệ số tỷ lệ bản đồ cấp huyện theo Phụ lục số II đính kèm; hệ số số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc tỉnh và hệ số theo tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh theo Phụ lục số III đính kèm.

9. Khoanh đất quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT (các thửa đất liền kề có cùng loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thể hiện trong cùng một khoanh đất).

10. Tùy theo tình hình đặc thù của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương nhưng không được vượt quá mức quy định tại Thông tư này.

Phần II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Chương I. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI ĐỊNH KỲ

I. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP XÃ

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập tài liệu, dữ liệu: Thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan phục vụ cho công tác thống kê đất đai gồm kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê; hồ sơ địa chính; văn bản thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính, bản tổng hợp các thửa đất biến động do VPĐKĐĐ và các Chi nhánh chuyển đến đối với các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, biến động về sử dụng đất trong kỳ thống kê;

b) Đánh giá, lựa chọn tài liệu, dữ liệu: Đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng sử dụng của từng loại bản đồ, tài liệu, dữ liệu đã thu thập; lựa chọn bản đồ, tài liệu, dữ liệu sử dụng trong thống kê đất đai;

c) Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ TKĐĐ.

1.2. Rà soát để xác định và chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai đối với các trường hợp biến động:

a) Rà soát, xác định và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê hoặc tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động do VPĐKĐĐ chuyển đến:

– Đối với xã có cơ sở dữ liệu được khai thác sử dụng tại cấp xã thì rà soát cơ sở dữ liệu đất đai để xác định và tổng hợp các trường hợp biến động;

– Đối với xã không có CSDL và xã có cơ sở dữ liệu nhưng chưa được khai thác sử dụng tại cấp xã thì tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến, đối chiếu thêm với các thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính đã tiếp nhận trong năm để cập nhật bổ sung (nếu có);

b) Rà soát thực địa các trường hợp đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê (trường hợp nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai) theo bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến (hoặc do UBND xã thực hiện đối với trường hợp tại điểm a) và chỉnh lý sơ bộ vào bản đồ kiểm kê, xác nhận thực tế biến động vào bản tổng hợp các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính nhưng chưa thực hiện trong thực tế;

c) Chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai dạng số đối với các trường hợp biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất trong năm thống kê.

1.3. Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

2. Định mức

Bảng 1

STT

Nội dung công việc

ĐVT

Định biên

Định mức
Công/ĐVT

1

Công tác chuẩn bị

1.1

Thu thập tài liệu, dữ liệu

Bộ/xã

1KTV4

1,00

1.2

Đánh giá, lựa chọn tài liệu, dữ liệu

Bộ/xã

1KTV4

1,00

1.3

Chuẩn bị biểu mẫu phục vụ TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

1,00

2

Rà soát để xác định và chỉnh lý bản đồ kiểm kê đất đai đối với các trường hợp biến động

2.1

Rà soát, xác định và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê hoặc tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động do VPĐKĐĐ chuyển đến:

2.1.1

Đối với xã có CSDL được khai thác sử dụng tại cấp xã thì rà soát cơ sở dữ liệu đất đai để xác định và tổng hợp các trường hợp biến động;

Bộ/xã

1KTV4

1,00

2.1.2

Đối với xã không có CSDL và xã có CSDL nhưng chưa được khai thác sử dụng tại cấp xã thì tiếp nhận bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến; đối chiếu với các thông báo chỉnh lý hồ sơ địa chính đã tiếp nhận trong năm để cập nhật bổ sung (nếu có);

Bộ/xã

1KTV4

0,50

2.2

Rà soát thực địa các trường hợp đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê theo bản tổng hợp các trường hợp biến động trong kỳ thống kê do VPĐKĐĐ chuyển đến (hoặc do UBND xã thực hiện đối với trường hợp tại điểm 2.1.1) để xác định và chỉnh lý sơ bộ vào bản đồ kiểm kê, xác nhận thực tế biến động vào bản tổng hợp các trường hợp biến động đã hoàn thành thủ tục hành chính, nhưng chưa thực hiện trong thực tế

Khoanh/xã

1KTV4

4,00

2.3

Chỉnh lý vào bản đồ KKĐĐ dạng số đối với các trường hợp biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất trong năm thống kê từ kết quả rà soát tại điểm 2.2

Khoanh/xã

1KTV4

2,40

3

Tổng hợp số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất cấp xã

Bộ/xã

1KTV4

3,00

4

Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương

Bộ/xã

4.1

Phân tích, đánh giá hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất

Bộ/xã

1KTV4

2,00

4.2

Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai

Bộ/xã

1KTV4

1,00

5

Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

4,00

6

Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/xã

1KTV4

1,00

Ghi chú:

(1) Định mức tại Bảng 1 nêu trên (không bao gồm công việc tại điểm 2.2 và 2.3) tính cho xã trung bình (xã đồng bằng có diện tích bằng 1.000 ha). Khi tính định mức cho từng xã cụ thể thì căn cứ vào diện tích tự nhiên và mức độ khó khăn thực tế của xã đó để tính theo công thức sau:

MX = Mtbx x Kdtx x Kkv

Trong đó:

– MX là mức lao động của xã cần tính;

– Mtbx là mức lao động của xã trung bình;

– Kdtx hệ số quy mô diện tích cấp xã (được xác định theo điểm a Phụ lục số I của định mức);

– Kkv là hệ số điều chỉnh khu vực (được xác định theo điểm b Phụ lục số I của định mức);

(2) Định mức tại điểm 2.2 Bảng 1 tính cho công ngoại nghiệp, các định mức công việc còn lại là công nội nghiệp.

(3) Định mức tại điểm 2.2 và 2.3 Bảng 1 tính cho xã có 16 khoanh biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất cần thống kê (khi tính cho một khoanh đất thì mức công tại điểm 2.2 và 2.3 chia cho 16 khoanh). Trường hợp xã có mức độ biến động lớn hơn hoặc nhỏ hơn 16 khoanh thì lấy mức tính cho một khoanh đất x số lượng khoanh thực tế.

II. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập kết quả TKĐĐ năm trước, kết quả KKĐĐ của kỳ kiểm kê gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê;

b) Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các xã đã có CSDL đất đai được khai thác sử dụng tại xã); trong đó gồm:

– Trường hợp đã có CSDL đất đai nhưng chưa khai thác sử dụng ở cấp xã;

– Trường hợp chưa có CSDL đất đai.

1.2. Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã giao nộp:

a) Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ đã hoàn thiện của cấp xã;

b) Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ cấp xã;

c) Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.3. Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện:

a) Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp xã đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính (nếu có);

b) Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện;

c) Rà soát, đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai;

c) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm của huyện.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp huyện.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

2. Định mức

STT

Nội dung công việc

ĐVT

Định biên

Định mức
Công/ĐVT

1

Công tác chuẩn bị

1.1

Thu thập tài liệu

Bộ/huyện

1KTV6

1,00

1.2

Rà soát, tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các xã đã có CSDL đất đai được khai thác sử dụng tại xã):

1.2.1

Trường hợp đã có CSDL đất đai nhưng chưa khai thác sử dụng ở cấp xã

Bộ/xã

1KTV6

1,00

1.2.2

Trường hợp chưa có CSDL đất đai

Thửa/huyện

1KTV6

11,25

2

Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã giao nộp

2.1

Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ đã hoàn thiện của cấp xã

Bộ/huyện

1KTV6

2,00

2.2

Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp xã

Bộ/huyện

1KS3

5,00

2.3

Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ

Bộ/huyện

1KS3

2,00

3

Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện

3.1

Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp xã đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính

Bộ/huyện

2KS3

3,00

3.2

Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp huyện

Bộ/huyện

1KS3

2,00

3.3

Rà soát, đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số

Bộ/huyện

1KS3

1,00

4

Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương

4.1

Phân tích, đánh giá hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất

Bộ/huyện

1KS3

3,00

4.2

Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất đai

Bộ/huyện

1KS3

3,00

4.3

Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm của huyện

Bộ/huyện

1KS3

3,00

5

Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp huyện

Bộ/huyện

2KS3

5,00

6

Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo

kết quả TKĐĐ

Bộ/huyện

1KTV6

2,00

Ghi chú:

(1) Định mức tại Bảng 2 nêu trên (không bao gồm công việc tại điểm 1.2) tính cho huyện trung bình (có 15 đơn vị hành chính cấp xã); khi tính định mức cho từng huyện cụ thể thì căn cứ vào số lượng đơn vị cấp xã thực tế của huyện để tính theo công thức sau:

MH = Mtbh x [1 + 0,04 x (Kslx – 15)]

Trong đó:

– MH là mức lao động của huyện cần tính;

– Mtbh là mức lao động của huyện trung bình;

– Kslx là số lượng đơn vị cấp xã thuộc huyện.

(2) Định mức tại điểm 1.2.2 Bảng 2 tính cho huyện có số lượng thửa biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất cần thống kê trung bình hàng năm 450 thửa (15 xã x 30 thửa/xã) (khi tính mức cho một thửa đất thì mức công tại điểm 1.2.2 chia cho 450 thửa). Trường hợp huyện có mức độ biến động lớn hơn hoặc nhỏ hơn 450 thửa thì lấy mức tính cho một thửa đất x số lượng thửa thực tế.

III. THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH

1. Nội dung công việc

1.1. Công tác chuẩn bị

a) Thu thập kết quả thống kê đất đai năm trước, kết quả kiểm kê đất đai của kỳ kiểm kê gần nhất; hồ sơ kế hoạch sử dụng đất của năm thống kê;

b) Rà soát tổng hợp các thửa đất có biến động về hình thể, loại đất, loại đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục về đất đai liên quan gửi UBND cấp xã trước ngày 15 tháng 11 để thực hiện thống kê đất đai hàng năm (trừ các đơn vị cấp xã đã xây dựng CSDL đất đai sử dụng đồng bộ ở các cấp); trường hợp sau ngày gửi bản tổng hợp các trường hợp biến động mà phát sinh các trường hợp biến động mới thì phải gửi bổ sung chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm thống kê.

1.2. Tiếp nhận và kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ của cấp huyện (kết quả TKĐĐ cấp huyện, thống kê đất quốc phòng, đất an ninh):

a) Tiếp nhận hồ sơ TKĐĐ của cấp huyện giao nộp;

b) Kiểm đếm hồ sơ kết quả TKĐĐ cấp huyện;

c) Hướng dẫn chỉnh sửa, hoàn thiện số liệu, báo cáo kết quả TKĐĐ.

1.3. Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp tỉnh

a) Rà soát, xử lý số liệu thống kê của cấp huyện đối với các khu vực tranh chấp, chồng, hở địa giới hành chính (nếu có);

b) Tổng hợp số liệu TKĐĐ cấp tỉnh;

c) Rà soát đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các biểu, giữa dạng giấy và dạng số.

1.4. Phân tích số liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của địa phương:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất;

b) Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất;

c) Phân tích, đánh giá với việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong năm.

1.5. Xây dựng báo cáo kết quả TKĐĐ cấp tỉnh.

1.6. Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kết quả TKĐĐ.

………………………………….

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Tài nguyên môi trường được Mobitool cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Toán lớp 4: Luyện tập trang 68

Leave a Reply