Or you want a quick look: Chất là gì?
Trong Triết học Mác – Lenin, sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai yếu tố chất và lượng. Vậy sự khác nhau giữa chất và lượng là gì? Đây là câu hỏi khiến không ít người thắc mắc, đặc biệt là các bạn sinh viên đang theo học môn này. Bài viết sau của GiaiNgo sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên.
Chất là gì?
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Đây là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính. Những đặc điểm cấu thành sự vật, hiện tượng giúp nó phân biệt được với sự vật, hiện tượng khác.
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất riêng vốn có, tạo nên chính nó. Chất mang tính khách quan. Cái vốn có của sự vật, hiện tượng đều do những yếu tố, thuộc tính cấu thành quy định.
Thuộc tính bao gồm tính chất, trạng thái,… Đó là những cái sẵn có của sự vật từ khi nó sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển.
Để biết được sự khác nhau giữa lượng và chất là gì thì trước hết bạn phải hiểu được khái niệm của chúng. Khái niệm về chất đã được GiaiNgo trình bày ở trên. Tiếp theo là nội dung về khái niệm của lượng. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Lượng là gì?
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật. Trong đó bao gồm về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng mang tính khách quan, thể hiện cái vốn có của sự vật, quy định sự vật đó là nó.
Sau khi biết được hai khái niệm về chất và lượng, chắc hẳn bạn đọc cũng phần nào nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa chất và lượng là gì, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau của GiaiNgo.
Sự khác nhau giữa chất và lượng
Mối quan hệ giữa chất và lượng là hai mặt đối lập nhau. Chất mang tính tương đối ổn định. Còn lượng thì ngược lại, nó có thể thường xuyên thay đổi.
Tuy nhiên, chất và lượng không tách rời nhau mà chúng thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Lượng thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi về chất.
Mối quan hệ giữa chất và lượng đều có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và nhận thức. Chúng chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Mối quan hệ này giúp ta có thái độ khách quan khoa học. Đồng thời là có quyết tâm thực hiện các thay đổi khi có các điều kiện đầy đủ.
Chắc hẳn sau khi đọc xong nội dung này bạn đã tìm ra được sự khác nhau giữa chất và lượng. Nội dung tiếp theo của bài viết là phần thông tin về ý nghĩa phương pháp luận. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Ý nghĩa phương pháp luận
Phương pháp luận có ý nghĩa trong việc xây dựng hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài. Nhờ có phương pháp luận mà bài nghiên cứu của bạn có sự logic trong câu từ.
Bên cạnh đó, nội dung đề tài nghiên cứu của bạn sẽ trở nên thuyết phục và sinh động hơn.
Phương pháp luận là cơ sở, tiền đề giúp các chuyên gia tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học. Việc làm này mang đến những tri thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức và cải tạo thế giới.
Tiếp theo nội dung của bài viết Sự khác nhau giữa chất và lượng là phần ví dụ. Mời bạn theo dõi cùng GiaiNgo để biết thêm chi tiết.
Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Sau đây là ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại:
Quá trình học tập của học sinh đòi hỏi phải có sự cố gắng, chăm chỉ để đạt được kết quả tốt.
Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong trường hợp này thể hiện ở chỗ:
- Học sinh thu nạp kiến thức bằng việc nghe thầy cô giảng trên lớp.
- Rèn luyện qua các bài tập làm ở nhà.
- Đọc thêm sách tham khảo để trau dồi tri thức,…
Thành quả của những việc làm này được đánh giá qua những bài kiểm tra, thi học kì hay thi tốt nghiệp. Khi tích lũy đủ kiến thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển lên cấp học mới cao hơn. Cho đến khi học sinh vượt qua được kì thi đại học và trở thành một sinh viên.
Lúc này chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động ngược lại lượng. Điều này được thể hiện trong lối suy nghĩ và hành động của mỗi sinh viên. Họ sẽ trở nên chín chắn, trưởng thành và hiểu chuyện hơn so với một học sinh.
Hi vọng những thông tin trên của GiaiNgo đã giúp bạn đọc phần nào hiểu được sự khác nhau giữa chất và lượng. Bên cạnh đó, bạn sẽ biết được mối quan hệ giữa hai phạm trù triết học. Đừng quên truy cập GiaiNgo thường xuyên để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!