Soạn Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

Or you want a quick look: Lý thuyết Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

Lịch sử 9 Bài 5 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945, và sự ra đời của tổ chức ASEAN. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử trang 25.

Soạn sử 9 Bài 5 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Lược đồ các nước ĐNA trước Chiến Tranh thế giới thứ hai

– Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

– Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

– Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959

– Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

a. Hoàn cảnh ra đời:

– Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

+ Cùng nhau hợp tác phát triển.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

– Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

READ  12 cung hoàng đạo ngày sinh, tháng sinh & Biểu tượng

b. Mục tiêu:

– Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali năm 1976

– Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

  • Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • Hợp tác phát triển có hiệu quả.

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

– Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

– Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

– Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

III. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei

– Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

– Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

– Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

– ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

– Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

-Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 5 trang 25

Câu 1

Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.

Gợi ý đáp án

Vẽ lược đồ Đông Nam Á như sau:

Điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này

STTTên nướcThủ đô
1IdonesiaJakarta
2MyanmarNaypyidaw
3Thái LanBangkok
4Việt NamHà Nội
5MalaysiaKuala Lumpur và Putrajaya
6PhilippinesManila
7CampuchiaPhnom Penh
8LàoVientiane
9Đông TimorDili
10BruneiBandar Seri Begawan
11SingaporeSingapore

Câu 2

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

Gợi ý đáp án

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

– Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

– Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

– ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

– Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

READ  Code Ngôi Sao Lấp Lánh mới nhất 2021

– ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

– Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

– Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Lịch sử 9 Bài 5 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945, và sự ra đời của tổ chức ASEAN. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử trang 25.

Soạn sử 9 Bài 5 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của thực dân phương Tây.

Lược đồ các nước ĐNA trước Chiến Tranh thế giới thứ hai

– Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

– Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc lập.

– Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

Lược đồ các nước thành viên Khối quân sự ĐNA (SEATO) đến năm 1959

– Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành chính sách đối ngoại trung lập.

=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

a. Hoàn cảnh ra đời:

– Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:

+ Cùng nhau hợp tác phát triển.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

– Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

b. Mục tiêu:

– Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali năm 1976

– Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên:

  • Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • Hợp tác phát triển có hiệu quả.
READ  Giải Toán 8: Ôn tập Chương I

d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương

– Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn nhau giữa hai nhóm nước.

– Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.

– Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.

III. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp kết nạp Việt Nam vào ASEAN tại Brunei

– Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .

– Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .

– Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.

– ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

– Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

-Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 5 trang 25

Câu 1

Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này.

Gợi ý đáp án

Vẽ lược đồ Đông Nam Á như sau:

Điền tên thủ đô của từng nước trong khu vực này

STTTên nướcThủ đô
1IdonesiaJakarta
2MyanmarNaypyidaw
3Thái LanBangkok
4Việt NamHà Nội
5MalaysiaKuala Lumpur và Putrajaya
6PhilippinesManila
7CampuchiaPhnom Penh
8LàoVientiane
9Đông TimorDili
10BruneiBandar Seri Begawan
11SingaporeSingapore

Câu 2

Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ?

Gợi ý đáp án

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

– Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

– Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

– ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

– Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

– ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

– Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

– Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply