Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Lý thuyết và Cách giải một số bài tập

Or you want a quick look: Sự nhiễm điện do cọ xát là gì?

Sự nhiễm điện do cọ xát là gì? Hiện tượng này có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Và cách giải một số dạng bài tập về sự nhiễm điện do cọ xát thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được DINHNGHIA.COM.VN giải đáp qua bài viết dưới đây.

Sự nhiễm điện do cọ xát là gì?

Vào mùa đông, khi cởi áo len chúng ta thường thấy tiếng kêu lách tách. Đó là do sự nhiễm điện khi cọ xát gây ra. Vậy sự nhiễm điện do cọ xát là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, sự nhiễm điện do cọ xát là việc các vật bị nhiễm điện khi được cọ xát với nhau. Các vật khi được cọ xát nhiều lần sẽ dẫn tới sự xuất hiện của dòng điện và làm sáng bút thử điện.

Để giải thích sự nhiễm điện cọ xát, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này xảy ra khi có sự di chuyển electron mang điện. Lúc này, các điểm tiếp xúc giữa các vật được tăng lên, đồng thời gây ra hiện tượng một vật thiếu electron và một vật thừa electron. Từ đó, các e mang điện có thể di chuyển từ vật này sang vật kia gây ra dòng điện.  

READ  Sinh sản hữu tính là gì? So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật

Sự nhiễm điện khi cọ xát trong cuộc sống

Sự nhiễm điện của các vật do cọ xát xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Và hiện tượng này đã được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống.

Chúng ta có thể thấy trên các xe chở xăng hay các chất nổ, người ta phải đeo một chiếc dây xích sắt và cho nó chạm xuống mặt đường. Cách làm này được sử dụng để hạn chế việc tích điện gây nổ xe. Bởi khi di chuyển nhanh, xe bồn có thể cọ xát với không khí và làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh thì điện tích tích được càng nhiều. Để tránh việc xe bồn bị nổ, người ta sẽ gắn một chiếc dây xích sắt chạm xuống mặt đường để truyền điện tích xuống đất.

Bên cạnh đó, trong tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của những đám mây dông bị nhiễm điện tạo ra sấm và chớp. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao.

Khi đó, giữa những đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện và tạo ra chớp. Đồng thời, do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí phát ra tiếng nổ và chúng ta thường biết đến với tên gọi là sấm hoặc sét.

READ  Bống Chè Bưởi Gọi Vốn Shark Tank 2018 Bây Giờ Ra Sao?

Các bài tập về sự nhiễm điện do cọ xát

Để hiểu hơn về phần kiến thức này, chúng ta cũng tìm hiểu cách giải bài tập vật lý 7 bài 17 SGK nhé.

* Bài 1: (SGK – 49) Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa sẽ thấy hiện tượng nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Trả lời: Khi chải bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược và tóc đều nhiễm điện. Do đó tóc sẽ bị lựa nhựa hút và kéo thẳng ra.

*Bài 2(SGK – 49): Khi thổi vào mặt bàn ta sẽ thấy bụi bay đi. Vậy tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, đặt biệt ở là mép cánh quạt chạm vào không khí, sau một thời gian lại có hiện tượng nhiều bụi bám vào cánh quạt?

Trả lời: khi thổi vào mặt bàn thấy bụi bay đi do lúc này mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi.

Ngược lại, cánh quạt quay và cọ xát với không khí dẫn tới nhiễm điện. Vì thế cánh quạt sẽ hút các hạt bụi gần đó. Đặc biệt, mép quạt sẽ bị bụi bám nhiều nhất do nhiễm điện mạnh nhất.

*Bài 3 (SGK – 49): Trong những ngày thời tiết khô ráo, khi ta lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô vẫn sẽ thấy hiện tượng có bụi vải bám vào chúng. Tại sao lại vậy?

READ  Thông Tin Mới Nhất Về Kỷ Sửu Sinh Năm Bao Nhiêu ? Tuổi Sửu Là Con Gì

Trả lời: Gương, kính, màu hình tivi khi cọ xát với khăn bông sẽ bị nhiễm điện vì thế chúng sẽ hút các bụi vải ở gần.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về sự nhiễm điện do cọ xát và một số câu hỏi liên quan. Để hiểu rõ hơn về phần kiến thức này cùng các thí nghiệm chứng minh, các bạn có thể tham khảo một số giáo án vật lý lớp 7 bài 17. Đây là một phần kiến thức quan trọng và vô cùng quen thuộc. Vì thế đừng bỏ qua phần kiến thức thú vị này nhé.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply