Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội mà em biết

Or you want a quick look:

Tập làm văn lớp 3 kể về lễ hội với những bài văn mẫu dưới đây là một tài liệu hay, hữu ích cho các em học sinh tham khảo và cũng là tư liệu giúp các thầy, các cô có thể hướng dẫn học trò làm văn tốt hơn. Mời thầy cô cùng các em đọc những bài văn mẫu được tuyển chọn dưới đây nhé.Lễ hội quê em1. Kể về lễ hội quê em mẫu 01Cứ mỗi dịp xuân về, cả làng quê yên bình lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông. Như một nét đẹp văn hóa và truyền thống của làng, năm nào em cũng được xem lễ hội đua thuyền với đường đua dài đến 1 km. Dưới sông, 5 thuyền tham gia đua xếp thành hàng ngang phía dưới sợi dây vải màu đỏ. Những thanh niên đua thuyền tay cầm mái chèo luôn trong tư thế sẵn sàng chỉ đợi hiệu lệnh vang lên sẽ sải mái chèo ngay lập tức. Không khí thật náo nhiệt khi 2 bên bờ sông người xem chật kín, người dùng cờ vẫy, người dùng trống đánh, người hò hét để cổ vũ cho đội của mình. Mỗi đội được mặc những áo màu sắc khác nhau: đội áo màu trắng, đội áo màu đỏ, đội áo màu xanh, đội áo màu vàng và đội áo màu cam. Tiếng còi hiệu lệnh vang lên, ngay lập tức cả 5 chiếc thuyền bắt đầu khởi động và dần dần tăng tốc lướt lao đi trên sông. Tiếng hò reo ngày một lớn khi các thuyền bám sát nút nhau để về đích làm náo loạn cả một khcus sông. Cuối cùng, đội của làng em đã dành giải nhất. Kết thúc lễ hội đua thuyền là lễ trao giải, ai ai cũng có mặt đông đủ. Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp văn hóa của làng và cần được thế hệ trẻ mai sau giữ gìn.2. Kể về lễ hội quê em mẫu 02Nhắc đến Hải Phòng, người ta sẽ nghĩ ngay đến lỗi hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những người dân quê em luôn nhắc nhở nhau rằng: Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu. Cứ mỗi dịp lễ hội chọi trâu đến, du khách khắp cả nước lại kéo nhau về xem hội rất đông làm em vô cùng tự hào về nét đẹp văn hóa của nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Khai hội chọi trâu bao giờ cũng là màn múa cờ truyền thống vô cùng đặc sắc và vui nhộn. Tiếp đó là đến phần chính bất cứ ai cũng mong chờ chính là tiết mục trọi châu – phần chính của lễ hội. Năm nay làng em tham gia bằng con trâu số 60. Trận chọi trâu mở đầu là của làng em với làng bên cạnh. Ngay khi được dắt vào, rất nhanh chóng hai con trâu đã hung hãn lao vào đánh nhau. Cùng với trận đấu quyết liệt ấy là tiếng reo hò cổ vũ của nhân dân hai làng cho chú trâu của làng mình. Sau rất nhiều trận đấu quyết liệt, cuối cùng chú trâu số 60 của làng em cũng đã dành chiến thắng. Chú trâu ấy đã mang lại niềm vinh quang và sự tự hào cho làng em. Em rất yêu lễ hội chọi trâu quê em.Kể về lễ hội quê em3. Kể về lễ hội quê em mẫu 03Mùa xuân về trên quê hương em với những cơn mưa phùn nhè nhẹ với cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân là mùa của lễ hội khi không khí hội hè hân hoan và tưng bừng khắp cả nước hòa chung với cánh đào, cánh mai khoe sắc. Cũng như mọi năm, năm nay lễ hội truyền thống của làng diễn ra từ ngày mùng 9 âm lịch và kết thúc vào ngày 11 âm lịch. Xuyên suốt 3 ngày hội có rất nhiều hoạt động được diễn ra từ việc tế lễ thần làng, múa rồng múa lân, chơi cờ người, kéo co, bóng chuyền, bắt vịt… và đến tối là những cuộc thi diễn văn nghệ giữa các làng với nhau. Cả một năm làm việc vất vả, người dân quê em ai cũng mong chờ lễ hội để được vui chơi và cũng để cầu thần làng cho một năm thuận mùa gặt hái được nhiều thành công, dân làng được chở che khỏi thiên tai. Trong tất cả các hoạt động được diễn ra tại lễ hội làng có lẽ em thích nhất là cuộc thi bắt vịt. Ngay trước sân đình làng là một chiếc hồ lớn, người ta sẽ thả xuống đó 7 con vịt, bất cứ ai cũng có thể nhảy xuống tham gia bắt vịt. Ai bắt được con vịt nào thì phần thưởng sẽ thuộc về người đó. Những thanh niên, những chú bơi giỏi nhất làng sẽ nhảy xuống đầu tiên và cùng đuổi vịt chạy tán loạn. Nhưng cũng rất nhanh chú vịt đầu tiên sẽ bị tóm được. Người bắt được vịt giơ lên cao đầu để nghe tiếng dân làng hò reo cổ vũ. Em rất tự hào về văn hóa của làng em qua lễ hội truyền thống đầu năm.4. Kể về lễ hội quê em mẫu 04Cũng như mọi năm, cứ ăn tết xong khi không khí vẫn còn se lạnh, những cánh đào cánh mai vẫn chưa tàn, làng em sẽ tổ chức lễ hội đầu năm. Lễ hội làng em là lễ hội đua thuyền. Khai mạc lễ hội là ông trưởng làng lên đọc diễn văn, tiếp đó là lễ tế cúng thần làng rồi mới bắt đầu tiết mục đua thuyền. Lễ hội đua thuyền không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ những vị thần làng có công lao dựng làng, giữ làng mà còn là dịp để người dân vui chơi, nâng cao tinh thần đoàn kết trước khi bắt đầu 1 năm làm ăn mong thuận buồn xuôi gió. Trước khi hội đua thuyền chính thức được bắt đầu, những tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống rộn ràng vang lên ngay trên sông. Hai bên bờ sông, người xem hội đứng chật kín tạo ra không khí vô cùng sôi nổi. Trên sông lúc này là 10 chiếc thuyền rồng được trang trí sặc sỡ, được cắm cờ với những màu sắc khác nhau. Chỉ đợi tiếng trống vang lên, những người tham gia đua thuyền sẽ vung tay chèo, nước bắn tung và thuyền nhẹ lướt đi. Tiếng hò reo, tiếng trống vang lên ngày 1 lớn, dưới sông trên những chiếc thuyền cũng vang lên tiếng đếm 1 2 để mái chèo được đều sẽ giúp thuyền lướt đi nhanh hơn. Cuối cùng, đội đỏ cũng đã về đích trước và các đội còn lại bám theo sát nút. Người xem hò reo chúc mừng cho đội vô địch.Em rất thích lễ hội làng em. Mong rằng năm nào em cũng được xem lễ hội đầy kịch tính và thú vị như vậy.5. Kể về lễ hội quê em mẫu 05Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ – Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng. Hát xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.6. Kể về lễ hội quê em mẫu 06Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 8 âm lịch, cả nước lại nô nức vui tết Trung thu. Ngày tết trung thu dành riêng cho trẻ em nhưng cũng là dịp để người lớn được vui chơi. Cứ đến ngày này, mẹ em lại mua quần áo mới cho em nên em thích lắm. Trẻ em trong làng ai ai cũng háo hức mặc quần áo đẹp, cầm đồ chơi bảy sắc cầu vồng cùng đón tiết thiếu nhi. Em còn được mẹ mua cho một chiếc đèn ông sao tuyệt đẹp nữa.Đúng 7 giờ tối sau khi các gia đình đã ăn cơm thật sớm, lũ trẻ trong xóm chẳng ai bảo ai đã gọi nhau ý ới để cùng hòa mình vào dòng người tụ hội lại ở sân đình làng. Dẫn đầu đoàn là những chú lân, ông địa và tiếng trống rộn ràng. Những anh chị lớn sẽ đi một mình cùng bạn bè, còn các em nhỏ, bố mẹ sẽ phải đi cùng. Sau khi xem hết các tiết mục văn nghệ là chương trình phá cỗ. Cả sân đình vang tiếng cười nói rôm rả của lũ trẻ trong làng háo hức và đợi chờ được phá cỗ.Những mâm ngũ quả, bánh kẹo, hoa quả đã được bày sẵn và sắp xếp ở sân đình làng. Gọi là phá cỗ nhưng chúng em ngồi thành hàng thành lối rất ngăn nắp để đợi đến lượt phát quà. Anh Bí thư của làng sẽ là người dẫn chương trình và người phát quà cho chúng em là chú Cuội và chị Hằng.  Ngoài ra, chúng em còn được tham gia những trò chơi vô cùng thú vị, hấp dẫn nữa đấy.Năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội tết trung thu để được vui chơi, được mặc quần áo mới và được phát quà. Trung thu năm nào cũng để lại trong lòng em nhiều kỷ niệm.Trên đây là những bài văn mẫu lớp 3 kể về lễ hội ở quê em. Các em hãy tham khảo và bằng tình cảm của mình kể về lễ hội trên quê hương mình nhéBài viết liên quan :

See more articles in the category: Giáo dục
READ  Lực ma sát trượt là gì? Công thức tính lực ma sát trượt chuẩn 100%

Leave a Reply