Cách Tạo Dáng Cho Cây Mai Chiếu Thủy Bonsai Đẹp Nhất, Top 5 Cây Mai Chiếu Thủy Bonsai Đẹp Nhất – Zipit.vn

Or you want a quick look: Top 5 cây mai chiếu thủy bonsai đẹp nhất

Top 5 cây mai chiếu thủy bonsai đẹp nhất

Cây mai chiếu thủy là một trong những cây được ưa chuộng vì chúng rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Ngoài đặc tính sinh học ra, cây mai chiếu thủy còn là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi nó ra hoa rất nhiều và có thể sử dụng để tạo các dáng cây bonsai rất đẹp.

Đang xem: Cách tạo dáng cho cây mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy có nguồn gốc từ Đông Dương, thường được trồng để làm cảnh, bonsai, trang trí sân vườn, dùng làm cây phong thủy… Tượng trưng cho sự yên ổn, hòa thuận trong gia đình.

*

Các loại cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy được chia làm 3 loại chính nhờ vào ngoại hình và kích thước là gồm mai chiếu thủy lá lớn, mai chiếu thủy lá trung và mai chiếu thủy lá kim.

Cây mai chiếu thủy lá lớn

Các loại da trắng, da đen, da xanh…lá dài, lá tròn hoặc có loại hoa 20 cánh rũ hay 20 cánh thẳng…

Đặc điểm của mai chiếu thủy lá lớn là hoa có màu trắng, có mùi thơm và thường mọc trên cọng dài kết thành chùm, hoa có 5 cánh nhìn giống hoa mai. Hoa mai chiếu thủy khi ra thường hướng xuống đất nên còn gọi là mai chiếu thủy hay mai chiếu thổ.

Cây mai chiếu thủy lá trung

Gồm trung nu, nu Gò Công hay nu sọ khỉ…Cây mai chiếu thủy nu Gò Công có đặc điểm là thân có nhiều u cục và nó đặc biệt được dân chơi kiểng lựa chọn nhiều.

Đặc biệt trong mai chiếu thủy lá trung có loại tên “thanh mai” có lá dày, hình bầu dục, lá có gân và màu xanh đậm, mọc thành 2 hàng. Thân hơi tròn và có màu xanh tím, hoa ít nhưng kích thước hoa lớn.

READ  45+ Cách Tạo Dáng Chụp Ảnh Cưới Trong Studio Cho Cô Dâu Chú Rể

Cây mai chiếu thủy lá kim

Kim thanh mai là một loại mai chiếu thủy lá kim, đặc điểm giống như thanh mai nhưng khác nhau về lá, khoảng cách giửa các mắt lá rất khít, hoa nhỏ và khá ít. Kim thanh mai là một trong những loại mai chiếu thủy được lựa chọn làm bonsai mini.

Mai chiếu thủy lá tứ có đặc điểm tương đối giống kim thanh mai nhưng lá mỏng và nhọn hơn, lá có màu xanh nhạt, nách lá có nhiều chồi mọc ra. Thân cây cao to và có màu trắng, hoa nhỏ nhưng nhiều.

Mai chiếu thủy kim giòn có lá hơi ngã vàng, lá nhọn, đặc biệt là rất dễ gãy và khó uốn. Tuy dễ gãy nhưng mai chiếu thủy kim giòn ra hoa nhiều và rất hay ra hoa.

Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Cách trồng mai chiếu thủy

Loại đất thích hợp trồng mai chiếu thủy là đất thịt hoặc đất phù xa. Nhiệt độ thích hợp trồng mai chiếu thủy từ 25 - 30oC, rất phù hợp với khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa mưa sẽ giúp cây đâm chồi nảy lộc và mùa nắng sẽ giúp cây thay lá trổ hoa, phát triển chậm hơn.

*

Bạn có thể trồng mai chiếu thủy bằng hạt giống hoặc chiết cành. Tuy nhiên, chiết cành là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì trồng bằng hạt cần nhiều kỹ thuật và công sức chăm sóc hơn nhưng khả năng sống sót thấp.

Các bước trồng cây mai chiếu thủy bằng phương pháp chiết cành

B1: Trước tiên bạn cần chọn một cành nhỏ từ cây mai chiếu thủy khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và không có sâu bệnh.B2: Đo khoảng cách từ góc lên 3 - 4cm, sau đó cắt một vết nông sung qunh cành non.B3: Bóc phần vỏ đó đi, rồi đắp hỗn hợp gồm đất thịt và mùn xung quanh vết cắt. dùng vải hoặc xơ dừa bó lại.B4: Tưới nước 1 - 2 lần/ngày tới khi bầu đất châm rễ mạnh thì có thể đem ra chậu trồng.

Kỹ thuật cắt tỉa nhánh mai chiếu thủy

Việc cắt tỉa mai chiếu thủy được thực hiện 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa nắng. Thông thường, việc cắt tỉa sẽ đi đôi với việc tạo hình cho cây. Sau thời gian cắt tỉa từ 40 - 45 ngày thì mai chiếu thủy sẽ ra hoa.

READ  "Sống ảo" với các phong cách chụp ảnh áo dài ở đầm sen

Xem thêm: Mở Bán Các Trang Phục Tết Nguyên Đán Lmht, Hình Nền Các Trang Phục Tết Nguyên

Các bước cắt tỉa mai chiếu thủy

Cắt tỉa cành nhánh gọn gàng và đồng thời ngưng tưới nước 4 ngày.Khi lá cây có hiện tượng héo thì tưới nhẹ 1 lần vào buổi sáng.Phun phân KNO3 sau thời gian khoảng 5 ngày tưới nước, liều lượng là 12mg/8 lít nước.Phun phân kali 1 tuần 1 lần, sau đó tười nước bình thường.

Bón phân cho mai chiếu thủy

Sau khi cắt tỉa, cây mai chiếu thủy cần được bón phân để phát triển tốt và ra hoa. Phân bò, phân chuồng, NPK, DAP là những loại phân thường được sử dụng để bón cho mai chiếu thủy.

Rải đều phân trên mặt chậu khoảng 1cm đối với phân hữu cơ. Đối với phân vô cơ, dùng 1 muỗng cà phê bón cho cây có gốc nhỏ và 1 muỗng canh bón cho cây có gốc lớn. Lưu ý, đối với phân vô cơ, cần bón vùi xuống đất từ 3 - 5cm và không được bón trực tiếp vào gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây mai chiếu thủy là một loại cây rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên vào thời kì chuyển mùa, nên phun thuốc trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.

Cần chú ý khi cây chuẩn bị ra hoa, vì vào thời gian này cây rất dễ có sâu và thu hút rất nhiều côn trùng.

Cách làm mai chiếu thủy ra hoa đúng dịp tết

Mai chiếu thủy được nhiều người lựa chọn vào dịp tết vì nó mang lại nhiều tài lộc và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, để làm cho mai chiếu thủy ra hoa vào đúng dịp tết là một điều không phải ai cũng biết.

Vào khoản thời gian trước tết khoảng 45 ngày, bạn nên bón phân cho cây. Có thể sử dụng phân URE, DAP hoặc phân NPK có tỉ lệ đạm:lân:kali là 20:20:15. Bạn có thể bón trực tiếp phân vào gốc cây hoặc hòa với nước và tưới cho cây.

Sau khi bón hoặc tưới phân khoảng 5 ngày, tiến hành cắt ngon, bỏ hết lá và tiếp tục tưới nước giữ ẩm cho cây, đồng thời hòa tan phân lân và kali tưới bổ sung.

READ  1001 kiểu tạo dáng với Áo Dài

Top 4 cây mai chiếu thủy đẹp

Bonsai mai chiếu thủy trung - giải khuyến khích

*

Đây là kiệt tác bonsai mai chiếu thủy của nghệ nhân Đỗ Xuân Phong ở Quận 12, TPHCM, tác phẩm đoạt giải khuyến khích bonsai trung tại triển lãm bonsai Châu Á - Thái Bình Dương.

Cây có góc to và sần sùi, phần nhánh được uốn đều 2 bên rất cân bằng, hoa và lá tạo nên một màu sắc rất hài hòa nhưng vẫn tạo nên một tư thế hiên ngang, kiên cường và khó bị quật ngã.

Bonsai mai chiếu thủy trung - huy chương đồng

*

Là một tác phẩm xuất sắc của nghệ nhân Trần Hiếu Nhân ở Cần Thơ. Với thân cây to, vững chắc, cành lá được cắt tỉa và uốn nắn theo hình kim tự tháp. Những điều đó đã giúp kiệt tác này đánh bại nhiều đối thủ và đạt huy chương đồng giải bonsai trung. Tác phẩm thể hiện sự cứng rắn, kiên cường và luôn hướng đến những điều tốt đẹp.

Bonsai mai chiếu thủy đại - huy chương vàng

*

Đây là tác phảm đạt giải huy chương vàng bonsai đại tại triển lãm Châu Á - Thái Bình Dương của nghệ nhân Phạm Đức Tài vừa qua. Nhìn thoáng qua cây được uốn như thế thân đôi, cả hai thân đều phát triển từ một gốc to và sần sùi, hai thân cây khác nhau về cả độ to, chiều dài và độ rậm của lá.

Xem thêm: Thuê Trang Phục Các Nước Đông Nam Á C Nước Asean, Trang Phục Truyền Thống Của Các Nước Đông Nam Á

Bonsai mai chiếu thủy trung - huy chương bạc

*

Là tác phẩm đạt giải huy chương bạc thể loại bonsai trung tại triển lãm Châu Á - Thái Bình Dương. Nghệ nhân Quách Minh đã tạo nên kiệt tác bonsai mai chiếu thủy của riêng mình với một thân cây nhiều u nần và sần sùi, tán lá sum xuê, hoa nở trắng. Nhìn vào tác phẩm có thể thấy được sự vui tươi, lạc quan trong cuộc sống.

See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply