Chùa Một Cột mang thiết kế kiến trúc độc đáo nhất châu Á

Or you want a quick look: Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Ngôi chùa này nằm ở giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chùa được xem là biểu tượng văn hóa điển hình của Việt Nam và được Tổ chức Xác lập kỷ lục châu Á bình chọn là 1 trong những ngôi chùa có thiết kế kiến trúc với phong cách độc đáo nhất châu Á.

  • Top 7 Villa Vũng Tàu chanh sả, hiện đại cho gia đình và hội bạn 2020
  • Sinh năm 2004 tuổi gì? Mệnh gì? Hợp tuổi gì? Tử vi người sinh năm 2004
  • 4 mẫu nhà cao tầng độc đáo và ấn tượng năm 2020
  • Kỷ Mão 1999 mệnh gì, hợp màu gì, phong thủy hợp hướng nào?

Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Ngày xưa, chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông xây dựng ở thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức. Ngày nay chùa tọa lạc tại khu vực Đội Cấn, quận Ba Đình, nằm ngay bên cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Bác ở trung tâm quận Ba Đình.

Có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện như xe bus, xe máy, taxi,… Khi đến nơi chùa chiền, bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sự để phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Chùa Một Cột nằm ở đâu?Chùa Một Cột nằm ở đâu?
Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Lịch sử lâu đời của chùa Một Cột

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Theo dân gian tương truyền thì trong 1 đêm nằm mơ, vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật Bà Quan Âm đang tọa thiền trên tòa sen tỏa ra hào quang, dắt vua lên đài ngồi cùng. Sau khi thức giấc vua liền kề với các quan đại thần nghe. Và được nhà sư Thiền Tuệ hãy xây dựng lại trụ đá như trong mơ, làm thành tòa sen cho Phật Bà Quan Âm tọa thiền.

READ  9 địa điểm du lịch Pháp đẹp ngất ngây không đi sẽ hối tiếc

Sau khi dựng trụ đá xong, ngày ngày vua đều đến đây tụng kinh niệm phật. Đến đời của hoàng tử nối dõi vua cha thì mới sửa lại thành chùa và xây thêm 1 ngôi chùa cách đó khoảng 10m ở hướng Tây Nam.

Sau đó được đặt tên là chùa Diên Hựu Tự mang ý nghĩa phước lành dài lâu.

Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông tiếp tục trùng tu và dựng thêm 2 tháp sứ trắng phía trước sân. Năm 1108, Nguyên Phi Ỷ Lan thiết kế 1 chiếc chuông lớn với tên gọi Giác Thế Chung. Ý nghĩa của chiếc chuông này là mong muốn thức tỉnh người trên nhân thế.

Do tư tưởng phật giáo rất phát triển vào thời Lý, nên thời kì này được xem là thời đại hoàng kim của Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử.

Chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049
Chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049

Kiến trúc khác biệt của chùa Một Cột

Chùa được đặt trên 1 trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Trụ được xây dựng từ 2 khối đá chắc chắn được kết nối với nhau tạo nên 1 cột trụ. Cột trụ này cao khoảng 4m chưa tính phần chìm dưới nước và đường kính khoảng 1,2m.

Mái chùa được lợp bằng ngói vảy cổ, chạm khắc hình rồng tinh xảo. Rồng là 1 trong những biểu tượng không thể thiếu trong kiến trúc đền chùa từ xưa. Vì loài rồng phản ánh được ước nguyện và trí tuệ của con người hay đại diện cho vua chúa.

Xung quanh của hồ Linh Chiểu được trang trí bằng các họa tiết hình khối. Bên ngoài hồ Linh Chiểu là hồ Bích Trì, nằm bên phải chùa Một Cột. Mảnh sân phía trước chùa là tháp đá Bạch Tuynh với cầu thang nhỏ dẫn vào chùa.

READ  20 thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng thế giới | Báo Dân trí

Để vào được chùa thì phải đi qua 13 bậc thang nhỏ lát bằng gạch. Trên cầu thang là tấm bia đá giới thiệu lịch sử chùa Một Cột.

Bên trong chùa được trang trí tôn nghiêm và lộng lẫy. Trên án thờ đặt 1 bức tượng Phật Bà Quan Âm mạ vàng có nghìn mắt nghìn tay. Xung quanh có nhiều đồ thờ như cặp bình gốm sứ, bộ ấm chén thờ, bình hoa sen, lư hương,..

Bên trong nơi thờ cúng
Bên trong nơi thờ cúng

Chùa Một Cột - biểu trưng cho hoa sen

Trên nóc chùa Một Cột có 4 mái cong đầu đao còn gọi là tàu đao. Đỉnh mái là hình lưỡng long chầu mặt nguyệt. Hầu hết các chùa chiền ngày nay đều sở hữu nét kiến trúc này. Hình 2 con rồng tượng trưng cho dương khí còn hình mặt nguyệt tượng trưng cho âm khí. 3 vật này hội tụ tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Ngoài ra đây còn là biểu trưng cho 3 nén nhang trong cúng bái.

Hình lưỡng long chầu mặt nguyệt
Hình lưỡng long chầu mặt nguyệt

Chùa Một Cột được tạo hình dựa trên hình tượng bông sen đặt trên 1 trụ đá ở giữa hồ. Biểu tượng hoa sen như 1 người mang đức tính lương thiện đang vươn lên thoát khỏi trần tục. Đây là 1 biểu tượng trong văn hóa Phật giáo vô cùng thuần khiết và thanh nhã.

Qua 1000 năm văn hiến, chùa Một Cột không còn giữ được nguyên vẹn do chiến tranh tàn phá. Nhưng ngôi chùa cho đến ngày nay vẫn được xem là niềm tự hào dân tộc của biết bao lớp người.

READ  28 địa điểm du lịch Bình Định "không thể bỏ lỡ" - Quy Nhon Me
Chùa Một Cột in trên đồng xu
Chùa Một Cột in trên đồng xu

Xem thêm:

  • Sinh năm Kỷ Tỵ 1989 mệnh gì, hợp màu gì, xây nhà hướng nào?
  • Nhà thờ lớn Hà Nội mô hình kiến trúc nổi tiếng giữa lòng thủ đô
  • Bạn sinh năm 2006 thì có tính cách, tình duyên, sự nghiệp, sức khỏe như thế nào?

Địa điểm du lịch gần chùa Một Cột

Ngoài đến thăm chùa Một Cột, bạn có thể ghé thăm 1 số đền thờ, chùa gần đó như:

  • Đền Ngọc Sơn: tọa lạc tại đảo Ngọc giữa hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây là điểm đến thu hút với lối kiến trúc được xem là tuyệt tác.
  • Chùa Trấn Quốc: nằm trên 1 gò đất bao bọc xung quanh là nước xanh biếc. Nét đẹp này vô cùng nên thơ và hữu tình
  • Đền Bạch Mã: cách chùa Trấn Quốc không xa lắm, nằm ở phía khu phố cổ Hà Nội. Đây là 1 trong những Tứ Trấn Thành Thăng Long xưa. Nơi đây lưu giữ nhiều vật cổ có giá trị thời vua chúa.

Trên đây đã cung cấp cho bạn kiến thức về lịch sử cũng như kiến trúc của chùa Một Cột. Một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngày nay. Hy vọng nếu có dịp bạn hãy ghé thăm chùa Một Cột để có góc nhìn rõ hơn nhé.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply