Sự tích chú Cuội cung trăng lớp 3, sự tích chú Cuội chị Hằng

Or you want a quick look: Sự tích chú cuội cung trăng

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao lại có sự tích chú Cuội cung trăng, sự tích chú Cuội chị Hằng thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!

Sự tích chú cuội cung trăng

Hình ảnh chú Cuội đã vô cùng quen thuộc trong kho tàng truyển cổ tích, văn học dân gian Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về sự tích chú Cuội cung trăng. Hãy tham khảo nhé!

Ngày xửa ngày xưa, ở miền nọ có một người tiều phu tên gọi là Cuội. Một hôm như thường lệ, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp, nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Khi đó, Cuội xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe thấy tiếng gầm của cọp mẹ từ sau lưng, Cuội chỉ kịp quăng rìu leo thoắt lên ngọn cây cao.

Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát sau, cọp mẹ lẳng lặng bỏ đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho cọp con. Sau đó, chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội ngơ ngác và ngạc nhiên. Chờ cọp mẹ tha cọp con đi nơi khác, Cuội mới tìm đường xuống đến cây lạ kia đào gốc mang về.

Dọc đường về nhà, Cuội gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cổ, cậu liền đặt gánh xuống, không ngần ngại mà bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông lão. Ngay sau đó, phép màu đã xuất hiện, cậu vừa mớm xong thì ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện và Cuội cũng thật thà kể lại đầu đuôi.

Thế nhưng, khi ông lão vừa nghe xong câu chuyện mà Cuội kể đã kêu lên:

– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!

Nói xong thì ông lão chống gậy đi, còn Cuội thì gánh cây mang về nhà trồng trong góc vường phía Đông. Cuội luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới cây bằng nước giếng trong.

Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội liền vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ được vang đi khắp nơi.

Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi mang lá trong mình ra cứu chữa chú chó. Chú chó sau đó tỉnh lại và quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một chú chó tinh khôn làm bạn.

Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, van nài Cuội cứu cho con gái mình vừa bị sẩy chân chết đuối. Cuội cũng vui lòng theo về nhà và lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng trở nên hồng hào rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin được làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.

READ  Hướng dẫn khai báo y tế khi đi máy bay nội địa

Vợ chồng Cuội sống với nhau hòa thuận, êm ấm cho đến một hôm khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép “cải tử hoàn sinh” nên chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột rồi vứt xuống sông. Khi Cuội trở về nhà thì thấy vợ đã chết từ bao giờ, Cuội mớm lá cứu vợ nhưng có mớm bao nhiêu lá thì cũng không có công hiệu.

Thấy chủ khóc thảm thiết, chú chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ ông chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng vẫn liều mình mượn ruột chú chó thay cho vợ xem sao. Quả nhiên, người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương chú chó của mình, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất và đặt vào bụng chó, chú chó sau đó sống lại. Khi đó, vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít hơn xưa.

Tuy nhiên, cũng từ đấy mà tính nết của vợ Cuội thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội nhiều lúc bực mình. Đã không biết mấy lần, Cuội dặn vợ: Có tiểu tiện thì đi bên Tây, chó đi bên Đông, cây dông lên trời. Thế nhưng vợ Cuội hình như lý ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên bén ngay.

Một buổi chiều, Cuội đi rừng kiếm củi chưa về, vợ Cuội bèn ra sau vườn, không còn nhớ lời chồng dặn nên cứ nhằm vào gốc cây quý mà tiểu tiện. Không ngờ người vợ vừa tiểu tiện xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Thế nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống nhưng không được, cây vẫn cứ bay lên, không một sức nào cản nổi. Cuội nhất định không chịu buông tha, thành thử kéo cả Cuội bay vút lên cung trăng.

Từ đấy, Cuội ở luôn cung trăng với cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển một lá. Bọn cá heo đã trực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ như hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Từ đó, người ta gọi cái hình ấy là chú Cuội ngồi gốc cây đa.

>> Xem thêm: Hình ảnh chị Hằng Nga và chú Cuội ngồi gốc cây đa trên cung trăng đẹp

Ý nghĩa câu chuyện sự tích chú cuội cung trăng

Giải thích hiện tượng tự nhiên

Ngày xưa, nhân dân ta chưa có nhiều phương tiện khoa học hỗ trợ cho việc khám phá các hiện tượng tự nhiên. Vì thế, họ không có cách nào để lý giải những hiện tượng tự nhiên hằng ngày. Không còn cách nào khác, nhân dân ta đã phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để giải thích. Chú Cuội cung trăng là một câu chuyện hư cấu nhằm lý giải những chỗ lõm của mặt trăng được nhìn thấy có dạng nối liền trông giống như một người đang ngồi dưới gốc cây đa vào những dịp trăng tròn, nhất là ngày rằm tháng Tám.

READ  Cách tạo tin nhắn trả lời tự động trên Zalo Web

Đây là ý nghĩa rõ ràng nhất của câu chuyện. Việc giải thích theo trí tưởng tượng này giúp làm phong phú thêm cho tri thức của con người trong điều kiện chưa có những phương tiện khoa học hỗ trợ cho con người. Đồng thời nó cũng làm thỏa mãn sự tò mò của người dân ngày xưa.

Thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ rộng lớn

Nhân dân Việt Nam có truyền thống hiếu học, luôn tìm tìm và không ngừng sáng tạo. Bởi vậy, ông cha ta có câu:

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Hoặc

Người mà không học, khác gì đi đêm
Người mà không học như ngọc không mài.

Để thỏa mãn tính tò mò của con người, câu chuyện được viết ra để giải thích về những điều mà con người không thể kiểm chứng. Điều này thể hiện tinh thần ham học hỏi cao của người Việt, tìm đến tận gốc của vấn đề. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện khát vọng được đặt chân đến mặt trăng và có cơ hội chinh phục vũ trụ rộng lớn, nơi mà con người chưa thể đặt chân đến. Con người luôn mong muốn được khám phá đến những vùng đất mới để tìm ra ngọn ngành của tri thức, cũng như thể hiện được tầm vóc ước mơ của con người Việt Nam. Đây cũng chính là ý nghĩa của sự tích chú Cuội cung trăng.

Giá trị to lớn của sự hữu hạn

Trong sự tích chú Cuội cung trăng, ta có thể thấy lá thuốc kỳ diệu có công dụng cải tử hoàn sinh, có thể khiến người đã khuất trở về với cuộc sống thường ngày. Mong muốn bất tử là ước mơ lớn nhất của cả nhân loại. Song, người vợ sau khi được cứu sống đã không thể như bình thường. Điều này chứng tỏ cuộc sống của con người phải có giới hạn, nếu cố đi ngược lại với quy luật tự nhiên thì con người sẽ phải trả cái giá rất đắt. Hậu quả là chú Cuội đã bị kéo lên cung trăng và mãi mãi không thể quay về.

Biết rằng cuộc sống của ta chỉ là hữu hạn, một người chỉ sống có một lần trong đời, giúp chúng ta thêm trân quý những gì của quá khứ, sống tốt cho thực tại và biết hướng đến tương lai. Việc có khả năng cải tử hoàn sinh giúp con người không còn biết trân quý mạng sống của mình, bởi chỉ khi mất đi thứ gì ta mới biết giá trị của nó. Chính vì vậy, chúng ta hãy nổ lực sống hết mình để có một cuộc đời trọn vẹn, thay vì cố gắng tìm kiếm sự bất tử. Những thứ đã mất đi rồi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.

Do đó chú Cuội cung trăng thể hiện đúng tâm hồn trong sáng và có phân ngây ngô của những người nông dân thời xưa, xứng đáng là một tác phẩm hay.

Sự tích chú Cuội chị Hằng

Câu chuyện chú Cuội chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

READ  Thể lệ cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Quảng Bình" năm 2020

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm nghịch đồ giết, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình. Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung Thu được truyền đi trong dân gian.

Như vậy, có rất nhiều dị bản khác nhau về sự tích chú Cuội trên cung trăng, nhưng tất cả đều do con người sáng tạo ra để có những câu chuyện cổ tích lý thú, giảng giải cho con cháu về những điều kỳ diệu trong tự nhiên.

Trên đây là một số thông tin về sự tích chú cuội cung trăng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website Mobitool để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Những câu cap thả thính Trung Thu, stt thả thính Trung Thu hay nhất
  • Văn khấn cúng rằm Trung Thu, bài cúng Tết Trung Thu tại nhà
  • Mẫu hình ảnh mâm ngũ quả Trung thu & tỉa hoa quả Trung thu đẹp
  • Trung thu ngày mấy 2021? Trung thu 2021 vào thứ mấy?
  • Cách làm bánh trung thu trứng muối tan chảy siêu hấp dẫn
  • Các bài hát về Tết Trung Thu cho trẻ mầm non, bé thiếu nhi hay nhất
  • Những bức hình vẽ tranh đề tài lễ hội Tết Trung thu đơn giản mà đẹp
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply