Or you want a quick look: Tìm hiểu thành phần của sữa ong chúa
Sữa ong chúa có tác dụng gì? Cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.
Tìm hiểu thành phần của sữa ong chúa
Sữa ong chúa là chất dịch được tiết ra từ các tuyến trong hầu dưới của ong thợ, ong mật để nuôi ong chúa (là con ong cái có khả năng sinh sản) và ấu trùng của ong chúa. Nó có dạng gelatin, hơi giống bơ và có màu trắng ngà, đều màu, mịn và có độ óng ánh. Sữa ong chúa thường có vị lợ, hơi chua, có cảm giác tan nhanh trong miệng khi ăn.
Sữa ong chúa được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng, nó có chứa nước, carbs, chất đạm và chất béo. Hơn nữa, sữa ong chúa còn chứa nhiều loại vitamin B và các khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Dưới đây là các thành phần của sữa ong chúa:
- 20 loại axit amin
- Glucid
- Lipid
- Vitamin PP
- Chất béo
- Lecithin
- Các loại khoáng chất: Canxi, sắt, đồng, omega-3, photpho.
- Vitamin nhóm B: Bao gồm Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit pantothenic (B5), Pyridoxin (B6), Inositol (B8), Axit folic (B9), Biotin (B7)
- Nước
- Đường
- Muối
Tác dụng của sữa ong chúa là gì? Sữa ong chúa có tác dụng gì?
Tác dụng của sữa ong chúa đối với phụ nữ
Tác dụng của sữa ong chúa đối với phụ nữ là gì? Sữa ong chúa được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ, dưới đây là một vài tác dụng cụ thể:
- Làm đẹp da, trị thâm mụn: Sữa ong chúa có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên theo nhiều cơ chế khác nhau. Nó thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da để hỗ trợ, duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ trung. Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa ong chúa hỗ trợ sự gia tăng sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi các tổn thương liên quan đến tia cực tím. Bên cạnh đó, protein và peptid trong sữa ong chúa giúp làm lành tế bào bị tổn thương và phục hồi tái tạo da mặt mịn màng hơn. Ngoài ra, công dụng của sữa ong chúa còn được biết đến đó chính là làm mờ các vết sạm nám, thâm do mụn…
- Hỗ trợ điều trị chứng mãn kinh: Một trong những tác dụng của sữa ong chúa đối với phụ nữ đó chính là hỗ trợ điều trị các triệu chứng mãn kinh. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường bị suy giảm nội tiết tố, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và thể chất. Họ thường dễ gặp phải chứng suy giảm trí nhớ, dễ lo âu, cáu gắt, hay thường xuyên gặp các cơn đau đầu. Một nghiên cứu được thực hiện trên 42 phụ nữ mãn kinh đã cho thấy rằng, việc bổ sung 800mg sữa ong chúa hằng ngày trong 12 tuần sẽ có hiệu quả giảm đau lưng và lo lắng.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ: Vì chứa hàm lượng đáng kể các kích thích tố sinh dục tự nhiên và nhiều hợp chất giúp tăng cường khả năng sinh lý nên sữa ong chúa có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có tác dụng chữa chứng liệt dương ở nam giới và chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.
Những tác dụng của sữa ong chúa đối với sức khỏe
Ngoài những tác dụng đối với phụ nữ kể trên thì sữa ong chúa còn là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là những công dụng của sữa ong chúa, mời bạn cùng tham khảo nhé:
- Điều hòa đường huyết: Một trong những tác dụng của sữa ong chúa đó chính là hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy insulin bằng cách giảm sự mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người béo phì hay tiểu đường có sử dụng sữa ong chúa thường xuyên sẽ có độ nhạy insulin tăng lên và tác dụng bảo vệ ở mô tụy, gan và mô sinh sản cũng được tăng cường đáng kể.
- Hỗ trợ điều trị chứng khô mắt: Đây là một công dụng của sữa ong chúa mà không phải ai cũng biết được. Sữa ong chúa có thể điều trị chứng khô mắt mãn tính bằng cách làm tăng sự tiết nước từ các tuyến lệ. Vì hầu như không có tác dụng phụ nên sử dụng sữa ong chúa được coi là giải pháp ít rủi ro nhất để điều trị tình trạng khô mắt mãn tính.
- Làm giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư: Hóa trị, xạ trị hay các phương pháp điều trị ung thư khác thường kèm theo nhiều tác dụng phụ như viêm dạ dày, suy tim hay các vấn đề về đường tiêu hóa. Sữa ong chúa có tác dụng làm giảm các tác dụng phụ liên quan đến một số phương pháp điều trị ung thư. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho rằng sữa ong chúa bôi ngoài da có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc – một tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư gây nên chứng loét trong đường tiêu hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Một trong những công dụng của sữa ong chúa đó chính là tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng, thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn và hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng quát.
- Giúp vết thương nhanh lành: Chữa lành vết thương hay cải thiện tình trang viêm da cũng là công dụng thường được biết đến của sữa ong chúa. Sở dĩ nó có công dụng như thế là bởi khả năng kháng khuẩn, giữ cho vết thương sạch, không bị nhiễm trùng. Sữa ong chúa cũng giúp thúc đẩy sự tăng cường sản xuất collagen – một loại protein đóng vai trò cấu trúc quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương trên da.
- Giảm huyết áp: Các protein đặc biệt trong sữa ong chúa có tác dụng làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm giảm huyết áp hiệu quả.
- Hỗ trợ chức năng não: Sữa ong chúa có thể tăng cường chức năng não. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng những con chuột được gây stress và sau đó điều trị bằng sữa ong chúa có mức độ hormone căng thẳng thấp hơn và hệ thống thần kinh trung ương mạnh hơn so với nhóm đối chứng.
Tác hại của sữa ong chúa – Tác dụng phụ của sữa ong chúa
Mặc dù có nhiều lợi ích và có lẽ an toàn với hầu hết người dùng, tuy nhiên sữa ong chúa vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Nó là một sản phẩm có nguồn gốc từ ong nên những người bị dị ứng với ong, phấn hoa thì nên thận trọng khi sử dụng.
Một số phản ứng phụ nghiêm trọng cũng có thể xảy ra khi dùng sữa ong chúa như:
- Hen suyễn
- Sốc phản vệ
- Viêm da tiếp xúc…
- Ngoài ra, cũng có trường hợp nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong
Chính vì thế, trước khi sử dụng các sản phẩm từ sữa ong chúa, bạn cần được tư vấn và tìm hiểu thật kỹ nhé.
Cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất – Những lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa
Sữa ong chúa uống vào lúc nào?
Bạn nên uống sữa ong chúa vào lúc dạ dày trống, thường thì là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng 30 phút hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 15 đến 30 phút.
Có nên uống sữa ong chúa thường xuyên không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành được khuyến khích dùng sữa ong chúa mỗi ngày. Người lớn nên ăn 1-2 lần mỗi ngày, với mỗi lần ăn là 1 thìa cà phê.
Riêng đối với trẻ nhỏ, thực phẩm này chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ trên 15 tuổi khi có các biểu hiện bị suy dinh dưỡng, còi cọc, ốm yếu. Sau khi bé cải thiện tình trạng này thì các bậc cha mẹ không nên cho các con uống nữa.
Nam giới có nên uống sữa ong chúa?
Sữa ong chúa mang đến nhiều lợi ích, trong đó có những lợi ích đặc biệt dành cho nam giới như cải thiện chức năng sinh lý, nâng cao sức đề kháng, kích thích tế bào thần kinh, giúp trí óc trở nên minh mẫn, tăng khả năng tư duy để làm việc đạt hiệu quả hơn và làm giảm các triệu chứng của bệnh run chân tay (Parkinson)… Chính vì thế, nam giới hoàn toàn có thể sử dụng sữa ong chúa.
Sau sinh có uống được sữa ong chúa không?
Sau khi sinh, chị em cần bổ sung vitamin và khoáng chất để bù đắp lại lượng máu đã mất cũng như phục hồi sức khỏe. Trong khi đó, sữa ong chúa là thức ăn của con ong chúa được ong thợ tinh luyện thành nên đây sẽ là sản phẩm tự nhiên 100% nên những chị em mới sinh em bé hoàn toàn có thể sử dụng.
Những người không nên uống sữa ong chúa
- Các trường hợp bị huyết áp thấp
- Có đường huyết thấp
- Bị đau bụng đi ngoài
- Người có cơ địa nhạy cảm
- Người dễ bị dị ứng phấn hoa
- Người đang điều trị ung thư vú
- Đang có bệnh truyền nhiễm hay đang sốt
- Người đang có thai hay trẻ em dưới 13 tuổi
Có nên dùng sữa ong chúa bị đổi màu?
Sữa ong chúa bị đổi màu là một trong những dấu hiệu cho thấy nó đã bị hỏng, biến chất, vì thế bạn không nên sử dụng nhé. Ngoài ra, nếu thấy sữa ong chúa có mùi lạ, vị chua gắt, màu bất thường, màu không đồng đều thì bạn cũng không nên dùng.
Cách bảo quản sữa ong chúa
- Dạng viên: Đây là loại sữa ong chúa đã được xử lý, cô đặc và nén tinh chất thành dạng viên uống. Vậy nên, bạn có thể tham khảo cách sử dụng và bảo quản trên bao bì sản phẩm. Cách tốt nhất là bạn nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời là được.
- Dạng tươi: Đây là loại sữa ong chúa chưa qua xử lý, vì thế bạn cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng từ 1 – 2 tháng. Hoặc bạn có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh với thời gian dùng đến 1 – 2 năm. Ngoài ra, nếu đặt ở nhiệt độ phòng thì chỉ nên dùng trong 1 – 2 ngày thôi nhé.
Cách phân biệt sữa ong chúa thật giả
Tiêu chí | Sữa ong chúa thật | Sữa ong chúa giả |
Màu sắc | Màu trắng ngà, đều màu, mịn và có độ óng ánh | Màu vàng đậm, không đều màu, nhìn lợn cợn và không có độ óng ánh |
Mùi vị | Vị lợ, hơi chua, có cảm giác tan trong miệng khi ăn vào | Vị chua gắt và có cảm giác đăng đắng |
Độ hòa tan | Hòa tan tốt trong mật ong | Có sự phân lớp và khó hòa tan trong mật ong |
Khi thoa lên da | Nhanh chóng khô lại và tạo thành lớp màng mỏng bán trên da, Khi làm sạch lớp màng này thì bề mặt da trơn mềm, căng bóng | Không có điều này |
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được sữa ong chúa có tác dụng gì cũng như cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website Mobitool để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- Trứng gà ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách ngâm trứng gà mật ong
- Cách làm nước nha đam mật ong thanh mát giải nhiệt ngày hè
- Uống chanh mật ong có tác dụng gì? Cách pha nước chanh mật ong ngon
- Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào để phát huy hiệu quả tối đa?
- Sữa ong chúa là gì? Lấy ở đâu ra? Có những loại nào?