Or you want a quick look: Thao túng tiền lệ là sao?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội đều nói về việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ. Điều này khiến nhiều người xôn xao cũng như lo lắng về nền kinh tế tương lai của đất nước. Hãy để 35Express giải thích cho bạn thao túng tiền tệ là sao? và những vấn đề xung quanh nó nhé!
Thao túng tiền lệ là sao?
Trong các giao dịch hàng hóa giữa hai quốc gia, tỉ giá ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại song phương. Để tăng cường xuất khẩu, Chính phủ của nước đó sẽ ký FTA, giảm thuế hoặc thao túng tiền tệ.
Thao túng tiền tệ là Chính phủ của một nước hạ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Mục đích là để giảm giá sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn các sản phẩm nội địa. Kích thích người dân mua hàng nhập.
Thao túng tiền tệ là quốc gia cố tình can thiệp vào tỉ giá hối đoái để mang đến lợi ích thương mại. Nó còn khiến quốc gia nhập khẩu chịu thâm hụt ngày càng lớn về mặt thương mại và họ sẽ có biện pháp phòng tránh.
Các ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Giả sử tỷ giá của đồng USD của nước Mỹ so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là 1:10 (ví dụ cho tròn vậy thôi chứ thật ra tỷ giá USD/NDT rất lẻ).
Người Trung Quốc bán một cái bánh với giá 1 NDT. Như vậy, nếu Mỹ muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là:
100 x 1 NDT = 100 NDT, tương đương 10 USD
Nhưng khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc với trị giá 10%. Vậy bây giờ Mỹ nếu muốn mua 100 cái bánh của Trung Quốc, thì sẽ phải bỏ ra là:
10 USD x 1,1 = 11 USD
Và như vậy, giá của 100 cái bánh Trung Quốc đã đắt hơn trước 1 USD. Từ đó làm giảm lợi thế về giá của hàng hóa Trung Quốc. Lúc này, chính phủ Trung Quốc bắt đầu phá giá đồng NDT. Thay đổi tỷ giá USD/NDT từ 1/10 xuống còn 1/10,5.
Như vậy, 100 NDT của Trung Quốc giờ chia theo tỷ giá mới sẽ là:
100/ 10,5 = 9,52 USD
Cộng thêm thuế là:
9,52 x 1,1 = 10,47 USD
Rẻ hơn giá lúc chưa phá giá đồng NDT tận 0,53 USD. Như vậy, hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn.
Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ
Vừa qua, Bộ Tài Chính Mỹ vừa đưa Việt Nam, Thụy Sỹ vào danh sách thao túng tiền tệ và 3 nước khác vào danh sách theo dõi.
Bộ Tài Chính Mỹ cho biết, đến tháng 6/2020, Việt Nam và Thụy Sỹ can thiệp rất nhiều vào thị trường tiền tệ. Với mục đích cạnh tranh không công bằng trên thị trường quốc tế.
Theo quy định của Mỹ, những quốc gia bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ khi có thặng dư thương mại song phương với Mỹ hơn 20 tỷ USD. Can thiệp bằng ngoại tệ vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội. Thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP. Trong khi đó, trong 10 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt kỷ lục 50,7 tỷ USD. Vượt qua mức thặng dư 47 tỷ USD của cả năm 2019.
Về phía Việt Nam, NHNN đã khẳng định việc điều hành tỷ giá nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung. Nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Không tạo mục đích cạnh tranh quốc tế không công bằng.
NHNN cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế – thương mại ổn định với Mỹ. Vì vậy, Việt Nam sẽ làm việc và trao đổi với Mỹ trên tinh thần hợp tác.
Cách đây 1 tháng, Mỹ cũng mở diễn đàn để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp của Mỹ, của VN và một số nước khác. Tuyệt đại đa số các ý kiến đều nhận định VN không thao túng tiền tệ.
Ông Trương Văn Phước
Việt Nam không thao túng tiền tệ
Theo tiến sĩ Trương Văn Phước, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”. Ông Trump muốn thâm hụt thương mại của Mỹ phải thấp xuống. Thậm chí phải tiến tới cân bằng.
Nước Mỹ không đi mua nhiều hàng của các nước trong khi hàng xuất khẩu ra thế giới ít hơn. Từ đó, ông Trump đặt ra vấn đề thao túng tiền tệ.
Để giảm nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước. Mỹ đặt ra tiêu chí là nước nào xuất siêu sang Mỹ trên 20 tỉ USD. Cán cân vãng lai thặng dư 2% GDP thì coi như vi phạm. Còn tiêu chí thứ ba liên quan đến tiền tệ mà Mỹ đặt ra là việc ngân hàng trung ương của một nước trong vòng ít nhất 6 trên 12 tháng có tổng lượng ngoại tệ mua ròng vào liên tục lớn hơn 2% GDP.
Có nghĩa Mỹ ám chỉ một quốc gia mua nhiều ngoại hối là đang làm suy yếu đồng nội tệ hay phá giá tiền tệ. Nếu quốc gia nào vi phạm cả 3 tiêu chí này thì sẽ bị Mỹ kết luận là nước đó thao túng tiền tệ.
Việt Nam – xuất siêu sang Mỹ do cấu trúc cán cân thương mại
Theo ông Phước, việc VN xuất siêu sang Mỹ. Có thặng dư thương mại với Mỹ lớn có nhiều lý do nhưng chủ yếu là do cấu trúc của cán cân thương mại VN. Hàng VN xuất sang Mỹ là dệt may, da giày, thủy sản, kể cả điện thoại… Đều xuất phát từ nhân công giá rẻ – lợi thế của VN.
Phần lớn nguyên liệu sản xuất đều nhập khẩu, trong đó có nhập từ Mỹ. Như đôi giày của Hãng Nike xuất sang Mỹ. Từ đế đến dây, da giày đều nhập khẩu.
Tương tự, hàng may mặc VN chỉ đóng góp nhân công hoàn thiện sản phẩm. Nhưng khi xuất khẩu toàn bộ trị giá của sản phẩm tính cho VN. Tóm lại, xuất khẩu của VN chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ, không liên quan tỉ giá.
Cán cân vãng lai tại Việt Nam
Về cán cân vãng lai – gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền từ nước ngoài về. Nhất là kiều hối – theo ông Phước, năm nay VN xuất siêu hơn 20 tỉ USD, những năm trước chỉ 5 – 10 tỉ USD. Cán cân vãng lai của VN chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về.
Đây là tiền mà người VN ở nước ngoài chuyển về trợ cấp cho thân nhân trong nước. Tiền do người lao động VN ở nước ngoài chuyển về. Phải khẳng định kiều hối chuyển về là yếu tố khách quan. Không phải do tỉ giá cao hay thấp.
Do đó, tỉ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí Mỹ quy định mức 2% GDP.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu về vấn đề thao túng tiền tệ là sao rồi đúng không nhỉ? Hãy theo dõi 35Express để có thêm những bài viết hay nhé!