Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Vậy tế bào cơ trơn là gì? Chùng có hình dạng và cấu tạo ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với DINHNGHIA.COM.VN qua bài viết về tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như nào dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Khái niệm tế bào cơ trơn. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào?
Trước khi tìm hiểu về tế bào cơ trơn, hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? Chắc hẳn, các loại tế bào như tế bào trứng có hình cầu, tế bào thần kinh, tế bào xương có hình sao đã quá quen thuộc với chúng ta. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu thêm về một loại tế bào mới, đó là tế bào cơ trơn nhé.
Tế bào cơ trơn là gì?
Tế bào cơ trơn là thành phần cấu tạo nên mô cơ trơn – một trong 3 loại mô cơ trong cơ thể của người và động vật. Các tế bào cơ trơn khi được kết hợp lại sẽ tạo thành mô cơ trơn. Loại mô này thường được phân bổ ở xung quanh của các cơ quan rỗng hay các ống trong cơ thể. Tiêu biểu như dạ dày, ruột, bàng quang, mạch máu…
Tuy nhiên, các tế bào cơ trơn cũng có thể đứng riêng lẻ ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể người. Đặc biệt là trong các bó nhỏ của tế bào như lông, tóc hay da…
Vai trò của tế bào cơ trơn
Như đã giải thích ở trên, tế bào cơ trơn cấu tạo nên mô cơ trơn. Vậy mô là gì? Khái niệm mô là gì sinh học 8 đã đề cập tới. Có thể hiểu, mô là tập hợp của các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau. Các tế bào tùy vào vị trí và cấu tạo sẽ đảm nhiệm một chức năng nhất định.
Từ khái niệm trên, có thể thấy, tế bào cơ trơn sẽ có những chức năng nhất định. Cụ thể, chức năng của tế bào cơ trơn chính là bao quanh các cơ quan rỗng, qua đó điều chỉnh luồng chảy và sự co dãn của những cơ quan này. Vậy tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào để có thể thực hiện chức năng này?
Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào?
Hình dạng của tế bào cơ trơn là hình thoi, nhọn hai đầu. Tùy vào từng vị trí mà chiều dài của chúng cũng sẽ khác nhau.
Cấu tạo của loại tế bào này chỉ có một nhân chứa 1 – 2 hạt nhân và không có vân ngang. Ở giữa của tế bào cơ trơn phình ra các sợi cơ có hình dạng khác nhau. Thường là hình trứng hoặc hình que bị gãy khúc. Ngoài ra, tế bào cơ trơn cũng có tế bào chất chứa nhiều myoglobin và các hạt glycogen.
Cấu tạo của tế bào cơ trơn còn có một số đặc điểm sau:
- Màng tế bào của tế bào gồm các bào tương và màng đáy.
- Lưới nội bào phát triển chưa hoàn thiện
- Bên ngoài màng đáy của màng tế bào có những sợi tạo keo để gắn các sợi cơ với nhau.
Mô cơ vân và mô cơ tim
Mô cơ trơn là một trong 3 loại mô cơ trong cơ thể người và động vật. Vậy hai loại còn lại là gì? Đó chính là mô cơ vân và mô cơ tim – hai loại mô cơ vô cùng quan trọng. Đặc điểm của cơ vân cơ trơn cơ tim là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mô cơ vân
Giống như tên gọi, mô cơ vân có cấu tạo từ nhiều vân ngang và nhiều nhân. Đây là điểm khác biệt nhằm phân biệt giữa mô cơ vân và mô cơ trơn. Vị trí của mô cơ vân thường gắn với xương. Vì thế nó có khả năng co dãn tốt nhất trong 3 loại mô cơ. Chức năng chính của mô cơ vân là co lại và phình ra để giúp các bộ phận hoạt động hiệu quả.
Mô cơ tim
Mô cơ tim là một trong những thành phần cấu tạo nền thành tim. Loại cơ này chỉ có thể tìm thấy tại phần tim của cơ thể người và động vật. Mô cơ tim cũng có nhiều vân ngang và nhiều nhân nhằm thực hiện chức năng co bóp của tim.
So sánh 4 loại mô chính trong cơ thể
Trong cơ thể người và động vật, mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì và mô thần kinh là 4 loại mô chính, có chức năng và vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Vậy bốn loại mô chính của cơ thể là gì chức năng của chúng thế nào? Chúng ta đã tìm hiểu trong những bài viết trước.
Trong bài viết này, sau khi đã tìm hiểu tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo và sự giống và khác nhau của chúng nhé.
Bảng so sánh mô biểu bì và mô liên kết
Các loại mô | Vị trí | Cấu tạo | Chức năng |
Mô biểu bì | Bao bọc bên ngoài cơ thể và lót phía trong các ống nội quan | Cấu tạo từ nhiều tế bào xếp sít vào nhau | Bảo vệ và hấp thụ các chất, tiết những chất cần thiết để nuôi cơ thể |
Mô liên kết | Xuất hiện ở lớp phía dưới của da, gân, sụn, xương… | Cấu tạo từ nhiều tế bào nằm trong chất cơ bản | Nâng đỡ máu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết |
Từ mẫu trên và những gì đã tìm hiểu, các em hãy tự lập bảng so sánh 4 loại mô theo mẫu sau nhé.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cấu tạo và hình dạng của tế bào cơ trơn, cũng như tìm hiểu thêm về các loại mô trong cơ thể. Nếu có bất cứ khúc mắc nào về bài viết tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như nào, hãy nhanh chóng để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.COM.VN trao đổi và thảo luận nhé.
Xem thêm >>> Mô tả đám rối thần kinh thắt lưng: Khái niệm và Tác dụng
Xem thêm >>> Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen và Nguyên nhân gây đột biến gen