Soạn Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Or you want a quick look: Lý thuyết Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Soạn Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 2 trang 33.

Việc soạn Sinh 8 bài 9 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.

– Cấu tạo bắp cơ:

  • Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết
  • Hai đầu bắp cơ có gân bắm vào xương, giữa phình to là bụng cơ

– Cấu tạo tế bào cơ:

  • Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm hình chữ Z
  • Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất
  • Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tại nên đĩa sáng và đĩa tối

II. Tính chất

– Thí nghiệm 1: Thí nghiệm co cơ ở ếch

Khi có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cẳng chân ếch thì cơ co, sau đó cơ dãn ra làm cần ghi kéo lên, rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.

READ  Đội hình Thần Rừng DTCL 4.5 mạnh nhất

– Thí nghiệm 2:

Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè → Chân đá về phía trước

– Thí nghiệm 3: Gập cẳng tay vào sát cánh tay

+ Kết quả: Bắp cơ cánh tay phình ra → Do cơ cánh tay co ngắn lại

* Kết luận:

  • Tính chất cơ bản của cơ là co cơ và giãn cơ
  • – Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại → bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang
  • Cơ bám vào hai xương qua khóp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
  • Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

  • Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ
  • Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 9

Bài 1 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

  • Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
  • Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh (trơn) và tơ dày (có mấu sinh chất) xếp song song và xen kẽ nhau.
  • Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bài 2 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Khi các em đi hoặc đứng , hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.

Gợi ý đáp án

Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

Bài 3 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?

READ  Nguồn Flyback là gì - Học Điện Tử | Vuidulich.vn

Gợi ý đáp án

– Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

– Bởi vì: Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị tê liệt).

Soạn Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 2 trang 33.

Việc soạn Sinh 8 bài 9 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Sinh 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.

– Cấu tạo bắp cơ:

  • Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết
  • Hai đầu bắp cơ có gân bắm vào xương, giữa phình to là bụng cơ

– Cấu tạo tế bào cơ:

  • Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm hình chữ Z
  • Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất
  • Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tại nên đĩa sáng và đĩa tối

II. Tính chất

– Thí nghiệm 1: Thí nghiệm co cơ ở ếch

Khi có một kích thích tác động vào dây thần kinh đi tới cẳng chân ếch thì cơ co, sau đó cơ dãn ra làm cần ghi kéo lên, rồi hạ xuống, đầu kim vẽ ra đồ thị một nhịp co cơ.

– Thí nghiệm 2:

Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa cao su gõ nhẹ vào gân xương bánh chè → Chân đá về phía trước

– Thí nghiệm 3: Gập cẳng tay vào sát cánh tay

+ Kết quả: Bắp cơ cánh tay phình ra → Do cơ cánh tay co ngắn lại

READ  Mã bưu điện Đồng Nai – Postal Code, Zip Code các bưu cục tỉnh Đồng Nai | Vuidulich.vn

* Kết luận:

  • Tính chất cơ bản của cơ là co cơ và giãn cơ
  • – Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại → bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang
  • Cơ bám vào hai xương qua khóp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
  • Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

  • Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ
  • Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 9

Bài 1 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

  • Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
  • Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh (trơn) và tơ dày (có mấu sinh chất) xếp song song và xen kẽ nhau.
  • Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bài 2 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Khi các em đi hoặc đứng , hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích hiện tượng đó.

Gợi ý đáp án

Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

Bài 3 (trang 33 SGK Sinh học 8)

Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?

Gợi ý đáp án

– Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

– Bởi vì: Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị tê liệt).

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply