Tán sắc ánh sáng là gì ? Tán sắc ánh sáng qua lăng kính và công thức cần nhớ ?

Or you want a quick look:

Home » Vật Lý » Tán sắc ánh sáng là gì ? Tán sắc ánh sáng qua lăng kính và công thức cần nhớ ? Tán sắc ánh sáng là gì ? Màu sắc của tán sắng ánh sáng qua lăng kính sẽ như thế nào ? Các công thức bạn cần nắm bắt trong chuyên đề này là gì ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án cho từng câu hỏi ở trên nhé ! Tham khảo bài viết khác:      Tán sắc ánh sáng là gì ? – Tán sắc ánh sáng là hiện tượng lăng kính phân tích một chùm sáng trắng thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Dải màu sau khi tán sắc gọi là quang phổ, quang phổ ánh sáng trắng gồm 7 màu chính: đỏ- cam- vàng- lục- lam- chàm- tím.     Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng – Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím. – Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím. ==> Vì vậy, sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.    Công thức về tán sắc ánh sáng – Lăng kính là một dụng cụ quang học trong suốt gồm 5 mặt phẳng trơn nghiêng ở góc. Lăng kính giúp bẻ tia sáng 2 lần, làm cho tia tới lệch so với tia ló.

READ  3 Cách khắc phục cây nước nóng lạnh không lạnh tại nhà từ A
    1. Công thức tổng quát sin i1 = n sin r1 sin i2 = n sin r2 A = r1 + r2     2. Tính góc lệch D – Góc lệch là góc tạo bởi tia tới và tia ló. Với mỗi mặt phẳng khúc xạ: D=|i-r| – Với lăng kính ta có: D=(i1+i2)-(r1+r2) D=i1+i2-A      3. Góc lệch cực tiểu D nhỏ nhất khi i1 = i2 = i và r1 = r2 = A/2 => D min =2i-A Với i và A là các góc nhỏ: i1 = n*r1; i2 =  n*r2; D = (n-1)A ==> Góc lệch khi đó: D=(n-1).A ==> Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần n1 > n2;  i > i giới hạn với sin (i giới hạn) = n2/n1 Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hay và hữu ích nhé !
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply