Soạn Sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Or you want a quick look: Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 26

Lịch sử 9 Bài 26 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về hoàn cảnh, diễn biến chiến dịch biên giới thu đông 1950. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử trang 118.

Soạn sử 9 Bài 26 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 26

I. Chiến dịch biên giới thu đông 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

– 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

– Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

– Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường số 4.

+ Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có quy mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

– Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

– Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu.

– Ngày 18-9 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

– Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

– Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

– Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

– Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

– Giải phóng vùng biên giới Việt-Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.

– Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.

– Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

* Ý nghĩa:

– Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

– Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.

READ  Cách làm kem dừa đơn giản bằng máy xay sinh tố

– Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

– Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 26 trang 118

Câu 1

Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ra chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

Gợi ý đáp án:

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới…

+ Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 – 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

Câu 2

Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu –đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954.

Gợi ý đáp án

Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954

Mặt trậnThời gianSự kiện
Chính trịTừ ngày 11 đến 19-2-1951Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương
Ngày 3-3-1951Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Ngày 11-3-1951Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Quân sựĐông – xuân 1950-1951Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Đông – xuân 1951-1952Chiến dịch Hòa Bình
Thu – đông năm 1952.Chiến dịch Tây Bắc
Xuân – hè năm 1953.Chiến dịch Thượng Lào
READ  Đăng ký 3G Vinaphone MAX, trọn gói sinh viên

Lịch sử 9 Bài 26 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về hoàn cảnh, diễn biến chiến dịch biên giới thu đông 1950. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sử trang 118.

Soạn sử 9 Bài 26 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 26

I. Chiến dịch biên giới thu đông 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

– 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

– Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

– Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường số 4.

+ Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có quy mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

– Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

– Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu.

– Ngày 18-9 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

– Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

– Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

– Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

– Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

– Giải phóng vùng biên giới Việt-Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.

– Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.

– Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

* Ý nghĩa:

– Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

– Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.

– Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

READ  Cách sửa lỗi stuck pixel trên màn hình

– Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 26 trang 118

Câu 1

Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ra chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

Gợi ý đáp án:

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới…

+ Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 – 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

Câu 2

Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu –đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954.

Gợi ý đáp án

Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954

Mặt trậnThời gianSự kiện
Chính trịTừ ngày 11 đến 19-2-1951Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương
Ngày 3-3-1951Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Ngày 11-3-1951Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Quân sựĐông – xuân 1950-1951Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Đông – xuân 1951-1952Chiến dịch Hòa Bình
Thu – đông năm 1952.Chiến dịch Tây Bắc
Xuân – hè năm 1953.Chiến dịch Thượng Lào
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply