Soạn Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Or you want a quick look: Lý thuyết Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Soạn Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về quần thể sinh vật. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 142.

Giải Sinh 9 Bài 47 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

I. Khái niệm quần thể sinh vật

+ Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

+ Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

– Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

– Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

– Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 28C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 32C sẽ nở thành con cái..

2. Thành phần nhóm tuổi

– Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

– Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

+ Có 3 dạng tháp tuổi:

  • Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.
  • Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.
  • Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

– Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

– Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

READ  Những bộ phim ma hài hước hay xem sợ vừa vui

– Ví dụ:

– Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

-Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 47 trang 142

Câu 1

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Gợi ý đáp án

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

– Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

– Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

– Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

– Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Câu 2

Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

Bảng 47.3: Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vậtNhóm tuổi trước sinh sảnNhóm tuổi sinh sảnNhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng50 con/ha48 con/ha10 con/ha
Chim trĩ75 con/ha25 con/ha5 con/ha
Nai15 con/ha50 con/ha5 con/ha

Gợi ý đáp án

Vẽ hình tháp

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Câu 3

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

– Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

– Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

READ  Hình ảnh chó cute, hình nền cún dễ thương, đáng yêu, ngộ nghĩnh nhất - Top 28+ hình nền chó con siêu cute dễ thương cho điện thoại | Vuidulich.vn

Soạn Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về quần thể sinh vật. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 142.

Giải Sinh 9 Bài 47 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

I. Khái niệm quần thể sinh vật

+ Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

+ Ví dụ: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

– Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

– Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

– Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 28C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 32C sẽ nở thành con cái..

2. Thành phần nhóm tuổi

– Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

– Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

+ Có 3 dạng tháp tuổi:

  • Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.
  • Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.
  • Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

– Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

– Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

– Ví dụ:

– Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

READ  Lời bài hát Ở Nhà Anh Vẫn Vui

-Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 47 trang 142

Câu 1

Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

Gợi ý đáp án

* Ví dụ quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể:

– Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.

– Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

– Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

– Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Câu 2

Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

Bảng 47.3: Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vậtNhóm tuổi trước sinh sảnNhóm tuổi sinh sảnNhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng50 con/ha48 con/ha10 con/ha
Chim trĩ75 con/ha25 con/ha5 con/ha
Nai15 con/ha50 con/ha5 con/ha

Gợi ý đáp án

Vẽ hình tháp

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

Câu 3

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

– Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

– Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply