Sự Khác Biệt Giữa Chi Phí Phải Trả Là Gì, Chi Phí Phải Trả vuidulich.vn

Or you want a quick look: Tài khoản sử dụng.

Hạch toán chi phí phải trả theo TT 200. Khoản chi phí phải trả là các khoản mà DN phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo. Vậy cách hạch toán khoản chi phí phải trả như thế nào?

Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán chi phí phải trả theo TT 200.Bạn đang xem: Chi phí phải trả là gì


*

Hạch toán chi phí phải trả theo TT 200

Mời các bạn theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Chi phí phải trả là gì

Tài khoản sử dụng.

Theo thông tư 200, để Hạch toán chi phí phải trả chúng ta sử dụng Tài khoản 335.

Tài khoản 335 – Chi phí phải trả: Là TK dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Hạch toán chi phí phải trả theo TT 200.

Kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản chi phí phải trả cụ thể như sau:

Hạch toán chi phí phải trả khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

Kế toán trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, hạch toán theo 2 trường hợp:

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh vuidulich.vn

– Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: Chi phí phải trả.

– Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất

Có TK 335: Chi phí phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất.

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, hạch toán:

– Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Nợ TK 335: Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Nợ TK 622: Lương nghỉ phép lớn hơn số trích trước

Có TK 334: Tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả

Có TK 622: Lương nghỉ phép nhỏ hơn số trích trước.

– Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Nợ TK 335: Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Nợ TK 631: Lương nghỉ phép lớn hơn số trích trước

Có TK 334: Tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả

Có TK 631: Lương nghỉ phép nhỏ hơn số trích trước.

Hạch toán chi phí phải trả khi trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, xuất hóa đơn.

kế toán hạch toán:

Nợ các TK 241, 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh phải trả

Có TK 335: Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, hạch toán:

Nợ TK 335: Trị giá số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh

Có các TK 241, 623, 627, 641, 642: Trị giá số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh.

Hạch toán chi phí phải trả khi trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch.

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 335: Chi phí phải trả.

Khi phát sinh chi phí thực tế liên quan đến các khoản chi phí trích trước, hạch toán:

Nợ các TK 241, 623, 627, 641, 642 (nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước)

Nợ TK 335: Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334: Trị giá chi phí phát sinh phải trả

Có các TK 241, 623, 627, 641, 642: (nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước).

READ  Cách Làm Nem Chua Tiếng Anh Là Gì, Nem Chua Rán vuidulich.vn

Xem thêm: Tại Sao Người Lương Thiện Hay Gặp Nỗi Buồn Và Trắc Trở? Ắc Trở?

Hạch toán chi phí phải trả trường hợp lãi vay trả sau.

Cuối kỳ, kế toán tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, hạch toán:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh)

Nợ các TK 627, 241: (lãi vay được vốn hóa)

Có TK 335: Chi phí phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá.

– Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, hạch toán:

Nợ các TK 627, 241… : Trị giá lãi vay được vốn hóa

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính)

Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, hạch toán:

Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu

Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá khoản phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu.

– Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, hạch toán:

Nợ các TK 627, 241,… : Trị giá lãi vay được vốn hóa

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính)

Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)

Có TK 34312: Trị giá chiết khấu trái phiếu (số phân bổ trong kỳ).

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, hạch toán:

Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu

Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu

Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá khoản phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội.

– Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, hạch toán:

Nợ các TK 627, 241, … : Trị giá lãi vay được vốn hóa

Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính)

Có TK 335: Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).

– Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, hạch toán:

Nợ TK 335: Tổng số tiền lãi trái phiếu

Nợ TK 34311: Mệnh giá trái phiếu

READ  Chuyên đề các dạng toán về Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch

Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá khoản phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần.

– Khi doanh nghiệp bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh toán được các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quá hạn. doanh nghiệp cổ phần hóa phải làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có quyết định xoá nợ lãi vay, hạch toán:

Nợ TK 335: Trị giá lãi vay được xoá

Có TK 421: Trị giá phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí các kỳ trước nay được xoá

Có TK 635: Trị giá phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ này.

– Trường hợp thời gian tính từ ngày hết hạn nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần đến thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN trên 3 tháng thì DN được tính lãi vay để trả cho các nhà đầu tư:

Kế toán ghi nhận lãi vay phải trả, hạch toán:

Nợ TK 63: Chi phí tài chính

Có TK 335: Chi phí phải trả.

Khi DN trả tiền cho các nhà đầu tư, hạch toán:

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có các TK 111, 112: Chi phí phải trả.

Hạch toán chi phí phải trả khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ.

– Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 335: Chi phí phải trả.

– Kế toán tập hợp chi phí đầu tư, xây dựng bất động sản thực tế phát sinh khi đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu.

Khi các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu được tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, hạch toán:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ

Có các tài khoản liên quan.

Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán tiến hành ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hạch toán:

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

– Kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, hạch toán:

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trên đây Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn các bạn Cách hạch toán chi phí phải trả theo TT 200.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply