Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Or you want a quick look: Sự khác nhau giữa chất và lượng

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Đây là một câu hỏi khá phổ biến trong triết học Mác – Lênin. Hãy để GiaiNgo giúp bạn giải quyết câu hỏi này nhé!

Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau. Nhưng chúng lại có sự tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay thôi nào.

Sự khác nhau giữa chất và lượng

Đầu tiên, để tìm hiểu về sự khác nhau giữa chất và lượng chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của chúng.

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Nhờ đó ta có thể phân biệt chất này với chất khác.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Thuộc tính của lượng chỉ về qui mô, số lượng, trọng lượng, vận tốc… của sự vật, hiện tượng. Còn thuộc tính của chất là sự tiêu biểu của chất đó. Chúng ta có thể dựa vào thuộc tính này để phận biệt với sự vật, hiện tượng khác.

READ  Lời Bài Hát Vì Sao Của Khởi My ), Vì Sao Khi Anh Đi vuidulich.vn

Lượng sẽ biến đổi trước một cách từ từ. Sau khi lượng biến đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của chất. Chất sẽ biến đổi sau lượng và biến đổi một cách nhanh chóng.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.

Khi có sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Trạng thái chất của sự vật và hiện tượng sẽ thay đổi. Nhưng chất của sự vật và hiện tượng sẽ từ từ thay đổi vì chất mang tính ổn định tương đối.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ. Sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ.

Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục. Đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng. Lúc này, chất sẽ biến đổi tạo thành chất mới.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

Ví dụ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

  • Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083C, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0C đến 1083C chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Khi nhiệt độ đến mức 1083C thì chất thay đổi. Khi này đồng sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
READ  Impact là gì và cấu trúc từ Impact trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

  • Nước sôi ở 100C, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn. Khi chưa đạt 100C, nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 100C, nước sẽ chuyển sang thể khí. Lúc này, bắt đầu có sự dãn nở, nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn. Các phần tử nước chuyển động nhanh hơn.

Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

Lượng và chất luôn tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi. Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất định thì chất vẫn chưa thể thay đổi.

Ví dụ:

  • Khi lên đại học chương trình học sẽ nặng hơn so với chương trình học lúc phổ thông. Kiến thức sâu rộng hơn đòi hỏi sinh viên đại học phải nghiên cứu, tu duy nhiều hơn.
  • Trong môi trường đại học, đa số thầy cô sẽ dạy theo phương pháp hướng dẫn sơ bộ, sinh viên tự tìm tòi nghiên cứu. Dưới giảng đường là hàng trăm học sinh nên các giáo viên không thể quan tâm đến hết được. Vì vậy, sinh viên phải tự giác, siêng năng, chăm chỉ hơn.
  • Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
  • Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
READ  10 Ý Nghĩa Thú Vị Của Cụm Từ Pick Up Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh? vuidulich.vn

­Vận dụng Quy luật lượng – chất vào cuộc sống thực tiễn

Quy luật lượng – chất một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin. Vậy, chúng ta cần phải vận dụng Quy luật này sao cho phù hợp với thực tiễn.

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

  • Muốn biến đổi về chất cần tìm cách để phần lượng biến đổi đến điểm mút. Nếu không muốn chất của sự vật, hiện tượng biến đổi thì phải kiểm soát lượng trong giới hạn độ.

Ví dụ: nước bắt đầu đóng băng ở nhiệt độ OC. Do đó, để nước biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn thì chúng ta phải giảm nhiệt độ xuống mức OC.

  • Khi lượng đã được tích lũy đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy phù hợp. Linh hoạt các hình thức bước nhảy khác nhau sao cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Trong quá trình ôn thi Đại học, chúng ta đã tích lũy một lượng kiến thức để đạt được kết quả thi tốt nhất. Tuy nhiên, kiến thức tốt thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải có phương pháp làm bài hợp lý, phân bố thời gian làm bài cho các câu, thái độ bình tĩnh khi làm bài,…

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Thế là, chúng ta đã cùng nhau trả lời được câu hỏi khá mệt não trong triết học Mác – Lênin rồi đấy. Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply