Thể tích hình hộp chữ nhật và các dạng bài tập có lời giải từ A

Or you want a quick look:

Thể tích hình hộp chữ nhật là kiến thức cơ bản của khối lớp 5 nếu các bạn không nhớ được công thức sẽ không giải được các bài tập. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ công thức và các bước tìm thể tích của hình hộp chữ nhật có ví dụ minh họa để các bạn cùng tham khảo nhé Nội dung bài viết Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích của chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao của hình. V = a.b.h Trong đó: V là thể tích a là chiều dài của hình hộp chữ nhật. b là chiều rộng của hình hộp chữ nhật. h là chiều cao của hình hộp chữ nhật. Tham khảo  Các bước tính thể tích hình hộp chữ nhật Để tính thể tích hình hộp chữ nhật bất kì, bạn cần xác định các đại lượng có trong công thức tính, các bạn cần thực hiện các bước sau: 1. Xác định chiều dài của hình hộp chữ nhật Chiều dài là cạnh dài nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm phía trên hoặc phía dưới của hình hộp chữ nhật. Ví dụ: chiều dài = 12 m 2. Xác định chiều rộng của hình hộp chữ nhật Chiều rộng là cạnh ngắn nhất của mặt phẳng hình chữ nhật nằm bên trên hay bên dưới của hình hộp chữ nhật. Ví dụ chiều rộng = 6 m

READ  5 bước sửa lỗi E11 chính xác 100%
3. Xác định chiều cao của hình hộp chữ nhật Chiều cao là cạnh đứng của hình hộp chữ nhật. Bạn hãy tưởng tượng về một hình chữ nhật phẳng, chiều cao là thứ nâng một hình chữ nhật phẳng lên thành một khối ba chiều. Ví dụ chiều cao = 7 m 4. Tính tích số của ba đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao Bạn có thể nhân 3 đại lượng chiều rộng, chiều dài và chiều cao tùy ý, không cần quan tâm đến thứ tự trước, sau. Áp dụng công thức tính V hình hộp chữ nhật, ta có: V = a.b.h = 12 x 6  x 7  = 840 (m3) Bất kể đơn vị chung là gì (mét, đềximét hay xentimét), bạn vẫn phải đưa ra đáp án bằng đơn vị khối. Bài tập thể tích hình hộp chữ nhật từ cơ bản đến nâng cao Ví dụ 1: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 6 cm. Thể tích là: V = a x b x c = 9 x 5 x 6 = 270 cm3 Ví dụ 2: Một bể nước hình hộp chữ nhật có các kích thước trong bể là chiều dài 3m; chiều rộng kém chiều dài 1,8m; chiều cao 1,5m. Hỏi bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? (1 lít = 1dm3) Lời giải: Chiều rộng của bể nước đó là: 3 − 1,8 = 1,2 (m) Thể tích của bể nước đó là: V = a.b.h = 3 × 1,2 × 1,5 = 5,4 (m3) Suy ra 5,4m3 = 5400 dm3 = 5400 lít. Vậy số lít nước bể có thể chứa được nhiều nhất bằng với thể tích của bể và bằng 5400 lít. Ví dụ 3: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 90cm, chiều rộng là 50cm và chiều cao 75cm. Mực nước ban đầu trong bể cao 45cm. Người ta cho vào bể một hòn đá có thể tích 18dm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu xăng-ti-mét? Lời giải: Ta đổi 18dm3 = 18000cm3 Diện tích đáy của bể cá là: Sđáy = a.b = 90 × 50 = 4500 (cm3) Chiều cao mực nước tăng thêm là: h = V: Sđáy= 18000 : 4500 = 4 (cm) Chiều cao mực nước lúc sau khi thả hòn đá là: h = 45 + 4 = 49 (cm) Đáp số: 49cm. Ví dụ 4: Tính thể tích của khối gỗ có dạng:
READ  Cấp số nhân là gì ? Công thức tính cấp số nhân Lớp 11 ? Kèm ví dụ minh họa
Lời giải: Cách 1: Tách khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật A và B như hình dưới. Thể tích hình A là: VA = 8 x (12 – 6) x 5 = 240 (cm3) Thể tích hình là: VB = 15 x 6 x 5 = 450 (cm3) Thể tích khối gỗ là: VA + VB = 240 + 450 = 690 (cm3) Cách thức 2: Tách khối gỗ thành hai hình chữ nhật C và D như hình dưới: Thể tích hình C là: VC = 12 x 8 x 5 = 480 (cm3) Thể tích hình D là: VD = (15 – 8) x 6 x 5 = 210 (cm3) Thể tích khối gỗ là: VC + VD = 480 + 210 = 690 (cm3) Cách 3: Thể tích hình hộp chữ nhật H là: (15 – 8) x (12 – 6) x 5 = 210 (cm3) Thể tích của cả khối gỗ và hình hộp chữ nhật B là: 15 x 12 x 5 = 900 (cm3) Thể tích khối gỗ là: 900 – 210 = 690 (cm3) Đáp số: 690cm3. Ví dụ 5: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước. Cách 1: Thể tích nước trong bể là: 10 x 10 x 5 = 500 (cm3) Tổng thể tích của nước và hòn đá là: 10 x 10 x 7 = 700 (cm3) Thể tích của hòn đá là: 700 – 500 = 200 (cm3) Cách 2: chiều cao của mực nước dâng lên là: 7 – 5 = 2 (cm) Thể tích nước dâng lên là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3) Đó cũng chính là thể tích hòn đá Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để áp dụng giải các bài tập nhé
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply