Soạn Sinh 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Or you want a quick look: Lý thuyết Hệ thần kinh sinh dưỡng

Sinh 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 154.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 48 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Hệ thần kinh sinh dưỡng

I. Phân chia hệ thần kinh

Hệ thần kinh được chia thành:

  • Hệ thần kinh vận động: điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan.

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

II. Cung phản xạ sinh dưỡng

– So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

+ Giống nhau: trung khu của cung phản xạ đều nằm trong chất xám

+ Khác nhau:

Cung phản xạ sinh dưỡngCung phản xạ vận động
Nằm ở sừng bên của tủy sốngNằm ở sừng sau của tủy sống
Trung khu phản xạ nằm trong chất xám của tủy sống và trụ nãoTrung khu phản xạ chỉ nằm trong chất xám của tủy sống
Điều khiển hoạt động của nội quanĐiều khiển hoạt động của các cơ

– Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …)

III. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

  • Trung ương: não, tủy sống
  • Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh

– Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:

  • Phân hệ thần kinh giao cảm
  • Phân hệ thần kinh đối giao cảm

IV. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

  • Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.
  • Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).
READ  Tập làm văn lớp 4: Tả một cây có bóng mát

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 48 trang 154

Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 8)

Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Gợi ý đáp án:

Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

* Sự giống nhau:

– Đều có trung ương là nhân xám.

– Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi.

* Sự khác nhau:

Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm
Trung ươngNhân xám ở sừng bên tùy sống (từ đối sống ngực I đến đốt tủy thắt lưng III)Nhân xám ở trụ não và sừng bên đoạn cùng tủy sống
Hạch thần kinhChuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống hoặc các hạch trước cột sống, xa cơ quan phụ tráchHạch nằm xa trung ương (gần cơ quan phụ trách)
Nơron trước hạch (có bao miêlin)Sợi trục ngắnSợi trục dài
Nơron sau hạch (không có bao miêlin)Sợi trục dàiSợi trục ngắn
Chức năng

Tăng lực và nhịp cơ tim

Dãn phế quản nhỏ

Giảm nhu động ruột

Co mạch máu ruột, da, dãn mạch máu cơ

Giảm tiết nước bọt

Dãn đồng tử

Dãn cơ bóng đái

Giảm lực và nhịp cơ tim

Co phế quản nhỏ

Tăng nhu động ruột

Dãn mạch máu ruột, da, co mạch máu cơ

Tăng tiết nước bọt

Co đồng tử

Co cơ bóng đái

Bài 2 (trang 154 SGK Sinh học 8)

Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau :

– Lúc huyết áp tăng cao

– Lúc hoạt động lao động.

Gợi ý đáp án:

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp :

– Lúc huyết áp tăng cao

Thụ quan áp lực bị kích thích , xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp tim và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp (có thể tham khảo hình 48 – 2 trong bài).

– Hoạt động lao động

Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do :

H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp tim, lực co tim và mạch máu co giãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

Sinh 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 154.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 48 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Hệ thần kinh sinh dưỡng

I. Phân chia hệ thần kinh

Hệ thần kinh được chia thành:

  • Hệ thần kinh vận động: điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các nội quan.

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

II. Cung phản xạ sinh dưỡng

– So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

+ Giống nhau: trung khu của cung phản xạ đều nằm trong chất xám

+ Khác nhau:

Cung phản xạ sinh dưỡngCung phản xạ vận động
Nằm ở sừng bên của tủy sốngNằm ở sừng sau của tủy sống
Trung khu phản xạ nằm trong chất xám của tủy sống và trụ nãoTrung khu phản xạ chỉ nằm trong chất xám của tủy sống
Điều khiển hoạt động của nội quanĐiều khiển hoạt động của các cơ

– Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …)

III. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

– Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:

  • Trung ương: não, tủy sống
  • Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh

– Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:

  • Phân hệ thần kinh giao cảm
  • Phân hệ thần kinh đối giao cảm

IV. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

  • Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.
  • Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 48 trang 154

Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 8)

Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Gợi ý đáp án:

Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

* Sự giống nhau:

– Đều có trung ương là nhân xám.

– Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi.

* Sự khác nhau:

Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm
Trung ươngNhân xám ở sừng bên tùy sống (từ đối sống ngực I đến đốt tủy thắt lưng III)Nhân xám ở trụ não và sừng bên đoạn cùng tủy sống
Hạch thần kinhChuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống hoặc các hạch trước cột sống, xa cơ quan phụ tráchHạch nằm xa trung ương (gần cơ quan phụ trách)
Nơron trước hạch (có bao miêlin)Sợi trục ngắnSợi trục dài
Nơron sau hạch (không có bao miêlin)Sợi trục dàiSợi trục ngắn
Chức năng

Tăng lực và nhịp cơ tim

Dãn phế quản nhỏ

Giảm nhu động ruột

Co mạch máu ruột, da, dãn mạch máu cơ

Giảm tiết nước bọt

Dãn đồng tử

Dãn cơ bóng đái

Giảm lực và nhịp cơ tim

Co phế quản nhỏ

Tăng nhu động ruột

Dãn mạch máu ruột, da, co mạch máu cơ

Tăng tiết nước bọt

Co đồng tử

Co cơ bóng đái

Bài 2 (trang 154 SGK Sinh học 8)

Hãy trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau :

– Lúc huyết áp tăng cao

– Lúc hoạt động lao động.

Gợi ý đáp án:

Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp :

– Lúc huyết áp tăng cao

Thụ quan áp lực bị kích thích , xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp tim và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp (có thể tham khảo hình 48 – 2 trong bài).

– Hoạt động lao động

Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do :

H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp tim, lực co tim và mạch máu co giãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên

Leave a Reply