Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Or you want a quick look: Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng? Cho ví dụ

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là một trong những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin. Vậy sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng? Cho ví dụ

Trước khi đến với phần sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào, mời bạn cùng GiaiNgo tìm hiểu thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng nhé.

Chất là gì?

Chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Nó là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Chất làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Ví dụ về chất: Nguyên tố Nhôm có số nguyên tử là 13, nóng chảy ở nhiệt độ 660,3 °C. Khối lượng nguyên tử của Nhôm là 26,981539 u. Những thuộc tính này nói lên chất riêng của nhôm, phân biệt nó với các kim loại khác.

Lượng là gì?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Lượng biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó lượng còn thể hiện các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

READ  Trâm Anh Là Ai ? Tìm Hiểu Tiểu Sử Chi Tiết Và Clip Nóng

Ví dụ về lượng: Trong một lớp học, lượng được xác định là số học sinh trong một lớp học.

su bien doi ve luong va su bien doi ve chat khac nhau nhu the nao

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Dưới đây là thông tin về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào mà GiaiNgo tổng hợp được. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Sự biến đổi về chất lúc nào cũng khởi nguồn từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi về chất có ảnh hưởng đến trạng thái tính chất của những sự vật, hiện tượng. Nhưng chất của sự vật, hiện tượng chưa biến đổi ngay. Lý do bởi vì chất mang tính ổn định tương đối.

Sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định nào đó, phá vỡ sự thống nhất về chất và lượng của sự vật, hiện tượng. Lúc này, chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Quá trình biến đổi về lượng diễn ra từ từ, liên tục. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó.

Chính vì vậy khi một chất mới ra đời, nó lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Cho ví dụ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Ví dụ 1

Trong điều kiện bình thường, nhôm ở trạng thái rắn. Nếu tăng dần nhiệt độ đến 660,3 độ C, nhôm sẽ nóng chảy và chuyển sang trạng thái lỏng.

Nhiệt độ tăng từ 0 độ C đến 660,3 độ C chính là sự thay đổi về lượng. Tuy nhiên lúc này chất vẫn chưa thay đổi. Đến điểm nút 660,3 độ C chất thay đổi. Nhôm chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

Ví dụ 2

Nước sôi ở 100 độ C. Nhiệt độ càng tăng, các phân tử nước chuyển động càng mạnh. Lúc chưa đạt 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng. Đến khi nước đạt tới nhiệt độ 100 độ C, chuyển sang thể khí. Thời điểm này, nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn, phần tử nước chuyển động nhanh hơn, có sự dãn nở.

READ  Âm Khuyết Thi Thính Là Gì vuidulich.vn

su bien doi ve luong va su bien doi ve chat khac nhau nhu the nao

Một số câu hỏi liên quan

Để hiểu rõ hơn về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào, chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi có liên quan nhé.

Câu 3 trang 33 SGK GDCD 10

Bài 3: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?

Chín quá hóa nẫu

Có công mài sắt có ngày nên kim

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Đánh bùn sang ao

Trả lời

Những câu thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

  • Chín quá hóa nẫu. Vì quả chín đã đủ về lượng mà cứ tiếp tục sẽ nát (nẫu), quả sẽ thối rữa, nghĩa là đã có sự thay đổi về chất.
  • Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu này có ý nghĩa sự chăm chỉ cần cù sẽ dẫn đến thành công.
  • Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Ý nghĩa của câu là sự cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn sẽ dẫn đến kết quả tốt.

Câu không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

  • Đánh bùn sang ao: Làm việc vô ích.

Câu 4 trang 33 SGK GDCD 10

Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

“Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ – Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

READ  Trường Neu Là Trường Gì ?” Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Có Tốt Không vuidulich.vn

Trả lời

Ý nói về chất của phong trào cách mạng là ‘thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa’.

Ý nói về lượng của phong trào cách mạng là ‘Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ – Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa.

Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội’.

Câu 5 trang 33 SGK GDCD 10

Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

Trả lời

Từ một học sinh yếu môn thể dục, sau khi nhận được sự động viên từ bạn bè, gia đình, thầy cô em đã cố gắng rèn luyện bản thân chăm chỉ. Sáng nào em cũng chạy bộ ít nhất 30 phút, chơi các môn thể thao như bóng chuyền, đánh cầu lông. Những ngày nghỉ, em cùng bạn bè rủ nhau đạp xe.

Hết học kì 1 em đã đạt được điểm B+ môn thể dục. Hết năm, em đạt được thành tích đứng đầu lớp. Đây cố gắng thay đổi về lượng (rèn luyện chăm chỉ, có tính kỉ luật) dẫn đến sự tiến bộ của bản thân em.

su bien doi ve luong va su bien doi ve chat khac nhau nhu the nao

Vừa rồi GiaiNgo đã giải đáp cho bạn câu hỏi về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn.

Nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan đến nội dung sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào thì đừng ngại comment bên dưới để GiaiNgo trả lời nhé.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply