Or you want a quick look: Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 8 Bài 15
Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí mặt nạ trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 8.
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:
Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 8 Bài 15
1. Quan sát, nhận xét
- Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, trong lễ hội hay cho thiếu nhi vui chơi vào dịp tết trung thu, …
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau: hình tròn, hình trái xoan, hình vuông, … vừa với mặt người.
- Có nhiều loại mặt nạ: mặt nạ người, mặt nạ thú, được trang trí đẹp. Có loại mặt nạ trông dữ tợn hay hiền lành, hay vui vẻ, hay hài hước, …
- Mặt nạ được cách điệu cao về hình mảng và màu sắc nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của hình thực và đặc điểm của nhân vật.
- Mặt nạ thường được làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy lên khuôn hình
- Mặt nạ được trang trí với màu sắc phù hợp với tính cách, được điểm nhân vật.
2. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ:
a. Tạo dáng mặt nạ:
- Chọn loại mặt nạ: phù hợp với khuôn mặt (hình mặt người hoặc mặt con thú,…)
- Tìm hình dáng chung: hình tròn, ô van, hình vuông, hình chữ nhật hay đa giác, …
- Tạo dáng cho giống nhân vật định biểu hiện: người hay thú.
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân đối.
b. Trang trí
- Tìm mảng hình trang trí; phù hợp với dáng mặt nạ, tính cách nhân vật định miêu tả (hiền lành, hay độc ác, dữ tợn,…)
- Vẽ màu: phù hợp với nhân vật, tính cách nhân vật.
+ Vẽ màu nhẹ nhàng với nhân vật hiền, thiện,…
+ Vẽ màu sắc tương phản, mạnh mẽ với các nhân vật ác, dữ tợn,…
Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 8 Bài 15
Tạo dáng và trang trí một mặt nạ cho thiếu nhi vào dịp Tết Trung thu.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí mặt nạ trong SGK Mĩ thuật lớp 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!