Kỹ thuật trồng cây khế bonsai

You are viewing the article: Kỹ thuật trồng cây khế bonsai at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Ảnh minh họa

Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có tên khoa học: Averrhoa carambolaL, thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka.

Trong dân gian, khế là loài cây gắn liền với đời sống dân dã được trồng ở các vùng thôn quê. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong câu chuyện cổ tích đã đi vào tâm trí bao thế hệ. Do đó đối với người Việt Nam, ngoài việc làm cây cảnh cây khế còn có ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình. Còn với những người kỹ tính thường chọn cây khế để trồng trong các nhà thờ họ, như là sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vượng cho cả gia tộc mình.

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên nói tới kỹ thuật trồng cây khế bonsai không phải ai cũng có thể làm được bởi nó đòi hỏi niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa cũng như chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.

Chọn thời vụ trồng thích hợp

Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

READ  Cách tạo dáng chụp ảnh đẹp khi đi du lịch chất từng cm * Du Lịch Số

Đất trồng cây khế bonsai

Do cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất phù hợp khi trồng là phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới cho đất luôn ẩm.

Điều kiện nhiệt độ trồng cây khế bonsai

Do sức sống mãnh liệt nên cây khế chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là từ 22 đến 25oC sẽ cho ra quả chín đẹp mã và vị thơn ngon.

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai

Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép mắt, ghép áp, ghép cành cũng được áp dụng rộng rãi. So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo. Do đó để có cây khế cảnh phát triển nhanh nên chọn phương pháp kỹ thuật trồng cây bằng cách ghép.

Nếu theo cách gieo hạt nên tiến hành nhân giống khế bằng cách lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

READ  Cách cắt tỉa và tạo dáng cho hoa hồng leo ra nhiều hoa |

Cách chăm sóc cây khế bonsai

Dù nước luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với việc trồng bất cứ cây nào nhưng đối với cây khế nếu tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Do đó, lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Cũng nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

Cách tạo thế bonsai cho cây khế

Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa

Mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Đối với cây khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống cây cảnh khác.

READ  Cách Tạo Thế Cây Sanh Bonsai Đẹp mắt ấn tượng [2020] - VƯS1

Việc uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác như kẽm là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đối với dây kẽm hay dây đồng, dây nhôm có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, từ độ mềm đến độ cứng để thích dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non.

Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Lưu ý, một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm như trên.

Theo vietq

See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply